Sắp đến ngày 30 tháng Tư.

Năm nào cũng thế, những ngày ngắn ngủi c̣n lại của tháng Tư này, mang về niềm đau và nỗi nhớ của tháng Tư năm 1975 trên miền Nam, trên mảnh đất Tự Do sau cùng của nước Việt Nam.

30 tháng Tư!
Lại nhớ đời ly hương...
Xót xa đau, lặng im nh́n sông núi;
Sông núi quê người khác quê hương!
Năm sang năm, …
Cứ đến ngày oan trái;
Thắp nén hương ḷng để nhớ thương!

. . .

Tháng ngày bây giờ đă sang tháng Tư. Đất nước giá lạnh nơi phương Bắc nay đă ấm hơn nhiều. Mùa xuân trở về cùng vạn vật. Đêm tối ngắn dần cho ngày dài thêm ra. Ánh ban mai đến sớm hơn, có tiếng chim rộn ră hót chào ngày mới. Những nơi gần bến tàu có loài chim, từng đàn bay lượn trên sóng nước với đôi cánh thật dài và thường hay cất tiếng kêu lên những tràng dài oang oác. Có người gọi chúng là chim biển, có người gọi là hải âu. Người Việt ḿnh, từng vượt biển để t́m tự do, nghe tiếng kêu của loài chim biển lắm khi… sao quá thống khổ, lắm đau thương; nghe như tiếng kêu than cho những mất mát, nỗi kinh hoàng của thuyền nhân mà con chim biển đă phải chứng kiến ngoài biển khơi!

. . .

Năm sang năm cứ đến tháng Tư, các câu chuyện tang thương của người dân miền Nam vào những ngày tháng Tư oan trái, lại trở về với người Việt ḿnh. Biết bao câu chuyện xúc động ḷng người đă được kể lại. Hăy c̣n lắm thương tâm đă ngậm ngùi theo thân xác người bạc mệnh mà nằm lại trong rừng sâu, dưới đáy biển, trên hoang đảo…
Ngoài các nguyên nhân v́ hiểm nguy khi vượt rừng hay vượt biển, người Việt ra đi t́m Tự Do c̣n bị thảm sát bởi quân đội cộng sản Việt Nam!

Nhờ c̣n ṿng tay nhân ái từ các quốc gia như Canada, đă cưu mang người tỵ nạn Việt Nam; người ra đi mới đến được bến bờ Tự Do. Trong đó có các trẻ mồ côi cũng đă được cứu thoát khỏi chế độ cộng sản vào tháng Tư năm 1975.

Trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 19 tháng 4, tổng số 2.547 trẻ mồ côi đă được không vận khỏi Sài G̣n; phần lớn bay từ Sài G̣n đến Căn Cứ Không Quân Clark ở Philippines. Hầu hết các cô nhi đă đến nước Mỹ, khoảng 600 em sang các quốc gia khác và hơn 120 em tới Canada.

Hôm 5 tháng 4, chuyến bay chở trẻ em từ Sài G̣n đă đến Hồng Kông. Các viên chức nhập cảnh của Phái Đoàn Canada tại Hồng Kông đă phải làm việc không ngừng để gắp rút hoàn tất các thủ tục, và tạo điều kiện đưa các em bay đến Canada.

Ông Meryl Clark, Cao Ủy Tỵ Nạn Canada tại Hồng Kông, cảm thấy thật may mắn khi đă t́m được bốn phu nhân t́nh nguyện, nhận giúp chăm sóc các em trong suốt chuyến bay đến Canada. Họ là vợ của các viên chức trong Phái đoàn Cao Ủy Canada. Trong đó có bà Sandra Cameron, bà là vợ của ông Donald Cameron, người đă cấp tốc có mặt tại Sài G̣n để giúp tổ chức các chuyến không vận trẻ mồ côi.

Khởi hành từ Sài G̣n, các em đă phải bay một hành tŕnh thật dài và rất vất vả để đến Hồng Kông. Thiếu Tá Bob Nicholson, thuộc Không lực Hoàng Gia Canada và là phi công của chuyến bay từ Sài G̣n đến Hồng Kông, kể lại rằng: “Trong khung cảnh trên không, bên trên ruộng đồng Việt Nam xanh tươi, chiếc phi cơ vận tải của quân đội Hercules đă biến thành một nhà trẻ với các em bé nằm trong những hộp giấy cứng lớn, được giữ chặt xuống phi cơ bằng dây cột các kiện hàng. Mọi người đă cùng xúm vào giúp đỡ, kể cả các chuyên viên cơ khí, phi hành đoàn và các phi công.”

. . .

Bốn phụ nữ điều động hơn 50 trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 hay 3 tuổi bay tiếp tục từ Hồng Kông đến Vancouver, Toronto, Montreal của Canada; quả thực không phải là một chuyến du hành dễ dàng, đă là những gồng gánh rất nặng nề. Trong quyển C̣ng Lưng Vẫn Gánh, chuyển ngữ từ nguyên tác Running on Empty, bà Elizabeth Heatherington có kể lại t́nh cảnh khi lên phi cơ tại phi trường Kai Tak ở Hồng Kông, và lúc đáp xuống tỉnh bang Montreal của Canada, như sau:

“… Chúng tôi vội vă vào bên trong phi trường, để gặp nhân viên của hăng hàng không và sau đó lên phi cơ.

Đó là một chuyến bay theo lịch tŕnh thường xuyên. Bên trong phi cơ, hành khách hạng nhất ngồi phía trước, vé hạng thường ngồi kế đó, tiếp theo là khu vực dành cho chúng tôi. Phía sau chỗ ngồi của chúng tôi đă có một nhóm du khách, và họ rất kinh ngạc khi thấy chúng tôi bước vào phi cơ. Chúng tôi bồng bế trên tay một lũ trẻ con, trông không được khỏe mạnh lắm, khung cảnh thật ồn ào, người ta la hét nhau, cảnh tượng đó không dễ chịu chút nào. Tôi c̣n nhớ một cặp vợ chồng đă co rút tránh né khi tôi tiến đến để ngồi vào ghế của ḿnh cùng với những đứa trẻ đang kêu khóc trên tay, trong đó có một bé bị nổi ban trông ghê sợ (tuy không lây nhiễm, nhưng tất nhiên họ không biết). Tuy vậy, tôi cũng trấn an vợ chồng ấy về điều này, nhưng họ vẫn c̣n tỏ vẻ kinh sợ lắm …

Rời phi cơ thật lúng túng, tôi rất lo lắng t́m kiếm Nhân Viên Di Trú để giao hồ sơ và cố gắng dành chỗ cho đám trẻ con của tôi. Thật là hỗn loạn. Hàng trăm người xếp hàng phía sau một rào chắn – họ t́m cách sờ vào và gần như muốn bồng lấy các em bé. Tôi cảm thấy phải bảo vệ và ôm chặt lấy bốn em bé, bấy giờ đă vững vàng trong đôi tay tôi, với túi tă trên lưng (cùng với túi nhỏ của riêng tôi) …”

Năm 2008, ba mươi một năm sau đó, 57 cô nhi Việt Nam đến Toronto trên chuyến bay thứ hai vào ngày 15 tháng Tư 1975, đều đă trở thành những công dân của nước Canada. Họ đă trưởng thành, có sự nghiệp và lập gia đ́nh; trong đó có em Thanh Campbell đă trở thành phụ tá mục sư.

Nhà văn Trà Lũ của quyển “Miền đất an lạc” có kể lại câu chuyện đón tiếp các trẻ mồ côi, vào tháng ngày mới đến trung tâm tiếp đón Surrey, thuộc bệnh viện nhi đồng ở Toronto, để chăm sóc sức khỏe cho các em như sau:

“Tôi có một ông bạn Việt Nam đă tham dự vào việc đón tiếp các em này năm 1975. Đó là Giáo sư Đàm Trung Phán. Giáo sư Phán du học bên Úc Đại Lợi và đă đến Canada dạy học từ năm 1970. Ông được trung tâm Surrey báo tin có các em cô nhi từ Việt Nam sang và họ xin ông tiếp tiếp tay giúp đỡ. Hằng ngày ông đă đến chơi với các em, làm thông dịch và làm cố vấn cho ban tiếp rước. Ông kể: Mỗi buổi tối khi ông ra về th́ các em đều khóc, các em níu kéo ông ở lại. Ông ra về mà rớt nước mắt. Đặc biệt có một em lên 3 tuổi thường nói câu này: Xin bác ở lại với cháu cho tới khi mẹ cháu xuống bế cháu rồi bác hăy ra về. Giáo sư Phán hỏi: Mẹ em ở đâu? Em bé chỉ lên trời: Mẹ cháu từ trên cao kia ḱa, mỗi tối mẹ cháu xuống bế cháu vào ḷng và hát ru cháu ngủ. Giáo sư Phán nói với giọng cảm động: Tôi đoán là mẹ đứa bé chết v́ đạn pháo ở Việt Nam. Từ trên trời bà mẹ thương con quá nên chắc bà được phép xuống vỗ về đứa con hằng đêm…

Nhà văn Trà Lũ viết tiếp:

“Tôi cũng nghĩ như vậy, các cụ ạ”

Và…

Tôi cũng nghĩ như Giáo sư Đàm Trung Phán và nhà văn Trà Lũ vậy!

Chiến tranh.

Nước mắt trẻ thơ.

Chiến tranh nào mà không tan nát!

Rát nát trong ḷng!

. . .

Từ mùa xuân, ngày nơi đây càng dài thêm ra; dạo này măi đến 8 giờ tối mới khuất ánh mặt trời. Đă qua đi tháng ngày lạnh giá và đất trời u ám của mùa đông. Thời tiết ấm hơn và ngày dài ra làm sự sống thêm sinh động và tươi vui. Mùa xuân đem nguồn vui và sinh khí đến cho nhân loại. Nhưng niềm vui và sự sống của mùa xuân đă không c̣n đến với biết bao người dân miền Nam Việt Nam; từ năm Tết Mậu Thân 1968. Chỉ riêng ở thành phố Huế đă có đến 8000 người chết và mất tích. Nạn nhân đă bị quân cộng sản “giải phóng” bằng các cách tàn bạo và man rợ, kể cả chôn sống.

Bốn mươi năm sau Thảm sát Tết Mậu Thân, ngày 29-3-2008, nhà văn Nhă Ca, tác giả hồi kư “Giải Khăn Sô Cho Huế”, c̣n xót đau mà kể lại:

“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân - không hề có người lính Cộng Ḥa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành h́nh, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Gịi bọ… Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đă bị chôn sống...

Huế. Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đă bị chôn sống như thế”

Thật vậy!

Đúng như nhà văn Nhă Ca vẫn c̣n ghi nhớ và kể lại: H́nh ảnh người dân ở Huế bị thảm sát thật kinh hoàng; kẻ xưng danh là “giải phóng” đă trở thành những sinh vật thật kinh tởm!

Mỗi buổi sáng, 100 sinh viên t́nh nguyện của “Đoàn Cứu Trợ - Tổng Nha Thanh Niên”, mỗi người được cấp cho một ống dầu khuynh diệp, loại ống thủy tinh nhỏ chứa thuốc chích. Sau khi cưa và bẻ phần nhỏ trên đầu ống bỏ đi th́ cho dầu khuynh diệp thấm vào khăn che mũi; trước khi xuống giúp đào t́m xác trong các hố chôn người…
Trong các hố chôn người có đàn ông và phụ nữ, có người già và có cả trẻ thơ. Sau khi cắt bỏ các dây trói, thu nhặt tất cả những vật dụng cá nhân của người bạc mệnh và chuyển lên theo xác cho thân nhân dễ nhận diện. Dầu khuynh diệp tan loăng rất nhanh bên máu thịt đă śnh thối nhiều ngày. Nhưng mùi tử thi đậm đặc trong không khí không kinh hoàng bằng h́nh ảnh người bị giết hăy c̣n trong cơn hăi hùng và đau đớn tột cùng, v́ bị đập cho bể sọ hay bị chôn sống!

Chiều về, nhúng áo quần vào nồi nước sôi có xà bông ở giữa sân, rồi đem xuống bờ sông Hương mà giặt. Cho dù có giặt giũ, nhồi vắt đến thế nào đi nữa; sự chết và thối rữa vẫn c̣n ướp đậm trong tâm trí, trong từng sợi vải và thấm vào da thịt của chính ḿnh…

T́nh người, t́nh đồng bào đă giúp cho tất cả mọi người giúp đào t́m xác trong các hố chôn người của cộng quân, vượt qua mọi thứ ngăn cản, ngần ngại thường t́nh!

Thế nhưng, thật khó mà tưởng tượng được rằng: những kẻ giết người, giết hại đồng bào ḿnh, hàng năm khi Tết đến vẫn thản nhiên mà tự hào và giẫm đạp lên những vết thương chưa lành của đồng bào miền Nam để nhảy nhót hát mừng “Đại thắng mùa Xuân” …

Và rồi, không chỉ khi Tết đến, những ngày tháng Tư như hôm nay, Nhà nước và quân “giải phóng” lại tiếp tục rầm rộ chuẩn bị ăn mừng kỷ niệm “Đại thắng mùa Xuân”, cho ngày 30 tháng 4 sắp đến.

. . .

Chương Đoạn Kết của Running on Empty, quyển tài liệu lịch sử về Canada và Tỵ nạn Đông Dương 1975-1980, có đoạn viết rằng:

“Người tỵ nạn đă làm nhiệm vụ của họ là làm quen với cái lạnh của Canada và họ đă đền đáp Canada bằng cách nuôi nấng con cháu của họ để trở thành những công dân thành công và hữu ích. Họ rất tự hào đă được trở thành công dân Canada. Đối với các viên chức đă soạn thảo, điều hợp và thi hành nhiệm vụ cho thảm trạng tỵ nạn Đông Dương từ năm 1975 đến năm 1980, nhận được giải thưởng này là quá đủ...”

“Giải thưởng này” là Huân Chương Nansen của Liên Hiêp Quốc đặc biệt trao tặng cho toàn dân Canada, v́ những hoạt động nhân đạo cứu trợ người tỵ nạn Đông Dương là phần thưởng danh dự rất cao quư.

Và sau gần 600 trang sách, các tác giả đă kết thúc bằng hai câu kết như sau: “Cuốn sách của chúng tôi đến đây là chấm dứt. Câu chuyện th́ vẫn c̣n dài.

Thật vậy!

Câu chuyện của người tỵ nạn vẫn c̣n dài!

Những câu chuyện để nhớ và không thể quên!

. . .

Nơi đây, trên quê hương thứ hai, đất trời đang là mùa xuân. Mùa xuân vẫn về trong không gian, theo mùa màng; nhưng đă không về với cái gọi là “đại thắng mùa xuân” trên đất nước đă bị cướp mất Sài G̣n, mất cả Tự Do và Công Lư.

Xuân quê hương của miền Nam Việt Nam đă bị đảng cộng sản cướp đoạt, từ tháng Tư năm 1975!

Trong tác phẩm “Những Kẻ Khốn Cùng”, văn hào Victor Hugo có viết: "Ngay cả đêm đen tối nhất cũng sẽ qua đi và mặt trời sẽ trở lại"

Có phải chăng, rồi có một ngày, đêm đen trên quê hương cũng qua đi, cho người ly hương được trở về quê hương, về ôm Tổ Quốc!

Đến hôm nay, không c̣n bao ngày là đến ngày 30 tháng Tư.

Những ngày ngắn ngủi c̣n lại của tháng Tư này, gợi nhắc tháng Tư năm 1975 trên miền Nam ḿnh, trên mảnh đất Tự Do sau cùng của nước Việt Nam.

Ngày ấy, Sài G̣n trong cơn hấp hối!

Ngày ấy, Sài G̣n chờ đợi thở hơi cuối cùng!

Người ơi,

Cùng chung ḍng máu có biết đau?!

30-04-2022
Bùi Đức Tính
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết