Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày xưa, tuổi thơ ở miền Nam được vui sống hồn nhiên trong yêu thương của mẹ cha, được trưởng thành trong t́nh người và nền giáo dục nhân bản. Bây giờ, trẻ con trở thành hạt giống. Hạt giống để trồng người. Trồng người để chế độ cai trị được hưởng lợi trăm năm.

Câu chuyện “Chuyện… trăm năm” được chia làm hai phần. Phần 1 với tựa đề là “Một Ngày”. Phần 2 có tựa đề là “Trên Quê Hương”.

Và sau đây là Chuyện… trăm năm, phần 1: “Một Ngày”.

Câu chuyện của … một ngày như mọi ngày, trên quê hương ḿnh!
. . .

Mặt trời về trưa lên cao hơn, tia sáng càng chói chang và nóng bức hơn. Nắng cháy bỏng các mảng da trần. Cái nóng từ trời cao đổ ập xuống nung đốt không khí, làm hơi thở bị ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sức nóng của mặt trời vẫn không kịp đốt khô đi những ḍng mồ hồi tươm đổ ra không ngưng dứt, trên làn da của những con người đang làm việc trên cánh đồng. Cánh đồng mênh mông đă không c̣n màu xanh của sự sống. Gió mạnh, từng cơn bất chợt ùa đến. Tiếng gió nghe như mang theo tiếng gào hú của muôn vàn sinh vật. Các lá cờ màu đỏ cắm rải rác quanh đó, theo gió mà tung đập phần phật. Trong tiếng loa phóng thanh vang dội ra rả liên tục, tiếng người ta nói và đọc. Người ta cứ hết đọc lại nói; không biết mỏi mệt, không hề ngưng dứt. Có lúc, tiếng nói nghe êm ái ngọt ngào, chứa chan hứa hẹn để khuyến dụ người nghe. Có lúc, giọng đọc chuyển sang gay gắt, để hăm he, đe dọa tất cả những ai chưa thuần phục. Các âm thanh hỗn tạp inh ỏi phát ra từ cái loa, báo cho vạn vật chung quanh nhớ rằng: nơi đây, có sự hiện diện của một uy lực tối cao đang cai trị đất nước này!

Lính quấn khăn rằn sọc đỏ, băng đỏ trên cánh tay, gh́m súng đứng canh giữ khắp nơi. Những ai mang dấu hiệu màu đỏ có uy lực lắm; có quyền thay cho đấng tối cao mà quyết định cho sự sống hay cái chết của tất cả mọi sinh mạng, tại nơi đây và khắp nơi trên đất nước hiện nay.

Trên cánh đồng đất đỏ các ḍng sinh vật dài ngoằn ngoèo di động chậm chạp; từ phía xa trông giống như ḍng kiến đen tha mồi. Gánh đất nặng trĩu trịt, nhún nhấn kẻo kịt trên vai và đè vùi bàn chân ngập sâu hơn trong bùn lầy. Đây đó có tiếng ho khúc khắc, xen cùng tiếng lưỡi cuốc đập lên sỏi đất. Các âm thanh sống động ấy cho biết rằng họ là loài người, và họ c̣n sống. Những con người này trông như loài động vật hay những cái máy vô tri vô giác, lầm lũi di động; và chỉ được dừng, khi kẻ điều khiển muốn chúng ngừng lại. Nếu như không cần dừng lại, để trút cái ǵ đó vào bộ phận chứa nhiên liệu, trong những động vật giống như các cổ máy vô tri giác ấy; mà nó vẫn hoạt động được, th́ chắc là chúng nó sẽ không bao giờ được phép ngừng làm việc. Khoảnh khắc dừng lại như thế người ta gọi là giờ cho… “ăn”!

Ăn, vốn là một thứ cần yếu để các sinh vật sống và tồn tại. Ăn, trở thành một trong những động lực khó kềm chế, đă thúc đẩy con người tranh dành, hăm hại nhau. Từ chỗ sống nhờ ăn, con người trở thành khổ sở v́ ăn và chết cũng v́ miếng ăn. Có lắm lúc, miếng ăn đă làm khổ và làm nhục con người. Chỉ v́ quyền lợi của ḿnh, người ta dễ quên đi bản tính ngần ngại khi phải bán rẻ người thân, bán rẻ bạn bè và bán cả lương tri; để cộng tác với kẻ cai trị.

Kẻ cai trị có đầy quyền lực biết như thế!

Họ dùng miếng ăn để chứng tỏ uy lực của họ; những uy lực vượt cao quyền năng của tất cả các đấng thiêng liêng!

Họ tự hào mà chứng minh rằng:

Lời cầu nguyện đến các đấng thiêng liêng trong cơn đói khát, đă không hiện ra với người cầu nguyện; nhưng chỉ một lệnh truyền của họ, thức ăn sẽ có ngay cho bất cứ ai chịu thần phục quyền lực của kẻ cai trị!

Kẻ cai trị có đầy quyền lực trên đất nước hiện giờ chính là Nhà Nước. Nhà Nước đang thay đấng thiêng liêng mà ban phát món ăn thức uống, chia chát phúc lợi, cho những ai biết ngoan ngoản tuân theo mệnh lệnh của họ!

Dưới cơn mưa dầm hay ánh nắng gay gắt, từng muỗng chất đặc, chất lỏng, ḥa với mưa, với bùn đất, với mồ hôi, cùng vô số các thứ tạp nhạp mà trước đây chỉ để cho loài thú vật ăn, bây giờ là thức ăn cho người bị tù đày; rồi cũng theo cơn đói mà trôi lọt xuống, nằm lơng bơng trong bao tử…

Ngày lại ngày!

Ngày dài rồi cũng qua đi khi mặt trời khuất bóng.
. . .

Tum!... Tum!

Tum!... Tum!

Tiếng trống thúc dục!

Đă đến lúc tù nhân bị lùa vào căn nhà dùng làm nơi hội họp hàng đêm.
Đêm tối, vạn vật bên ngoài biến thành những bóng đen kỳ dị, nghiêng ngả di động. Tiếng gió hú lộng từ ngoài đồng trống, nghe như hồn oan gọi nhau trổi dậy và t́m về chốn trần gian. Những người tù rùng ḿnh, ngồi co ro bó gối, hai cánh tay ôm chặt lấy đôi chân của ḿnh để t́m hơi ấm và cái ǵ đó để tựa vào. Buổi tối, họ không c̣n bị bắt phơi ḿnh dưới nắng đỗ lửa hay những cơn mưa dầm dề, nhưng lại là thời điểm khổ nhục và hăi hùng nhất trong ngày.

Tum!... Tum!.... Tùm!

Rập!... Rập!... Rùm!

Theo nhịp trống, mười sáu bàn chân nhỏ thó của các thân thể thiếu nhi dậm rập-rập-rùm. Chúng súng sính trong bộ áo quần vải thô đen và cột cái khăn rằn màu đỏ. Ṿng trẻ con dậm chân, cung tay, đập ngực; cứ thế mà xoay quanh viên cán bộ chủ lễ.

Ánh lửa của ngọn đèn dầu lung linh, chập chờn. Trên khoảng trống giữa nhà làng, đám trẻ con theo nhau nhún nhảy. Ngoại trừ h́nh dạng nhỏ thó, các đứa bé ấy không c̣n là trẻ con ngây thơ, như ngày nào. Tuổi thơ bây giờ phải học tin yêu nơi Đảng, phải làm theo lời dạy của Nhà Nước.

Tiếng trống tum-tum-tùm!

Tiếng vỗ tay rôm rốp!

Rập!... Rập!... Rùm!

Trẻ con rút đầu gối cao đến ngang bụng, rồi chân dậm mạnh bàn chân trần đă chai ĺ trên sàn gỗ ghép bằng thân cây.

Tum!... Tum!.... Tùm!

Theo tiếng trống, tiếng chân trẻ thơ dậm rập rập rùm. Cánh tay trẻ con gầy đét đánh đưa và từng lúc đồng loạt vung mạnh lên cao, rồi đập nắm tay nghe ph́nh phịch lên lồng ngực ốm dẹp, lép xẹp của ḿnh; nơi mà trái tim non trẻ có ḍng máu của loài người đă bị truyền nhập cái chất đỏ man dại của kẻ cai trị. Trẻ thơ như những sinh vật vô hồn; chúng cứ gục gục, gặt gặt, nhún nhảy, vung tay như thề nguyền. Tiếng viên cán bộ chủ lễ trong bộ đồ vải đen, quấn khăn rằn đỏ, qua loa phóng thanh vang dội:

- Chúa đă chết thật sự!.... không c̣n giúp cho bất cứ một ai!

Hắn ngưng nói. Đôi mắt hắn đảo quanh pḥng, rồi dừng lại ḍ xét những gương mặt tù nhân đang ngồi bên cạnh sân khấu. Hàng người tù ngồi phía trước thật khổ sở. Họ cố tránh né ánh mắt soi mói của kẻ có trọn quyền sinh sát, sao cho không bị hắn nghi ngờ, chất vấn.

Những người tù ngừng hơi thở.

Thời gian chắc cũng cùng nỗi niềm, dừng lại, sững sờ, chết lặng…

- Bây giờ, chỉ c̣n có Đảng!…

Viên cán bộ nói tiếp. Kịp lúc cho các người tù thở ra. Ṿng kim thời gian rón rén quay tiếp.

Một chút nhếch môi hé cười tự măn, viên cán bộ nói:

- Nhớ kỹ như thế nhá!... Bây giờ chỉ c̣n có Đảng!

Hắn ngừng lại cho tiếng trống vuốt đệm tum-tum-tùm, cùng tiếng chân dậm và tiếng vỗ tay, rồi tiếp lời:

- Đảng và Nhà Nước ta… sẽ lo liệu cho mọi người... sẽ ban phát tất cả các thứ… cho những ai biết trung thành với Đảng… và Nhà Nước ta!

Tum!... Tum!.... Tùm!

Rập!... Rập!... Rùm!

Trong tiếng trống, nhịp chân và tiếng vỗ tay, gương mặt gă lạnh lùng, kiêu hănh. Cứ ngay sau mỗi đoạn diển thuyết lại là hoạt cảnh vung tay tuyên thệ. Nấm tay viên cán bộ vung lên; thề trung thành, thề phanh thây uống máu quân thù… và hội trường vang dậy tiếng hô:

- Nhất trí!... Nhất trí!... Nhất trí!

Đấy là ngôn ngữ mới của Đảng và Nhà Nước.

Muốn hay không muốn, mọi người trong pḥng đều phải vung tay và tung hô ”Nhất trí!”

Tiếng hô “Nhất trí” vang dậy kích động tuổi thơ. Đám trẻ con cúi gục đầu rồi gặc hất cao mặt lên kiêu hănh, chúng co gối rồi dậm mạnh chân, chúng tay vung cao rồi đập lên ngực quyết liệt; tuổi thơ đă bị đắm ch́m trong cơn mê hoặc. Đèn dầu cháy chập chờn, hắt ánh sáng vàng vọt lên khuôn mặt đen bóng mồ hôi của đám trẻ con. Những khuôn mặt hăy c̣n sót lại chút thơ ngây, giờ căng căng quyết liệt, ánh mắt long lanh, ngây dại. Những đứa trẻ đă bị hút mất linh hồn; chúng cứ rập-rập-rùm mà lắc lư dậm bước một cách cuồng dại. Mănh khăn quàng đ̣ng đưa theo các thân thể nhún nhẩy. Trong ánh lửa chập chờn, màu khăn rằn đỏ nhập nḥe, biến thành màu máu đỏ; trông như các măng thịt bầy nhầy đẫm máu của nạn nhân, được dùng làm biểu tượng tế lễ thần linh, của loài người trong thời kỳ c̣n sơ khai!

Hoạt cảnh của trẻ con đêm nay, ngày lại ngày tiếp diễn trên khắp quê hương. Tội nghiệp cho tuổi thơ bây giờ. Tuổi thơ Không c̣n là tuổi thơ. Tuổi thơ bây giờ đắm ch́m trong những lời hát, những bài học,… của chủ nghĩa gian dối lọc lừa.

Ṿng trẻ con nhún nhẩy cứ xoay tṛn theo bài kích động hiến thân phục vụ cho Nhà Nước và chấm dứt bằng lời thề trung thành với Đảng tối cao. Âm thanh đêm nay vang vọng làm gay góc nổi cộm trên làn da.

Ánh đèn dầu vàng vọt!

Bóng đen chập chờn!

Màu máu đỏ…!

Tum!... Tum!.... Tùm!

Rập!... Rập!... Rùm!

Tiếng trống!

Tiếng dậm chân và vỗ tay!

Tiếng trống dứt.

Đám trẻ con ngưng nhún nhảy, đứng ngẫng mặt hănh diện. Ánh lửa bập bùng, lóe sáng ánh mắt không t́nh người của đoàn thiếu nhi tŕnh diễn đêm nay. Ḍng máu trong các cơ thể bé nhỏ ấy đang sôi sục với ngọn lửa nung nấu căm hờn của gă cán bộ chủ lễ, nhân danh đấng tối cao là Nhà Nước.

Tiếng vỗ tay vang dậy!

Ai cũng phải vỗ tay.

Những người tù cũng phải vỗ tay theo.

Trẻ thơ và hoạt cảnh cho đêm nay được ngưng tại đó.
. . .

Rồi toán tù nhân được lệnh rời pḥng. Họ cố gắng che dấu mỏi mệt, chán chường. Những người tù cúi đầu, tránh các ánh mắt quanh ḿnh; lủi thủi đi về nơi nằm ngủ đă được quy định.

Khu trại giam bây giờ không c̣n tiếng loa phóng thanh. Những câu de dọa và lời nguyền rủa đă im vắng cho đến sáng sớm ngày mai. Trong tiếng gió đêm nay thoáng nghe vi vu hồn oan than khóc, gọi t́m nhau bên thân xác bị vùi dập trong đất lạnh…

Sức chịu đựng của môt ngày dài nhấn ch́m những người tù vào giấc ngủ ră rời. Giấc ngủ chập chờn. Cơn mê sảng thảng thốt trỗi dậy. Cơn đói trầm kha cùng nỗi khao khát tự do xót buốt trong ḷng…

Bên ngoài gian nhà giam, có tiếng chân người bước rầm rập, thép súng và báng gỗ khua đập lách cách với dây đạn đeo trên người. Trong đêm, hàng đêm, những âm thanh đầy đe dọa làm giấc mơ đứt đoạn; bàng hoàng trở về với lo âu cho thân phận c̣n trong chốn tù đày.

Đêm mơ giấc mơ yên b́nh với một sớm mai về; về bên người thân yêu. Ước mơ một ngày mai được trở lại làm người, c̣n được nói lời nói thật ḷng, được thấy ánh mắt thơ ngây hồn nhiên và nụ cười tươi trẻ, được thấy trẻ thơ ngoan hiền, hát câu chân t́nh…

Ngày ấy bao giờ!

Bây giờ, một ngày như mọi ngày!

(“Chuyện… trăm năm” c̣n tiếp với Phần 2: Trên Quê Hương)

Bùi Đức Tính
 

https://www.youtube.com/watch?v=V12eidwQi-w&ab_channel=ChuyệnNonNướcḾnh-BảoQuốcBảo

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học tṛ và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV B́nh Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đă quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi kư "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dă man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lư tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm t́nh của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một gịng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi