Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 


 

Trước ngày Lễ Giáng Sinh, một thân hữu viết cho nhóm liên lạc chung trong Cộng đồng người Việt nơi đây rằng:

“Giáng Sinh năm nay lặng lẽ, nhưng vẫn là Giáng Sinh....”

Thật vậy!

Những ngày Lễ cuối năm nay đă thật khác lạ. Lạ như con vi khuẩn đă lặng lẽ đến từ một nơi nào đó. Nó làm cho chung quanh ḿnh phải lắm mất mát; mất mát nối nhau mất mát, trong lặng lẽ. Trong cơn dịch cúm c̣n tràn lan, người ra đi từ bệnh viện không được thân quyến cùng bạn hữu kề cận bên ḿnh trong giây phút cuối. Phút cuối trước khi ĺa đời đă không có người thân. Tiển đưa sau cùng đến nơi an nghỉ ngh́n thu cũng trong thưa vắng, v́ tang lễ đă không được phép tụ họp đông đảo như b́nh thường.

Cơn dịch cúm lạ đă làm tất cả sinh hoạt b́nh thường trở thành … lạ lẫm!

Từ cả năm nay, âm thanh ngôn ngữ của con người bây giờ nghe ph́ phà lạ tai; nó phát ra từ những đôi môi vô h́nh, mấp máy đâu đó bên dưới lớp vải che mũi và che miệng. Ngoài phố, người quen cứ tưởng là xa lạ; khó nhận ra ngay. Khuôn mặt quanh ḿnh trông tương tự như nhau với các mặt nạ. Ở những nơi có quá nhiều ô nhiễm, người ta phải bịt mũi, bịt mặt, lâu ngày thành thói quen và quen tai, quen mắt. Mặt nạ nơi đây, dù có lắm kiểu cách, hoa lá màu mè tươi tắn, cũng vẫn không mang lại niềm tươi vui; không thể che đậy được thực trạng của … chính ḿnh.

Quanh đây,… lo âu, sợ hăi, tránh né, …!

Cuối năm, luật an toàn cho sức khỏe nơi đây càng nghiêm ngặt hơn. Ngày Lễ Giáng Sinh năm nay, giáo đường thiếu vắng tín đồ và Thánh Lễ nửa đêm thật buồn thảm. Người ta vẫn đón mừng Chúa giáng sinh; nhưng tiếng hát, niềm vui chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa, lời chúc mừng, … đă không giống như b́nh thường. Cũng chuỗi đèn màu lấp lánh, cũng bài Thánh Ca, cũng … vẫn khác lạ!

Nhưng … vẫn là Giáng Sinh!

Và rồi, Lễ Giáng Sinh cũng qua đi … lặng lẽ!

Người rời trần thế, để về miền miên viển vẫn ra đi trong âm thầm!

“Sớm mai thức giấc, nh́n quanh một ḿnh
Ngoài hiên nắng loé, đàn chim giật ḿnh
Biết lời tỏ t́nh, đă có người nghe
Nắng xuyên qua lá, hạt sương ĺa cành
Đời mong manh quá, kể chi chuyện ḿnh
Nắng buồn cuộc t́nh, bỗng tắt b́nh minh …”

Như lời nhạc đă viết trong sáng tác “Một Ḿnh”, nhạc sĩ Lam Phương như hạt sương ĺa cành, đă ra đi một ḿnh; một ḿnh trong bệnh viện, lúc cơn đại dịch vẫn c̣n đang tràn lan, nên thân nhân đă không được phép vào thăm viếng.

Cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa đă khép kín ngh́n thu, vào ngày 22 tháng 12 năm vừa qua!

Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho biết bao người ái mộ Lam Phương, trong ḍng tân nhạc miền Nam. Nhạc sĩ Lam Phương đă sáng tác nhạc khi c̣n rất trẻ. Năm 15 tuổi, ông sáng tác ca khúc Chiều Thu Ấy. Nhạc sĩ Lam Phương đă để lại với hơn 200 tác phẩm, trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm của mệnh nước, quê hương, t́nh mẫu tử, t́nh yêu lứa đôi, t́nh lính như các ca khúc Bức Tâm thư, T́nh Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân …

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn mà người đời sau không rơ thế danh và pháp danh, đến mé sông Rạch Giá dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá, để tu tịnh và đặt tên chùa là Thập Phương Tự. Sau đó, Chúa Nguyễn Ánh có dừng chân đến viếng chùa, lễ bái và đă sắc phong cho chùa là “Sắc Tứ Thập Phương Tự”. Nhà của gia đ́nh nhạc sĩ Lam Phương ở bên kia bến sông, ngang chùa Thập Phương. H́nh ảnh miền Nam với đồng lúa vàng ph́ nhiêu, và cuộc sống dân lành hiền ḥa từ thuở nhỏ, cùng những chuyến đ̣ đưa khách sang sông; đă in đậm trong tâm hồn ông từ tuổi thơ và chan chứa trong nhiều ca khúc về quê hương. Có những chuyến đ̣ chia ly, xa rời quê hương như trong Chiều Tây Đô, Chuyến Đ̣ Vĩ-Tuyến. Bài Chuyến Đ̣ Vĩ-Tuyến viết từ năm 1955, là một trong những ca khúc giúp nhạc sĩ Lam Phương nổi tiếng khi ông mới 17 tuổi. Trong thập niên 1950 này, nhạc của Lam Phương mang nhiều cảm xúc về cuộc di cư từ Bắc vào Nam, năm 1954.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải, chảy theo vĩ tuyến này, được dùng làm ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc. Hiệp định Đ́nh chiến đă cho phép người dân Việt Nam có một thời gian dài đến ba trăm ngày, để lựa chọn nơi ḿnh muốn cư ngụ. Nhờ vậy, gần một triệu đồng bào từ miền Bắc đă kịp thời di cư vào miền Nam tự do. Số người di cư vào Nam còn nhiều hơn thế, nếu nhà cầm quyền Bắc Việt đă không dùng các cách để khủng bố tinh thần và cản trở việc ra đi của đồng bào tại đó. Lúc bấy giờ, chiến dịch “Cải cách ruộng đất” đẫm máu, đang diễn ra trên khắp vùng đồng quê miền Bắc nước Việt ḿnh. Những thủ đoạn ngăn cản dân chúng di cư vào Nam đă làm dân cư miền Bắc nổi dậy. Cuộc biểu t́nh tại Quỳnh Lưu, vào ngày 13 tháng 11 năm 1956, có đến 100.000 đồng bào Quỳnh Lưu và đồng bào tỉnh Nghệ An. Trước khí thế của đoàn người biểu t́nh, lực lượng công an đă phải lẩn trốn. Dân chúng đă leo lên nóc Ty Công An, xé cờ đỏ sao vàng, đập vỡ ảnh Hồ Chí Minh và các lănh tụ cộng sản quốc tế. Văn Tiến Dũng được lệnh đảng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Đồng Hới về đánh dẹp. Cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một cuộc đấu tranh đẫm máu, có đến 6.000 người dân Quỳnh Lưu đă bị giết. Trong cuộc di cư từ Bắc vào Nam, nhiều gia đình phải phân tán, vì nhiều người không muốn rời bỏ quê nhà hoặc ruộng vườn. Đồng bào miền Bắc nấn ná chần chờ để rồi vuột mất cơ hợi t́m vào miền Nam tự do. Lắm người thân đi sau bị ngăn cản, không t́m được lối thoát và rồi đành phải ở lại khi thời hạn di cư vào Nam chấm dứt.

Tuy phải gói ghém trong khuôn nhạc, "Chuyến Đò Vĩ-Tuyến" đă kể lại trọn một chuyện t́nh với cuộc từ ly Bắc Nam năo nùng. Hàng đêm cô gái ra đầu làng, bên bờ sông Bến Hải, chờ đón người vượt rừng vượt núi đến điểm hẹn, để trong đêm thâu lén đưa người sang vĩ tuyến và cùng về nơi “phương Nam ta sống trong thanh b́nh. T́nh ngát hương nồng thắm, bên lúa vàng ngào ngạt dâng”

Để rồi,… bao đêm thổn thức dưới trăng ngà, anh vẫn điêu linh nơi quê nhà miền Bắc đang ch́m đắm, và ḍng sông Bến Hải bạc hai màu đă vĩnh viễn ly cách hai người.

“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi!
Sao ta ĺa cách bởi ḍng sông bạc hai màu.
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đ̣ em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến.
Phương Nam ta sống trong thanh b́nh
T́nh ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng

Ơ... ai... ḥ ...
Gịng sông mơ màng và đẹp lắm
Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ để t́nh ta ngày tháng phải mong chờ

Ḥ... hơ .... ḥ .... hơ ...
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh b́nh sưởi ấm muôn ḷng!

Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy.
Ai gieo chi khúc hát lâm ly
Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly ḷng năo nùng
Bùi ngùi nh́n cách xa ngàn trùng
Giờ đây anh điêu linh nơi quê nhà đang ch́m đắm.
Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi ḷng nhau …
Ơ ... ơi ... ḥ ... ḥ ... ơi ... ơi ... ḥ ....
Ơ ... ơi ... ḥ .... ḥ ... ơi ... ơi ... ḥ ....”


Ơ . . . ơi . . . hò . . .

Tiếng hò miền Nam êm đềm nhẹ nhàng như cuộc sống tự do hiền ḥa nơi đây. Qua âm nhạc, nhạc sĩ Lam Phương đă vẻ nên hình ảnh miền Nam với ruộng đồng phì nhiêu thanh bình và ḍng sông mơ màng, cùng lời than tiếc cho ḍng sông như duyên phận bị chia đôi hai bờ.

“Ơ... ơi... ḥ ...
Gịng sông mơ màng và đẹp lắm
Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ để t́nh ta ngày tháng phải mong chờ”

Những câu ḥ nhẹ nhàng êm ái, giọng ḥ kéo dài tự do như ước mơ, càng thấm thía ḷng người hơn, trong mong chờ được gặp lại người thương và cuộc sống thanh b́nh qua lời nhạc:

“Ḥ... hơ .... ḥ .... hơ ...
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh b́nh sưởi ấm muôn ḷng!’


“Chuyến Đò Vĩ Tuyến" được viết vào năm 1955, một năm sau khi đất nước bị chia đôi. Một tác phẩm mà hơn sáu mươi năm sau, vẫn còn làm rung động hàng triệu trái tim người Việt trong nước, và những người lưu vong trên thế giới. Và … không ngờ rằng, hai mươi năm sau, từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, những chuyến đ̣ trong đêm lại lênh đênh trên sóng nước, lén đưa đón người t́m đường vượt trốn chế độ cầm quyền. Thêm một lần nửa, người phải xa người và lần này người Việt phải xa quê nhà và rời đất nước Việt Nam ḿnh.

Nhạc sĩ Lam Phương cũng đă chung số phận với hàng trăm ngàn thuyền nhân. Ông đă phải bỏ lại quê hương Việt Nam, vượt biển t́m tự do. Để rồi ngậm ngùi cùng niềm đau của hàng triệu chia ly trong ngày mất nước, viết lên những ḍng nhạc, trong ca khúc có tựa đề với mỗi một chữ, chữ … Mất!

"Sau phong ba trời thêm đen tối
Ĺa quê hương từ lúc đổi dời
Trong cơn đau dường nghe ḷng gian dối
Đời đâu ngờ ḿnh gạt lệ xa nhau
Anh có biết ngày ba mươi mất nước
Ngày chia ly, ngày của tù đầy
Em phiêu lưu vào khung trời mây xám
và tứ bề là biển rộng mênh mông”

“Con Tàu Định Mệnh” đă đưa Lam Phương cùng hàng trăm ngàn đồng bào ra đi t́m tự do. Từ một chuyến đ̣ đến những con tàu nhiều sóng gió, mà t́nh thương thật đầy, người Việt ḿnh đă phải ra đi …

“Khi đi thấy đường đă xa,
bây giờ đường về xứ
c̣n xa hơn ngh́n lần …”


Thật vậy!

Bây giờ đường về xứ vẫn c̣n xa, xa hơn ngh́n lần.

Nhạc sĩ Lam Phương đă không trở về quê nhà như ông hằng ao ước, như đêm mơ thấy “ḿnh ríu rít đưa nhau về, về thăm quê xưa với vườn cau thề”

Quê hương ơi!

Việt Nam nước tôi!

Việt Nam của ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường.

Nay vẫn c̣n … nghe sao khác từ tên đường!

Cuối năm 2020
Bùi Đức Tính

Audio: https://www.youtube.com/watch?v=mAmBBIAW5O0&t=283s
 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học tṛ và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV B́nh Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đă quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi kư "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dă man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lư tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm t́nh của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một gịng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi