Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

Hai Người Lính Dù

Bùi Anh Trinh

8 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi bươn bả đi từ bến Bạch Đằng lên bến Chương Dương, Sài G̣n, để t́m gia đ́nh một người anh bị thất lạc trong cơn chạy t́m đường thoát thân đêm hôm trước. Đằng sau tôi là một đoàn quân CSVN chỉa súng đi dọc theo hai bên đường, cũng từ Bạch Đằng lên Chương Dương.

Nhưng gần tới bến Chương Dương tôi hoảng hồn khi trông thấy hai người lính Nhảy dù mặc hai bộ đồ Dù thẳng nếp đi ngược về phía tôi; một người mang lon Trung sĩ nhứt và một người mang lon Hạ sĩ… Có vài người đi trước và sau tôi vội la lên báo động cho hai người lính: “Tụi nó tới rồi đó, tụi nó đang đi đằng sau ḱa…!”, “Việt Cộng ở đằng sau kia ḱa…!”. Hai người lính Dù hơi ngẩng cao đầu hơn một chút rồi thản nhiên bước tới với vẻ mặt như cười cười… Tôi chợt lạnh người khi hiểu ra họ đang toan tính ǵ.

Những người khác cũng kịp hiểu như tôi, một chị phụ nữ đi trước tôi đă đưa tay níu lấy tay một người lính: “Đừng!.. đừng làm vậy…!”, người lính Dù gỡ tay ra rồi tiếp tục bước tới, chị phụ nữ khựng lại bật khóc: “Trời đất ơi!…Trời đất ơi!”…

Mắt tôi mờ đi… tôi chỉ biết vội chạy tới trước để mong đừng nghe tiếng súng nổ và khỏi nh́n thấy những ǵ sẽ xảy ra đằng sau lưng ḿnh... họ hiên ngang, khí phách đi vào cơi thiên thu!

H́nh ảnh hai người lính Dù cứ ám ảnh tôi suốt những năm tháng dài nằm trong tù. Tôi kính trọng họ, bởi v́ họ kính trọng bộ đồ Dù ngang với mạng sống của họ. Trong thâm tâm của họ bộ đồ Dù không c̣n là miếng vải, mà là cái ǵ đó rất thiêng liêng. Không phải thiêng liêng đối với riêng họ mà là đối với quê hương, đất nước.

***o0o***

Cảm tác (*)

Hai Người Lính Dù

(Thập thủ liên hoàn)

1. Vẫn biết đang giờ phút hiểm nguy
Tham sanh úy tử có ra ǵ
Cang cường vạn kiếp người luôn nhắc
Dũng liệt muôn đời sách măi ghi
Tráng chí không đầu quân bất đạo
Hùng tâm chẳng sợ lũ vô ngh́
Thành tan há tiếc chi thân sống
Vĩnh biệt sơn hà ngẩng mặt đi

2. Đi vào vĩnh viễn cơi thiên thu
Kết liễu đời trai loạt đạn thù
Tiễn bước mây buồn mây ủ rũ
Chiêu hồn gió thảm gió vi vu
Thương anh mắt ứa hai hàng lệ
Xót bạn ḷng đau một kiếp Dù
Vận nước suy tàn mang uất hận
Ngậm ngùi sông núi khóc chinh phu

3. Chinh phu tự cổ mấy ai về            
Nợ nước không tṛn, chết với quê
Tổ quốc lâm nguy đừng lỗi hẹn
Quân nhân thọ khổn chớ quên thề
Thay cờ đổi chủ ḷng đau đớn
Sẩy nghé tan đàn dạ ủ ê
Nhớ thuở tung hoành nơi trận mạc
Xông pha giữa tiếng súng tư bề


4. Tư bề pháo giặc nổ rền vang
Có bóng Dù hoa địch tản hàng
Bản thượng quân về yên xóm ấp
Miền xuôi lính đến vững thôn trang
An dân buổi ấy ḷng phơi phới
Giữ nước giờ đây phận lỡ làng
Thất thế không đầu quân thổ phỉ
Thề cùng sông núi chết hiên ngang

5. Ngang tàng khí tiết đấng trung lương
Sống để ô danh sống chật đường
Thiên cổ anh hùng thiên cổ rạng
Tứ thời tử sĩ tứ thời hương
Vong thành thất quốc thâm thù trọng
Tướng quả binh cô oán hận trường
Gót giặc tràn đầy trên đất mẹ
Thôi đành... lịch sử đă sang trang!

6. Trang sử bi hùng máu lệ đong
Tang thương dâu biển lắm đau ḷng
Người mang trọng án thân tù ngục
Kẻ bị gia h́nh cổ xích gông
Nước mất nên cam đời cá chậu
Nhà tan phải chịu cảnh chim lồng
Ngàn năm vạn kiếp hờn không giải
Quốc hận gia cừu khó rửa xong

7. Xong rồi một gánh nợ tang bồng
Rơ mặt sơn hà rạng núi sông
Chống giặc bao năm ǵn ruộng rẫy
Ngăn thù mấy lượt giữ nương đồng
Lâm cơn bĩ vận đành nguy khốn
Gặp lúc suy thời phải bại vong
Ách nước nạn dân thành thất thủ
Tan hàng súng găy lệ tuôn ḍng

8. Ḍng nước thời gian cứ hững hờ
Không tường tâm trạng kẻ sa cơ
Bầm gan nhác thấy nhà thay chủ
Tím ruột vừa trông giặc đổi cờ
Nuốt hận mà đau niềm khắc khoải
Ôm hờn để thấm nỗi bơ vơ
Bao người tuẫn quốc tṛn danh tiết
Chết với non sông dưới bóng cờ

9. Cờ không c̣n nữa xót kỳ đài
Nát ruột tan ḷng tủi phận trai
Tấc đất chưa tṛn ơn quốc thổ
Ngọn rau chẳng trọn nghĩa cao dày
Nh́n màu áo giặc gan sôi sục
Thấy bóng quân thù mắt đỏ gay
Những muốn phanh thây phường cướp nước
Than ôi tạo hóa đă an bài

10. Bài Cộng không thành sống ích chi
Trong tim ấp ủ bóng quân kỳ
Hiên ngang dũng cảm đời nam tử
Khiếp nhược ươn hèn tánh nữ nhi
Giữa lúc sa cơ đầy khí tiết
Trong khi thất thế rất gan lỳ
Đi vào cơi chết nào lui bước
Vẫn biết đang giờ phút hiểm nguy

ĐT.

***o0o***

Một trường hợp khác tại ngả Tư Bảy Hiền trong ngày 30/4/75 như sau:

“Người sĩ quan mặc đồ rằn-ri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:

- Bây giờ đă đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có như thế mới an tâm mà đánh đấm được!

Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân Tự Vệ ô-hợp đă được trang bị toàn bằng súng M-16 và những quả lựu đạn bóng lưởng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu. Người sĩ quan ấy c̣n cất công hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Saigon. Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M-72 đă được dựng sẵn từ đêm qua, dựng rải rác dọc trên hè phố:

- Nếu gặp tăng, các em "làm ơn" nâng cái này lên vai, nhắm mục tiêu vào giữa và bóp c̣ giùm tụi anh một cái.. là xong!

Người toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ sau khi nghe xong những lời dặn ḍ của người lính, liền lui về phía sau cùng với mấy người trong toán để t́m bảng viết vội hàng chữ: "Muốn vào thành phố xin để lại vũ khí" và máng nó lên một con ngựa sắt để giữa đường.

Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó đă chất đầy một đống vũ khí đủ loại. Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và hỏi:

- C̣n muốn chiến đấu không?

Những ai gật đầu ông liền đưa tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai lắc đầu, nại cớ này kia th́ ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng đám Nhân Dân Tự Vệ th́ rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào bụng cả những cây súng ngắn Ru-Lô, P-38 và Colt 45 do những người lính tháo lui để lại bên đường.

Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngă Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Saig̣n đă bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu. Những người lính tử thủ trong bệnh viện V́ Dân đă có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đă phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách chính xác. Đă có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt pḥng ngự này.

Một toán lính Nhảy Dù khác đóng chốt bên cánh phải của Ngă Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Ḥa bị cộng quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một chiếc T-54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đă bị lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần Lăng Cha Cả th́ cũng bị lính Không Quân bắn gục. Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong các ngơ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố.

Hướng tiến công chính của Bắc Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù nên bị chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B-40 bắn loạn xạ nhằm tạo sự hỗn loạn trên ḍng người chạy trốn. Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả rẽ vào Nhà thờ Chí Ḥa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy.

Vài chiếc trực thăng chong chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống (đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm ḿnh" hạ xuống sân thượng để đón gia đ́nh một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh lên được nữa.

Dù con đường Phạm Hồng Thái (Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, ḍng người đổ xô về Saig̣n để t́m đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không toàn thây đă được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngơ hẻm, vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lư và xe cộ.

Gần cổng trại lính Nguyễn Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đă bị mảnh đạn khác lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được ǵ nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, v́ số phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!

Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy lại, ông ḥ hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi c̣n lại đang rải mỏng từ Ngă Tư Bảy Hiền xuống Ngă Ba Ông Tạ.

Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một thanh niên ḿnh trần đứng căi vă với mấy anh Nhân Dân Tự Vệ, v́ anh ta nhất định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:

- Anh kia lại đây! Anh thuộc đơn vị nào? Có c̣n muốn chiến đấu không?

Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:

- Đù mẹ! Chạy chết mẹ từ ngoài kia vào đây, c̣n đánh đấm chó ǵ!

Viên sĩ quan đanh giọng:

- Vậy phiền anh bỏ vũ khí xuống!

Bằng một cữ chỉ chống đối, người thanh niên vung khẩu súng M-16 lên, nhưng viên sĩ quan đă nhanh hơn rút khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên ngă vật xuống với ḍng máu đỏ chan ḥa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằn-ri phân bua:

- Các nơi khác mất sớm cũng v́ bọn làm loạn này! Phải thế thôi!

Đống vũ khí do những người tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó c̣n có cả các bộ quân phục và các túi quân trang. Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ phía. Các toán bộ đội Bắc Việt mở đường đă dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Các toán lính VNCH cố thủ cứ phải lui dần v́ Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua ḍng người di tản, và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước th́ người dân chết sẽ không cơ man nào đếm xuể.

Người sĩ quan vẫn oai dũng điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa. Nhưng đúng vào lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đă tách ông rời khỏi chiếc xe Jeep đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, v́ họ chưa biết tên Cộng quân ẩn núp nơi nào! Cho đến khi hai người lính liều ḿnh ôm súng phóng về phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đă kéo được ông vào chỗ an toàn. Nhưng lúc ấy ông chỉ c̣n là một cái xác không hồn. Viên đạn oan nghiệt duy nhất đă khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau lưng!

Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đă hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Người lính ôm máy truyền tin PRC-25 là người đầu tiên trút khỏi người chiếc máy nặng tŕnh trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng cố thủ bên các ngơ hẻm. Họ nói với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh, và cứ thế họ rút về phía sau. Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin, nhưng không biết phải dùng nó vào việc ǵ. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:

- Buông súng đi! Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi!

- Bọn ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết! Biết không?

Tiếng súng chống cự thưa dần. Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng c̣n lại của Bắc quân đă bắt đầu tiến vào Saig̣n, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở đầy các tên bộ đội c̣n non choẹt, ngơ ngác nh́n ngắm tứ phía như những người đến từ các hành tinh khác! Trên đường dẫn vào Saig̣n lúc ấy, ngoài những đống vũ khí và xác người rải rác, c̣n có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ phục c̣n mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ ǵ có dính dáng đến chế độ cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, v́ không ai biết chuyện ǵ sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới.

Đêm ấy, đủ loại súng đạn và hỏa châu được bắn lên trời. Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa đạn chi chít đuổi theo nhaụ Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, th́ cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu...”

***o0o***

Anh Hùng Vô Danh

Tác giả: Đằng Phương

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận t́nh giúp nước

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đă xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ thành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống ḷng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh b́nh
Bền một ḷng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đă len vào mạch đất,
Thịt và xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm trinh trung
Đă ḥa hợp làm linh hồn giống VIỆT.

(Đằng Phương - Nguyễn Ngọc Huy)

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học tṛ và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV B́nh Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đă quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi kư "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dă man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lư tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm t́nh của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một gịng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi