Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

Sứ Mệnh Văn Hóa

Trần Xuân Thời

Tấc ḷng cố quốc tha hương,
Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời.
Cảnh hồng bay bổng tuyệt vời,
Đă ṃn con mắt phương trời đăm đăm.” (Nguyễn Du)

Sau 45 năm trời viễn xứ, cảm giác chung của chúng ta là không nơi nào bằng quê hương ḿnh, và cũng không có ngôn ngữ nào truyền cảm bằng ngôn ngữ chúng ta nghe từ thuở c̣n cưu mang trong ḷng quê mẹ. Trong cuộc sống cộng đồng chúng ta ngày nay, Việt ngữ vẫn đóng vai tṛ quan trọng, là dụng cụ bậc nh́ để ghi chép âm thoại sau lời nói, bắc nhịp cầu thông cảm giữa người và người, để truyền thông cái t́nh và hoằng dương cái lư, lưu truyền kiến thức và t́nh cảm cho hậu thế.

Lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta vẫn giữ được truyền thống văn hoá dân tộc, không để cho Bắc phương đồng hóa. Ngày nay trên bước đường lưu vong, dù đôi khi bất măn với hiện tại, tiếc nuối quá khứ và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, nhưng chúng ta vẫn đặt tâm vào vấn đề giáo dục con em, bảo tồn và phát huy Việt ngữ, nếu không Việt ngữ sẽ mai một dần.

Thời gian trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa. Lớp hậu sinh trưởng thành và được giáo dục trong sinh cảnh văn hóa mới sẽ, có thể, không c̣n thiết tha đến Việt ngữ, v́ không được học hỏi, không hiểu và do đó không thích, đúng như câu “Vô tri bất mộ”. Học Việt ngữ qua báo chí, kinh điển, sử sách, vừa bảo tồn được ngôn ngữ Việt, vừa phát huy được năng khiếu sinh ngữ. Truyền thông bằng ngôn ngữ là năng khiếu đặc trưng của con người, vượt ra ngoài biên giới chủng tộc, không gian và thời gian. Năng khiếu ngôn ngữ phát triển đồng thời với khả năng tri giác ngoại giới, khả năng thu nhận và truyền thông kiến thức, tinh luyện suy luận và phát triển sáng tạo.

Tiếng nói là phương tiện trực tiếp truyền thông tư tưởng và t́nh cảm giữa người và người và được mệnh danh là dụng cụ bậc nhất trong vấn đề thông đạt. Khi đă có tiếng nói, người ta t́m ra phương thức diễn đạt tiếng nói bằng kư hiệu gọi chung là văn tự. Văn tự được xem như dụng cụ bậc nh́ để có thể chuyển tải tư tưởng đến tha nhân qua không gian và thời gian như sách sử, báo chí, và ngày nay c̣n có dụng cụ truyền thanh và truyền h́nh, internet, để nối dài lời nói xuyên lục điạ.

Nếu gọi nhạc là nghệ thuật tiết tấu âm thanh, th́ văn tự là nghệ thuật phối trí kư hiệu để ghi chép và chuyển đạt tư tưởng. Tiến tŕnh học hỏi để phối trí, lănh hội và diễn đạt tư tưởng không phải chỉ thu gọn trong trường thi trận bút từ tiểu học cho đến đại học mà c̣n phải nghiên cứu, trau dồi có khi suốt cả cuộc đời. Câu nói “văn ôn vơ luyện” thật không sai.

“Nước ta vốn xưng văn hiến đă lâu, phong tục Bắc Nam sẵn có.” Trong suốt thời Bắc thuộc chúng ta đă dùng chữ Hán, măi đến sau năm 936, thời tự chủ, theo truyền thuyết cụ Hàn Thuyên đă dùng chữ Nôm để ghi chép tiếng Việt, chữ Nôm được xem như chữ viết đầu tiên của nước ta. Nhiều tác phẩm văn chương trong suốt các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần được viết bằng chữ Hán. Chữ Nôm được dùng nhiều vào đời Lê Trung Hưng và Nguyễn. Có lẽ v́ sự cạnh tranh giữa hai môn phái trọng Nôm và môn phái trọng Hán, nên các văn kiện của triều đ́nh đều dùng chữ Hán, măi đến thời Tây Sơn chữ Nôm mới được trọng dụng.

Chữ Nôm và chữ Hán đều là văn tự cho giới khoa bảng và nho sĩ hơn là thứ dân v́ tính chất phức tạp trong lối ghép chữ, phải mất rất nhiều th́ giờ mới có thể học hỏi và lănh hội được. T́nh trạng này đă góp phần vào sự h́nh thành giai cấp nho sĩ, khoa bảng, liệt vào hàng đầu của giai cấp xă hội.

“Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
Có giang sơn th́ sĩ đă có tên
Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quư”(Nguyễn Công Trứ)

Trong thời phôi thai của nền văn học Việt, các vị sư nổi danh như Ngô Chân Lưu và Trương Ma–Ni được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm Văn Ṭng và Tăng Lục đă đóng góp vào phần trước tác và truyền bá Hán học. Đến đời Tiền Lê, khi sứ giả nhà Tống sang Việt Nam, vua Lê Đại Hành, đă thỉnh Sư Lạc Thuận, giả làm khách lái đ̣, đối đáp văn thư với sứ giả nhà Tống. Sư Ngô Chân Lưu soạn văn tiễn sứ giả. Các vị thâm nho này đă nổi danh về văn học và tham dự quốc sự, được dân gian truyền tụng.

“Câu thơ Lạc–Thuận, sứ Tống khen hay,
Bài ca Chân–Lưu nổi danh muôn thuở”

Sang triều đại nhà Lư, Lư Công Uẩn, tức là Lư Thái Tổ, lúc 3 tuổi đă được Pháp Sư Lư Khánh Vân nhận làm con nuôi. Khi sang nghiệp nhà Lư, ngài rất tôn sùng đạo Phật. Đây là thời cực thịnh của Phật giáo. Đặc điểm là các vị sư, dù được triều đ́nh kính nễ vẫn chủ trương ḥa đồng tôn giáo “Tam Giáo đồng nguyên” – Nho–Thích–Lăo.

Nhà Lư đă mở ra những khoa thi Tam Giáo. Sư Viên Chiếu đă sánh Phật Giáo và Khổng Giáo như mặt Trời và mặt Trăng, “Trú tắc minh ô chiếu, dạ lai ngọc thố minh”. Ngày th́ mặt trời chiếu, đêm th́ mặt trăng soi. Tinh thần ḥa đồng của các vị sư chiếu sáng trong suốt các triều đại khai quốc này như sư Bảo Thịnh, sư Minh Tâm, sư Vạn Hạnh, sư Đạo Hạnh, sư Minh Không, kể cả thuyết pháp lấy Thân, Khẩu, Tâm làm gốc của đạo.

Về phương diện tư tưởng, triết lư Phật học đă thấm sâu vào nguồn t́nh tự dân tộc. Hai tác phẩm nổi danh nhất của nền văn học Việt Nam là Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu vào đời Lê Trung Hưng và Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du vào thời Nguyễn sơ đă thể hiện rơ rệt triết lư Phật học về nhân duyên, nghiệp báo làm phong phú hoá thêm triết lư nhân sinh Việt vốn chịu ảnh hưởng của Nho học về luân thuờng đạo lư dựa trên Tam Cương (quân, sư, phụ); Ngũ Thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín); Ngũ Luân (Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn); Tam Ṭng (khi nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên theo chồng, chồng qua đời theo con); Tứ Đức (công, dung, ngôn, hạnh) qua phương pháp giáo dục giúp con nguời phát triển qua 7 ư niêm chính: (1) Cách vật trí tri (extention of knowledge by investigating things), (2) thành tâm (the will becomes sincere), (3) chánh ư (the mind is rectified), (4) tu thân (personal life is cultivated), (5) tề gia (the family regulated), (6) trị quốc (the state put in order), (7) b́nh thiên hạ (and peace is established throughout the world) dựa trên triết lư của Nho Giáo dùng Tứ Thư, Ngũ Kinh lám sách giáo khoa qua các triền đại quân chủ Trung Hoa và Việt Nam.

Ôn Như Hầu, mượn lời Cung Oán, đă luận về thân thế con người sinh ra trong bể khổ:

“Thảo nào khi mới chôn nhau
Đă mang tiếng khóc ban đầu mà ra.
Khóc v́ nỗi thiết tha sự thế
Ai bày tṛ băi bể nương dâu
Trắng răng đến thuở bạc đầu
Tử, sinh, kinh, cụ, làm nau mấy lần.”

hay:

“Phong trần đến cả sơn khê,
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Tuồng huyễn hỏa đă bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm c̣n có ǵ đâu
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh ŕ!”

Đời sinh ra trong cảnh khổ v́ vướng phải nhân duyên, tiền kiếp.

“Hẳn túc trái làm sao đây tá
Hay tiền thân hậu quả xưa kia
Hay Thiên Cung có điều ǵ
Xuống trần mà trả nợ đi cho rồi”

Do đó, muốn thoát cảnh đời đoạn tâm can của chốn trần ai khổ lụy, phải dứt thất t́nh lục dục, mượn chốn thiền môn để tu niệm.

“Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật
Mối thất t́nh quyết dứt cho xong
Đa mang chi nữa đèo ḅng
Vui ǵ thế sự mà mong nhân t́nh
Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trên đời”

Thân phận nàng Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du cũng ba ch́m bảy nổi:

“Ma đưa lối, quỷ đưa đường
Lại t́m những chốn đoạn trường mà đi
Hết nạn ấy đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
Trong ṿng giáo dựng gươm trần
Kề lưng hùm sói giữ thân tôi đ̣i”

Cuộc đời lưu lạc giang hồ của Kiều cũng chỉ v́ nhân duyên, nghiệp chướng.

“Đă mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn, Trời gần Trời xa
Thiện căn ở tại ḷng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài nằm với chữ tai một vần”

Sau 15 năm lưu lạc giang hồ, Kiều đă được tái hợp với Kim Trọng, thoát cảnh ngang trái của cuộc đời.

“Nửa giấc đoạn trường tan gối điệp
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan”

Nhờ nước sông Tiền Đường đă giải oan;

“Mười mấy năm trời nợ giủ xong

Sông Tiền Đường đục hóa ra trong.
....
Tấm ḷng thiên cố thương mà trách
Chăng trách chi Kiều trách hóa công!”

Nếu các vị danh sư của Phật Giáo đă tích cực đóng góp vào sự h́nh thành nền văn học Việt từ thuở phôi thai th́ khoảng năm 1530 dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh, các vị Thừa sai Thiên Chúa Giáo đến giảng đạo tại Việt Nam đă sáng chế và lưu truyền cho hậu thế một phương pháp ghi chép tiếng Việt độc nhất vô nhị: chữ Quốc Ngữ, một chứng tích của tôn giáo góp công vào sự phát triển của nền Văn hóa Việt Nam.

Khi các phái bộ Thiên Chúa Giáo đến Việt Nam, v́ nhu cầu giảng kinh Thánh và nhu cầu truyền đạt, các Giáo sĩ thừa sai học nói tiếng Việt và dày công nghiên cứu cách dùng mẫu tự La-tinh a, b, c... để viết tiếng Việt.

Công tŕnh này do nhiều Giáo sĩ thực hiện, nhưng người được nhắc nhở đến nhiều nhất là cố Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhode). Ngài đă học cách nói tiếng Việt với một cậu bé Việt 13 tuổi. Cậu bé này là một thần đồng về ngôn ngữ. Chỉ trong 3 tuần lễ, Cha Đắc Lộ đă đọc được hầu hết các thanh âm tiếng Việt, và ngược lại cậu bé Việt đă học được tiếng La-tinh. Cậu bé đă trở thành đồ đệ của Cha Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes), đọc kinh cầu bằng La-tinh và trở thành một thầy giảng nổi tiếng thời bấy giờ.

Ban đầu tiếng Việt có nhiều chữ khó viết như Trời viết thành “blời”, nhưng dần dần chữ Việt viết theo mẫu tự La-tinh biến thành một khí cụ sắc bén, một phương pháp mới trong vấn đề kư âm, ghi chép tiếng Việt một cách giản tiện, dễ dàng và nhanh chóng. Nhiều người có thể lănh hội, không tốn công phí sức như học chữ Nôm và chữ Hán. Người ta quen gọi là chữ Quốc Ngữ để phân biệt với chữ Nôm và chữ Hán.

Chữ Quốc Ngữ được các Giáo sĩ Thiên Chúa Giáo phát minh đă mở con đường sáng cho nền giáo dục nước nhà, nhờ cách ghi chép và đánh vần giản tiện. “Quốc Ngữ chữ nước ta”ra đời đúng lúc mà:

“Đạo học ngày này đă chán rồi
Mười người theo học chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương trấp trỏm ngồi” (Tú Xương)

Hai tác phẩm đầu tay là cuốn tự điển Quốc Ngữ – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamiticum sey Tonkinese cum Lusitanum, et latinum declaration) và cuốn Kinh Nghĩa dạy Giáo Lư cho tân ṭng (Catechismus pro iis qui volunt suscipene Baptism in octo dies divisus) bằng song ngữ La–Việt do Giáo sĩ Đắc Lộ trước tác và xuất bản vào năm 1651.

Sau giai đoạn khai phóng, Giám Mục Behaine và Giám Mục Taberd đă gọt dũa h́nh thức chữ Quốc Ngữ sắc bén như ngày nay, qua các cuốn Tự Điển Việt-La xuất bản năm 1838, cha Ravier nhuận sắc và được tái xuất bản vào năm 1880.

Trong thời gian này, tại Nam Việt có đến 527 trường dạy Quốc Ngữ gồm hơn 17,000 học sinh nam nữ so với 209 trường dạy chữ Hán cho khoảng 2,300 học sinh. Sỉ số học sinh Hán ngữ giảm sút rất nhiều. Măi đến năm 1917 các khoa thi Hương bị băi bỏ. Hán học chỉ c̣n là lưu niệm vang bóng một thời! Theo mới nới cũ phải chăng là luật đào thải của thiên nhiên?

Văn tự là phương tiện truyền đạt tư tưởng và nối dài lời nói. Chữ Quốc ngữ đă đủ sắc bén để diễn tả tư tưởng th́ tội t́nh ǵ mà miệt mài Hán tự, tốn công, phí sức, thiếu tính chất phổ cập trong quần chúng.

Kế nghiệp của các Giáo sĩ Thiên Chúa Giáo, các giáo hữu cũng đă đóng góp tích cực vào sự bành trướng chữ Quốc Ngữ như Pétrus Kư, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh... Petrus Trương Vĩnh Kư (1837–1898) là một thần đồng về ngôn ngữ. Ông nói được 12 thứ tiếng, và Chủ Bút tờ Công Báo đầu tiên ở Nam Việt là Tờ GIA ĐỊNH BÁO, xuất bản năm 1865.

Gia Định Báo là tờ báo truyền bá Quốc Ngữ đầu tiên làm nền tảng cho các báo Quốc ngữ sau này. Năm 1909, ông Canavaggio xuất bản tờ Nông Cổ Mín Đàm với sự cộng tác của các vị Lương Khắc Minh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt. Ông Trần Chánh Chiếu, sau đó làm Chủ Bút tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN xuất bản năm 1907.

Các học giả của Phong Trào Duy Tân cũng đă rầm rộ truyền bá Quốc Ngữ như quư ông Phan Chu Trinh (1872–1926), Ngô Đức Kế (1878–1929), Trần Quư Cáp (1870–1908) và Huỳnh Thúc Kháng (1876–1949).

Tại Bắc Việt nhà giáo Bùi Xuân Phái và các thông ngôn, tham biện lập Hội Trí Tri để phổ biến văn minh học thuật Âu Mỹ vào năm 1892. Năm 1891 tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo xuất bản bằng Hán Văn và sau đó thêm phần Quốc ngữ. Đến năm 1907 đổi danh thành Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo do Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ Bút, đăng tải các tác phẩm dịch thuật như thơ La Fontaine, kịch Moliere, khảo luận tư tưởng chính trị về Tự Do, B́nh Đẳng... Năm 1905 tờ Đại Việt Tân Báo xuất bản song ngữ Hán – Quốc Ngữ do ông Đào Nguyên Phổ làm chủ bút, nối liền giữa tân học và cựu học.

Trên toàn quốc phong trào “Học Báo” đă được phát động rầm rộ, kể cả chính quyền Đông Dương dưới thời Toàn Quyền Beau (1901–1908). Toàn Quyền Paul Beau đă tích cực hỗ trợ chương tŕnh truyền bá Quốc Ngữ và thành lập Đại học Đông Dương tại Hà Nội năm 1906. V́ sinh viên băi khóa phản đối chính sách thuế khoá của chính quyền thuộc địa nên Toàn Quyền Kolbukowski ra lệnh đóng cửa Đại học Đông Dương. Đến năm 1917 Toàn Quyền Albert Sarraut cho phép mở lại với danh xưng mới Đại học Hà Nội. Năm 1905, với Phong Trào Duy Tân, cụ Phan Bội Châu xuất dương qua Nhật Bản, viết về những bức Huyết Lệ Thư, kể rơ kinh nghiệm Duy Tân của Nhật Hoàng, được phiên ra chữ Quốc Ngữ, truyền bá trong dân chúng 3 miền, và dùng làm tài liệu giáo khoa cho Trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Trường ĐKNT cũng đă bị đóng cửa sau 10 tháng hoạt động.

Về cơ sở giáo dục, ngoài các trường công lập lớn như Pétrus Kư, Quốc học, Chu Văn An... Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă mở thêm trên 850 ngôi trường, đóng góp lớn lao vào nền giáo dục nước nhà. Từ năm 1889 đến 1904, ba ngôi trường đă được các Sư Huynh Ḍng Jean Baptiste De La Salle thành lập: Trường Taberd ở Sài G̣n, Trường Pellerin ở Huế và Trường Puginier ở Hà Nội. Sau đó đă lập thêm các trường khác ở những tỉnh lớn và đă đào tạo hàng trăm ngàn công dân ưu tú phục vụ trong mọi ngành hoạt động của quốc gia.

Ngoài những tạp chí nêu trên, hai tạp chí nổi tiếng kết nối sự nghiệp truyền bá Quốc Ngữ là Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí và Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Các cơ sở này dùng Quốc Ngữ để đẩy mạnh phong trào cải cách tư tưởng, đả phá những tập tục cổ hũ, không c̣n thích ứng với trào lưu tiến bộ mới “gió Mỹ mưa Âu” mà nhân vật Loan trong tác phẩm Đoạn Tuyệt đă nói lên phần nào triết lư văn nghệ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Như vậy, trong suốt 300 năm chữ Quốc Ngữ đă tiến đến giai đoạn tinh luyện, hầu hết các thể văn đều được sáng tác như kư sự, văn khảo, dịch thuật truyện, thơ, kịch, văn, luận thuyết... Nhiều sách giáo khoa được các học giả Bắc, Trung, Nam sáng tác và đăng tải trên các tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ cho đồng bào thưởng lăm.

Nhiều danh từ về triết học, kỹ thuật bắt đầu xuất hiện bằng cách ghép danh từ Hán Việt hoặc phiên âm từ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục mới, dồi dào các ngành học chứ không chỉ học văn chương thi phú như trước. Nền tân học đ̣i hỏi nhiều danh từ không có trong Việt ngữ. Kho tàng Việt ngữ dồi dào về danh từ t́nh cảm, văn chương nhưng thiếu danh từ về khoa học, kỹ thuật và triết học.

Ngày nay, sự thiếu thư tịch để tham khảo là một sự trở ngại lớn cho vấn đề viết văn khảo, họa chăng văn hóa là những ǵ c̣n lại sau khi đă quên hết, đúng như câu “La culture est ce qui reste quand on a tout oublié”. Theo Freud, th́ trí tuệ chia làm 3 phần. Phần nhớ rơ ràng những sự kiện gọi là phần “Ư thức” (conscious); phần lờ mờ, nhớ nhớ, quên quên gọi là “Tiềm thức” (subconscious) và phần ẩn náu sâu kín, có thể xuất hiện một cách bất kỳ xuất ư, gọi là phần “Vô Thức” (unconscious). Đa số những hành vi, cử chỉ hằng ngày của chúng ta do phần vô thức điều khiển.

Mục đích của giáo dục nhằm truyền thụ kiến thức, tinh luyện suy luận, và phát triển sáng tạo. Tiến tŕnh giáo dục là tiến tŕnh “tiêm nhiễm” kiến thức vào vô thức, càng nghiên cứu học hỏi, kho tàng vô thức càng phong phú. Trong ư niệm đó “Văn hóa là cái ǵ c̣n lại sau khi đă quên hết”, hiểu theo phân tâm học (psychoanalysis) của Freud. Văn hoá nói chung là những ǵ thể hiện sự hiện hữu của con người trên trái đất này v́ các sinh vật khác không có văn hoá.

Dù nhớ hay quên, viết văn, làm báo chỉ nhằm chủ đích phục vụ nhân sinh, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức để chúng ta “một phen tri kỷ cùng nhau” trong công tác bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc.

Ghi lại công nghiệp của cổ nhân là một niềm vui tinh thần, “Làm việc nghĩa không kể lợi hại. Luận anh hùng không kể hơn thua”. Dù không biết “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”, nhưng họ đă trồng cây cho chúng ta ăn trái và hoa thơm tỏa ngát ḷng đất. Hiểu một cách giản dị, văn là vẻ đẹp, hoá là biến hoá. Công tŕnh văn hoá của cổ nhân đă lưu lại trong tâm hồn chúng ta chút ǵ để nhớ, chút ǵ để thương như lời Tú Xương c̣n như văng vẳng bên tai:

“Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm nhớ ta không?”

và thông cảm với tâm tư của Thôi Hạo:

“Ai người trước đă qua
Ai người sau chưa tới
Ngẫm Trời, Đất mông lung,
Một ḿnh tuôn giọt lệ!”

Kẻ tha thương đâu đâu cũng cô độc, “L’exilé partout est seul”! Nên chúng ta đồng cảm với tâm tư của Vương Duy:

“Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu.
Tây xuất Dương quan vô cố nhân”.

Mong bạn ưống cạn chén bồ đào v́ khi qua bên kia phương trời tây th́ không c̣n cố nhân nữa!

“Mưa mai thấm bụi Vị Thành
Liễu bên quán trọ sắc xanh ngời ngời
Khuyên anh hăy cạn chén mời
Dương quan ra khỏi ai người cố tri” (Tống Nguyên nhị sứ An Tây)

“Văn dĩ tải đạo”. Viết văn là để chuyển tải đạo lư. “Đạo theo lẽ Trời mà ra và cũng bởi ḷng người mà đến”. Nhưng Trời không nói “Thiên hà ngôn tai”, th́ người cũng chỉ “truyền nhi bất tác”.

Sinh hoạt xă hội, viết văn, làm báo, vừa để sưởi ấm tâm hồn, vừa bắc nhịp cầu thông cảm cổ, kim, vừa để hoằng dương công đức của tiền nhân cũng là sứ mệnh văn hóa chung của chúng ta vậy.

Trần Xuân Thời

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học tṛ và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV B́nh Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đă quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi kư "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dă man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lư tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm t́nh của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một gịng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi