Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm còn nhớ ai! - Audio  
Sài Gòn là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng nghìn cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
Còn nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đò - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Nghìn trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - Tìm về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài Gòn - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện còn  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
Còn thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
Còn nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng nghìn cay  
Con đường tôi về
Hãy còn đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Bãi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

LĂNG KÍNH DÂN TỘC TÔI...

Như Thương

Đã bao giờ … từ khi Dân Tộc Tôi lập quốc tự ngàn xưa đã lặng lẽ "khóc thầm"???

Đất nước tôi ngày nào cũng có giỗ, thậm chí giỗ cho nguyên cả gia đình (khói hương cho 10 người trong đại gia đình cũng chỉ vỏn vẹn 3 nén nhang mà trăm nghìn nỗi đớn đau), giỗ của những người lính trận mạc, giỗ những người chết oan khuất, giỗ dành cho những miếu oan hồn vất vưởng xoa dịu đỡ phần nào nỗi oan khiên, giỗ những ngôi mộ gió bên bờ đại dương, giỗ những chiếc bè cúng giải oan thả trôi trên sông, trên biển, giỗ những người tù không có tội, không bản án và chết nằm sấp mặt giữa núi rừng Tây Bắc hoang vu hay bất cứ chốn đèo heo hút gió nào mà địa danh chỉ có Đất Trời biết. Khói hương bay lên thấu Trời cao xanh như mây lãng đãng, khói hương nghi ngút ấy giải oan tội đọa đày? Đó là một phần di cảo của chiến tranh. Ôi! chiến tranh đã đi qua, nhưng bãi chiến trường: Nó vẫn còn đó!!!

Nó ở tận sâu thẳm của trí nhớ, ngay cả trong trí nhớ những người điên mà họ chẳng còn nhớ được chuyện đời một cách mạch lạc, nhưng oái oăm thay lại nhớ chuyện đau lòng tử sinh như vết hằn, vết khắc trên đá.

Nó hiện ra trên những khuôn mặt già nua bởi vết nhăn thời gian và khắc khổ của những người Mẹ với đôi mắt nhá nhem nhìn di ảnh con mình trong sắc phục quân nhân - những người con yêu quý Vị Quốc Vong Thân mà Tổ quốc Ghi Ơn ngàn đời mà trên bàn thờ chỉ vỏn vẹn tấm hình và bình lư hương đơn sơ. Người phụ nữ Việt Nam tiễn chồng ra trận mạc, tiễn con ra sa trường, để rồi vò võ phòng không chiếc bóng... Ai đền bù cho họ những mất mát xót xa ấy xứng đáng?
Nó cũng được hiện thân bằng những vết thương cụt, què, dấu thẹo dị hình hay ẩn náu ở một nơi nào đó trong cơ thể vì đường tên mũi đạn, những viên đạn cứ nằm yên ngủ, bầu bạn với thân thể người trai kiêu hùng!

Nó âm thầm nằm trong những khối đá vô tri, nhưng không vô tình - bởi bàn tay của người thân yêu còn sống đã từng chạm lên những khối đá của hàng mộ gió đâu đó cạnh ven biển trùng trùng. Đã bao nhiêu trường hợp ngư phủ của Dân Tộc Tôi … Họ ra biển chỉ khấn thầm, van vái những Đấng Thiêng Liêng được thuận buồm xuôi gió kiếm cơm, chứ có bao giờ phải van lạy ai đâu, thế nhưng...đã phải cúi đầu trước sự đe dọa tính mạng của giặc Trung cộng hay thất kinh hồn vía khi bị trói tay bởi lũ giặc cướp ghe, tàu hoặc bỏ mạng uất ức giữa sóng cả dẫu chỉ ra khơi để mưu sinh?

Nó là những giọt nước mắt mặn lẫn trong dòng nước ngọt của quê hương tôi. Khi dòng sông nuôi sống dân tôi trở nên trong vắt bởi con nước son đẫm phù sa đã không còn hòa chung dòng chảy, bởi manh tâm của những kẻ muốn chiếm hữu dòng sông mẹ Mekong dài 5.000km làm của riêng cho tham vọng. Người của Đất Phương Nam đã cúi đầu nhìn dòng nước mà rưng rưng nước mắt, vì đó là dấu hiệu của sự thất thu sản vật của dòng sông đang đến, để rồi hạt lúa sẽ không còn đơm hạt vàng, hạt ngọc nuôi sống dân tôi nữa! Khi không còn thấy cá lội thành đàn giữa dòng, thì dân tộc tôi sẽ phải lội ngược dòng đi tha phương nơi xứ lạ quê người dẫu lòng đau như thắt. Đấy là lúc Dân Tộc Tôi cúi đầu thầm van vái Ơn Trên đoái thương phận người.

Khi Dân Tộc Tôi cúi đầu: Sự phẫn uất của người cô thế, bị áp bức được ghìm lại trong tận đáy lòng và hồn khí dân tộc ẩn dấu trong huyết quản sẽ sục sôi. Sự nguyền rủa âm thầm như nhúm tro âm ỉ, chỉ chực chờ cơn gió nhẹ thổi bùng lên ngọn lửa. Anh linh Tiền nhân xót xa đau đớn cho mệnh người, là hồn phách núi sông ngậm ngùi cho thăng trầm mệnh nước.

Dân Tộc Tôi có còn được đọc lại những trang sử hùng anh nữa không hay dòng sử ấy đã và đang bị viết lại bằng sự dối trá, bịa đặt với con đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Cha Ông trong vó ngựa, rừng gươm trấn giữ sơn hà từ ngàn xưa. Sử Việt là hồn phách của sự sống còn của Dân Tộc, bẻ ngược dòng Sử Việt ấy sẽ trở thành di họa khôn lường bởi dòng chảy của một dân tộc không bao giờ đi ngược lại ý của muôn dân. Sa trường xưa hay chiến trường vẫn còn trong sử sách những oai linh lẫm liệt cho hậu thế noi gương. Trang Sử Việt đã viết bằng máu xương, thì ắt phải được gìn giữ bằng xương máu! Đừng để thế hệ sau nguyền rủa thế hệ hôm nay bởi sự yếu hèn, khiếp sợ và nhu nhược của chúng ta, vì biết bao anh hùng liệt nữ đã từng đối mặt với quân thù và đã không khiếp nhược. Họ đã là hồn thiêng sông núi! Thế hệ chúng tôi không sống với “Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt “để “Chín tầng gươm báu trao tay”, nhưng đã biết bao thanh niên “Đền nợ nước, Poncho rời trận mạc”.

Nay Dân Tộc Tôi đang như chiếc lá giữa dòng, sao lại nhắm mắt đưa chân như mệnh Thuý Kiều? Dòng sông sẽ biết chảy về đâu để thuận Trời, thuận Đất, thuận dòng chảy; cây giữa rừng khắc biết hướng về ánh mặt trời cho lá xanh biếc, núi trên cao luôn luôn nâng mình lên thành đỉnh núi và tôi tin rằng Dân Tộc Tôi sẽ biết tìm về nguồn cội quê hương - nơi có tình tự dân tộc tự ngàn năm trong ngôn ngữ, điệu hò câu hát, lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau... bởi trong huyết quản của Dân Tộc Tôi là giòng máu Việt đã thấm đẫm trong xương tủy, là ý chí quật cường không khuất phục bất kỳ bạo quyền nào và là con cháu của những vị tiền nhân mang gươm đi mở cõi...

Tất cả chỉ là những mảnh vụn của năm tháng, xin hãy nhẹ tay lắc nhẹ lăng kính " Việt Nam" ấy, kẻo núi phải dời, biển phải cạn, sông phải chảy ngược dòng - bởi trên lăng kính ráp lại là bức họa đồ của một dân tộc oai hùng từ ngàn xưa lập quốc, nay tơi tả nỗi oan khiên, để dân tôi phải lặng lẽ khóc thầm. Nước mắt Dân Tộc Tôi thật tội tình …
Đâu khúc tráng hùng ca dân tộc? Đâu hồn phách Trưng Triệu, Quang Trung thuở xưa? Đâu cờ vàng chiến thắng trên chiến trường khói súng? Dân Tộc Tôi ơi, xin hãy lau dòng lệ và mở lại trang Sử Việt xưa, để làm lại Người Việt Kiêu Hùng...

Như Thương
(Tháng Giêng khai bút 2021)






 

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học trò và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
Tình yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV Bình Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đã quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
Tình yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi ký "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dã man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lý tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm tình của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một giòng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện tình đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện tình đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi