Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm còn nhớ ai! - Audio  
Sài Gòn là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng nghìn cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
Còn nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đò - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Nghìn trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - Tìm về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài Gòn - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện còn  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
Còn thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
Còn nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng nghìn cay  
Con đường tôi về
Hãy còn đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Bãi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

Anh đi!

Thao trường nung cháy màu học trò, hun đúc tuổi trẻ. Tuổi trẻ đã trưởng thành, thành người lính đứng thẳng nhận lãnh Trách Nhiệm. Để rồi, người lính biết xót đau tận cùng khi mất cả quê hương, biết tủi nhục trong ngục tù, biết… trăm đắng nghìn cay!

Xưa nay chinh chiến, mình chọn ngày đi, mấy ai chọn được lúc về.

Đàn anh ra đi!

Đàn em không quên lời xưa đã ước thề!

. . .

Mặt trời đã lên khá cao. Không khí nóng hầm hầm. Cán bộ và bộ đội chui rúc vào bóng mát bên dưới các tàn cây lớn để tránh nắng tự hồi nào rồi. Họ ngồi phì phà hút thuốc lá, miệng chuyện trò và mắt thì canh chừng tù. Trong căn trại gần đó còn có một đơn vị bộ đội, và thêm một trạm gác ngay phía sau bìa rừng. Đứng trước khu rừng đen thẫm mênh mông bạt ngàn, toán tù nhân làm công tác phá rừng trông thật nhỏ bé chơ vơ…

Dụng cụ phá rừng gồm có cưa và dao. Một lưỡi cưa dài, loại do hai người kéo; dùng để cắt những thân cây to lớn. Khoảng 20 cây dao, tùy theo số người còn sức đi vào rừng. Dao do đội tù “Lò Rèn” biến chế từ cọc sắt hàng rào của quân đội, nên thép không đủ độ cứng và bền. Cây dao cùn mới được rèn và mài lại, chỉ chặt được chừng vài chục nhát thì lưỡi dao đã bị cuốn mép, hết bén; cũng nhờ vậy mà đội “Lò Rèn” có việc làm hoài. Dao cùn thì cần nhiều sức hơn để mà chặt cây. Dao bén thì đốn được nhiều cây hơn. Nhưng, nhiều hay ít, chúng tôi đều phải chặt cho đến hết giờ mới được cho về trại. Có điều, khi lưỡi dao hết bén, nó chỉ cắt vào thân cây một phần, năm mười phần khác trở thành lực dội ngược vào bàn tay và cánh tay. Da tay phồng lên lúc nào không hay, lúc bọng nước dập đi gây đau rát thì mình mới biết…

Gió đùa mùi thuốc lá thơm thoang thoảng trong không khí. Mấy năm sau này, những người vào chiếm miền Nam không còn phải vấn thứ thuốc rê, thuốc giồng mà bập bập lấy khói, hay hút các thứ thuốc lá nặng mùi khét lèn lẹt của Hà Nội làm. Bây giờ họ hút các thứ thuốc lá có mùi vị thơm ngon hơn, sản xuất từ các hãng thuốc lá MIC hay Bastos mà họ chiếm được ở miền Nam mình. Cái “đài”, chữ của quân miền Bắc dùng để gọi máy phát thanh, ngày nào cũng thế, nó ra rả suốt từ sáng cho đến giờ ăn trưa. Hết các bài hát nheo nhéo, lại đến giọng đọc chanh chát chói tai; các thứ chữ nghĩa mới nó kỳ dị, cắt ghép lạ lùng. Như khắp phường khóm trong nước bây giờ, loa phát thanh của trại cũng ong óng các thứ ấy từ sáng sớm, cho đến giờ đi ngủ. Ra ngoài rừng, chúng tôi lại phải nghe các thứ âm điệu khó nghe ấy. Không muốn nghe, cũng phải nghe!

Nghe năm này sang năm khác, nghe mãi mà tai cũng vẫn chưa sao quen được. Cái mệt vì phải chặt đốn cây rừng và ánh nắng nóng bức, vẫn dễ chịu hơn tiếng phát ra từ máy phát thanh…

Vặn tiếng cái “đài” cho nhỏ bớt, cán bộ hất mặt bảo bộ đội ngồi gần đó:

- Cho ăn trưa đi!

Nói xong, anh ta uể oải đứng dậy, vói tay lấy cái túi vải máng trên nhánh cây, đeo chéo qua người cùng cái “đài” của mình, rồi đủng đỉnh đi qua căn trại của đơn vị canh gác khu rừng này. Ngày nào cũng thế, anh ta sẽ ở lại trong ấy cho đến giờ về trại.

Tiếng cái “đài” đi xa dần.

Khi im vắng thứ tiếng chói tai nhức óc của đài phát thanh, thì không gian quanh chúng tôi lắng đọng, trở về với an bình, dễ chịu hơn …

. . .

Và rồi ngày sắp tàn, ánh sáng trong rừng vàng vọt u tối.

Có tiếng máy phát thanh léo nhéo văng vẳng, càng lúc nghe càng lớn. Không cần nhìn tìm, ai cũng biết là cán bộ cai tù đang đi tới với cái “đài” đeo trên vai. Anh ta trở qua, là lúc tù được về trại, sắp hết một ngày dài. Rời trại từ 5 giờ sáng, lội hơn 4 cây số để vô rừng. Chặt cây, phá rừng đến năm hay sáu giờ chiều, tùy theo ánh sáng cuối ngày.

Chiều xuống, trong rừng rậm và bắt đầu đổ mưa như thế này thì trời tối sớm lắm.

Khi có lệnh đi về, tù nhân trả lại dao, rồi đi lấy thân cây mà mình đã chuẩn bị sẵn; vác nó ra đứng sắp hàng cho họ kiểm người và cây. Cuối ngày, mỗi người phải có một thân cây với đường kính 2 tấc trở lên, dài phải hơn 1 sải tay, và là loại gỗ tốt, để dễ bán và được giá cao; nhưng gỗ tốt thì thân cây nặng.

- Khẩn trương lên, mưa lớn đó!

Anh ta thích ra oai thế thôi. Bữa nào không mưa thì nhăn nhó là “chiều tối rồi đó!”, có hôm chỉ cộc lốc mà la “Khẩn trương coi!”

Có tiếng cai tù cằn nhằn làm mấy chú nhỏ bộ đội lăng xăng, lốc xốc, súng đạn khua lốc cốc, miệng rối rít hối chúng tôi vào hàng…

Đủ người, đủ cây; đoàn người tù lầm lũi bước, mắt ngó chừng để tránh vô số các gốc cây lớn nhỏ, bị đốn chặt còn ló lấp xấp trên đất. Các gốc cây nhỏ bị chặt xéo, đầu chĩa lố nhố như cây chông. Ngón chân khi bấu xuống đất ướt, lúc bám vào đám lá mục, giữ cho đừng trợt té. Thân cây nặng và cồng kềnh, lắc lư trên vai; vỏ cây sần sùi cạo rát da cánh tay và cổ.

Cái đói triền miên, mỏi mệt, vác nặng,… làm con đường về trại dài hẳn ra!

Hình bóng người tù và thân cây dài vác trên vai in trên nền trời chiều, trông thật ảm đạm. Tôi ngẫm nghĩ, nếu đóng thêm thanh ngang lên các thân cây ấy thì giống thập tự giá của tù nhân thời Đế quốc La Mã, họ phải tự vác thập tự giá đi đến nơi thi hành án; loại hình phạt dành cho tử tội không phải là công dân La Mã.

Dấu hiệu của ô nhục, của… cái chết kéo dài trong đau đớn!

Thân cây bị đốn ngã, nằm ngang dọc la liệt khắp nơi trên lối về; cảnh tượng thật thê lương buồn thảm. Thế nhưng, nhiều loại cây rừng có sức sống mãnh liệt lắm. Các gốc cây bị chặt đứt, hầu như ít nhiều đều thấy đâm chồi nảy lộc. Bên thân cây nằm bất động, gốc cây đã bị chặt cụt giờ mọc ra nhánh nhỏ mới, lú nhú các nụ bụ bẫm và lá non. Mầm xanh tươi của sự sống vươn lên trong hủy diệt chết chóc, cho chúng tôi niềm tin và ước mơ.

Niềm tin sẽ có tuổi trẻ đứng lên, nối bước cha ông đã nằm xuống vì tự do của dân tộc!

Ước mơ… một ngày mai, khi thức dậy, chợt thấy mình không còn ở đây, không còn bị giam cầm!

Mơ thấy chiều Suối Máu, chiều Sơn La, chiều trên Cổng Trời,… mưa đã không còn nhạt nhòa nước mắt thương đau!

Chiều Việt Nam mưa sẽ vẫn rơi và mưa rơi cho mầm non tươi xanh. Hạt mưa cho cây rừng sống lại. Tuổi trẻ sẽ là mầm sống mới, đã thoát khỏi một thời xưa tối ám, sẽ làm sáng ngời đời dân Việt Nam...

Hết một ngày vào rừng, khi quay trở ra, thì ráng chiều mờ khuất trong màn mưa âm u. Càng đi, phía trước mình càng lúc càng u tối. Cái âm u, đen tối như cứ quanh quẩn bám theo đời tù binh “cải tạo”.

“Chiều ơi ! Lúc chiều về là lúc yên vui
Qua đường mòn ngửi lúa thơm ngơi, ới chiều!”

Chiều về trong ca khúc Nương Chiều của nhạc sĩ Phạm Duy thật êm đềm, bây giờ sao xa vời, yên vui không về trong giấc mơ; biết bao giờ mình được thấy lại… lúc yên vui, như trong… Nương Chiều!

. . .

Trên đất nước Việt Nam mình…

Sau khi miền Nam đã bị cưỡng chiếm. Những người lính, những công chức, văn nghệ sĩ, nhà báo và cả những thường dân ở miền Nam; tất cả những ai bị nhà cầm quyền cộng sản kết tội có liên hệ với chế độ Tự do của miền Nam, đều bị tống giam vào các trại tù, dưới tên gọi là “trại cải tạo”. Ngay cả thương binh cũng không thoát khỏi chính sách trả thù hèn hạ, hiểm độc. Họ bị tống đuổi ra khỏi bệnh viện, bất kể tình trạng thương tích trên người như thế nào.

Ai sống, ai chết… mặc tình!

Không tình nhân loại!

Không nghĩa đồng bào!

Năm 1975, nhạc sĩ Thục Vũ, bị cộng sản giam giữ tại Long Giao, rồi chuyển đến trại tù Tân Hiệp (Biên Hòa). Ở đây, nhạc sĩ Thục Vũ có viết bài "Suối Máu" với 8 câu thơ cảm đề của mình:

"Em ở Sài Gòn anh ở đây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẩn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
Tôi vẫn thường đêm thương nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn”


Chỉ vì lời bày tỏ tình cảm nhớ vợ con, thương bạn mình, người viết nhạc đã bị quân cộng sản đày đọa lên trại tù Sơn La, ở chốn rừng thiêng nước độc. Tại trại tù Sơn La, vào ngày 15 tháng 11 năm 1976, chỉ sau một thời gian ngắn bị giam giữ, nhạc sĩ Thục Vũ gục chết tại nơi đây.

Người tù Sơn La Nguyễn Quang Tuyến, cũng là nhà văn Văn Quang.

Sau năm 1975 ông bị bắt giam hơn 12 năm tù.

Trong bài Mừng Cho Người Chết Trong Nhà Tù “Cải Tạo”, nhà văn Văn Quang có viết về cái chết của bạn tù Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ:

“Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Khi bệnh tình quá nặng, Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men gì chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu “cù là” vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm ngửa cổ ra để “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ còn việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.

Một buổi sáng sớm, …

Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:

- Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.

Tôi lặng người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ, anh nói: “Tôi mệt không hút thuốc được nữa”. Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn còn khỏe, vậy mà đêm qua đã ra đi.

Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.

Đám tang Thục Vũ, hình ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời chúng tôi.

Vào buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt đầu chạng vạng, bất chợt nhìn sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết sức đau lòng. Trên con đường đá cũ nhỏ, vòng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm chạp. Hai cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan tài mộc, sau cùng lại là 2 cai tù vác súng AK. Suốt con đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.

Ở vùng đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh, mang theo sương mù mỏng, dăng ngang triền dốc dựng đứng như những bức tường đá của nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục tù nhân trong đội đứng ngẩn ra, dán mắt nhìn theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc, đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu nước mắt. Nhìn sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau hàng rào kẽm gai cũng ngẩn ngơ. Ngân vẫy tay cho tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm gì. Là một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.

Tất cả đứng như tượng gỗ dõi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống…

Hình ảnh cái đám ma Thục Vũ còn in đậm trong tâm khảm chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều Ngân, đến cuối đời cũng chưa quên được hình ảnh này. Nó trở thành những kỷ niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của những ai đã từng sống dở chết dở qua những cái được gọi là “trại cải tạo”.

. . .

“Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay
Khúc sắn bát ngô vơi đầy
Sầu nuôi thân xác hao gầy
Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy
Hận thù yêu thương còn đấy
Vui đành như cánh chim bay” *

Thảm cảnh đày đọa và chết chóc trong trại tù cộng sản, đã được biết bao nhân chứng may mắn còn sống sót kể lại. Nhưng… chữ nghĩa không thể nào diễn tả trọn vẹn được nỗi đau đớn của họ cùng thân quyến. Nỗi đau của những vết thương nhục hình này không bao giờ lành được theo thời gian, sẽ còn đó mãi mãi cùng xương cốt của những người tù, vẫn còn nằm lại trong các nấm mộ hoang…

Anh ở đây!
Anh vẫn còn ở đây!
Chiều Suối Máu, chiều Sơn La,….
Chiều Việt Nam mưa vẫn rơi, mưa rơi nhòa nước mắt!

… để nhớ về Ngày Quân Lực 19/6

Bùi Đức Tính
………………………………………………………………..…………….
* “Anh Ở Đây” nhạc: Thục Vũ & Vũ Đức Nghiêm.

Audio: https://youtu.be/hgQiVIqZPws
 

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học trò và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
Tình yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV Bình Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đã quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
Tình yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi ký "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dã man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lý tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm tình của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một giòng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện tình đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện tình đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi