Trời chưa sáng hẳn. Gió chắc c̣n say ngủ đâu đó, không khí chừng như không di động. Nằm trong mấy tấm vách, che mưa gió tạm bợ, bằng tôn (tole) chèn với vải bạt hay nhựa từ bao gạo, bao củ hành, giấy thùng tạp nhạp. Không gian thấp, nhỏ hẹp, hơi nóng hâm hẩm. Cái sạp dài, là chỗ ngồi ăn và cũng là chỗ ngủ chung cho nhiều người, đóng ghép từ các nhánh cây, lớn nhỏ khác nhau, cong quẹo, khấp khểnh. Người tỵ nạn lót chêm giấy thùng hàng cho bớt chông chênh bên dưới lưng. Nơi gọi là giường ngủ của chúng tôi oi nồng mùi máu lẫn với mùi xác rệp, mùi chăn chiếu cũ của những người đi định cư bỏ lại,… Hơi nóng nhiệt đới nung nấu làm các thứ không vừa mũi thêm nồng nặc trong không khí. Tất cả trộn thành cái mùi quen thuộc của những đêm trong trại tù “cải tạo” của chế độ cai trị. Mấy ngày nay, lắm lúc tôi c̣n ngỡ ngàng khi chợt nhớ ra và thấy ḿnh đang ở trên đảo Bidong. Hướng về quê hương, Việt Nam của tôi đă ngàn trùng xa cách. Quê hương ḿnh chỉ c̣n là h́nh ảnh trong thương nhớ. Trăn trở măi cũng không ngủ thêm được. Tôi khẽ ngồi dậy, tránh dấy động giấc ngủ của những người nằm gần, vói tay ṃ t́m khúc thuốc đă hút một đoạn đêm hôm qua, cất để dành trên khung cửa, rồi thả bộ xuống băi biển.

Sáng sớm, nhưng cũng có người thức sớm. Đă có vài nhóm người ra đây từ hồi nào rồi. Nhóm có vài ba người với nhau. Nhiều người chỉ ngồi một ḿnh. Quanh tôi là những người đă cao tuổi. Không biết v́ giấc ngủ đă trở nên khó khăn, ngắn đi, hay v́ khoắc khoải ưu tư thương nhớ quê nhà. Thỉnh thoảng họ nói vài câu ngắn. Tất cả hầu như lặng yên, ngồi hút thuốc hay nh́n ra khơi.

Trời yên gió, đại dương trông thật yên b́nh. Ngoài khơi, mặt nước trong xanh tĩnh lặng, mênh mông như bất tận. Ánh mắt tôi dạo bước trên cầu Jetty dài thẳng tắp. Chầm chậm đi đến khi nhịp cầu ch́m khuất vào màn sương mù ban mai. Đêm ghe sắp đến cửa biển, cầu tàu dẫn lên trạm công an biên pḥng mù mờ trong mưa, chừng như đă làm bảy mươi ba trái tim của người vượt biển ngưng đập... H́nh ảnh những cầu tàu gợi nhắc lắm bi thương xa cách và luyến nhớ bến nhà. Chiều tối mấy hôm trước đây, những người sống sót của chiếc ghe 3392 đă được bước chân lên cầu Jetty để vào Pulau Bidong. Chúng tôi may mắn t́m thấy tự do th́ đă mất quê hương; làm người vô tổ quốc, sống đời lưu vong. Niềm vui trong xót xa đau!

Cầu Jetty đă đón dẫn và tiễn đưa người tỵ nạn cộng sản đến thế giới tự do, gắn liền với những chuỗi ngày tạm trú trên Bidong, lưu lại lắm kỷ niệm trong ḷng người tỵ nạn. Tôi nghe nói, mỗi khi có chuyến tiễn đưa người ra đi định cư, pḥng Thông Tin sẽ phát thanh bài Biển Nhớ và Ngh́n Trùng Xa Cách với tiếng hát của Lệ Thu. Cũng năm năm rồi, tôi chưa được nghe lại tiếng hát của Lệ Thu. Sau khi Sài G̣n bị thất thủ, chế độ cộng sản ban lệnh cấm dùng và phổ biến văn hóa của miền Nam. Văn nghệ sĩ bị bắt đi tŕnh diện, bị giam hay cấm hành nghề. Nhà cầm quyền tuyên truyền và xúi dục thanh thiếu niên cùng dân chúng lùng xét, tịch thu và thiêu hủy sách, báo, thơ, văn, băng nhạc,… văn hóa nghệ thuật của miền Nam. Nhằm mục đích xóa bỏ lịch sử tự do của miền Nam Việt Nam, viết lại lịch sử dân tộc. Đảng trao độc quyền cho những đảng viên chuyên sáng tác, ca ngợi và phục vụ chế độ cai trị. Đó là một tội ác ghê tởm nhất trong văn minh nhân loại. Có người bảo tôi, Lệ Thu cũng đang ở cùng trại tỵ nạn. C̣n ở đây, chắc tôi sẽ có dịp gặp lại, nghe chị đàn hát với thân hữu, được nghe lại tiếng hát Lệ Thu từ loa phát thanh trên đảo. Biển Nhớ và Ngh́n Trùng Xa Cách, do hai tác giả khác nhau sáng tác. Lời nhạc có phần trùng hợp với tâm t́nh tiễn biệt nơi đây lắm. Lắm nước mắt cho người phải ở lại trại tỵ nạn và cũng lắm nước mắt cho người được đi định cư…

Chẳng mấy chốc, ngày đă rạng sáng. Biển thật đẹp trong ánh b́nh minh rực rỡ. Biết đến bao giờ, Việt Nam sẽ có một ngày không c̣n chế độ cộng sản; để người lưu vong có thể trở về quê hương trong một ngày tự do tươi sáng như ngày hôm nay. Hôm nay, tôi và Thành sẽ trở ra và bước đi trên cầu Jetty. Chúng tôi sẽ được theo tàu của Cảnh sát Mă Lai, sang cơ quan cảnh sát bên thành phố Terengganu để họ ghi nhận thêm lời khai; hầu truy t́m hai tàu cướp Thái Lan và các hải tặc đă dă man tấn công và húc ch́m ghe chúng tôi.

Tối hôm qua, Thành từ nhóm bạn quen trên đảo về, ngồi lại và nhắc chuyện về chuyến đi sang thành phố sáng mai. Thành có đưa mời tôi một điếu thuốc. Ngồi nói chuyện, đốt hút khơi khơi hơi phí, tôi để đến khuya mới tẩn mẩn đốt thuốc, thưởng thức một đoạn, xem như thuốc ngon nửa điếu vậy. Không thấy bao hiệu, điếu thuốc có đầu lọc nhưng khói đậm đặc như Bastos Xanh, ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975.

Trên đảo, không biết hàng hóa từ đâu tới, tôi thấy cũng có rất nhiều hiệu thuốc hút ngon bày bán. Trông quen thuộc như trên đường phố miền Nam, thời miền Nam ḿnh c̣n Sài G̣n, c̣n tự do. Có điều, khi được tàu đánh cá Mă Lai vớt lên, tôi chỉ có mỗi cái quần ngắn mặc trên người. Đây là tài sản duy nhất. Cho nên tôi chỉ đi ngang và ngó nh́n cho biết mà thôi. Ngại là ghé vào quầy thuốc và rồi không mua th́ người bán mất vui…

Khúc thuốc để dành đêm hôm qua, sáng nay hút được vài hơi đă cháy đến phần đầu lọc. Đóm lửa nhỏ, âm ấm trong ḷng bàn tay, không mấy chốc đă tàn lụi. Khói thuốc loáng thoáng vụt bay theo gió biển. Tần ngần cầm khúc đầu lọc đă nguội lạnh trên tay một lúc, tôi vùi xuống cát, rồi đứng dậy để đi lần xuống biển. Phía trước tôi là đại dương mênh mông, Thái B́nh Dương…

Biển!

Sóng!

Sóng ŕ rào xô đùa vào băi cát. Nước biển mát lạnh. Tôi bước đi. Cát và nước chen giữa các ngón chân trần. Mặt nước ngập dần lên ngang ngực th́ bên dưới cát bắt đầu cộm đá; nhắc tôi nhớ đến san hô. Đáy biển quanh đảo "Con Rùa" (Pulau Bidong) toàn là san hô. Chúng to lớn, rất cứng và sắc bén, cắt xước da rất dễ dàng. Tôi rút chân lên và bơi ra khơi. Khi biết đàng sau ḿnh là bến, là bờ, nơi an toàn, ḿnh không hoang mang và lo sợ như lúc c̣n trôi dạt giữa biển khơi, trong đêm đen. Tôi bơi mà đầu óc miên man nhớ đến người trên ghe, đến những thuyền nhân người Việt ḿnh c̣n lênh đênh trên biển.

Sau ba ngày bám chặt vào phao, một phụ nữ đă được sóng đưa vào tận bờ biển, gần bệnh viện Terengganu. Chị là người cùng ghe, được tàu Mă Lai cứu vớt và đưa vào cùng trại tỵ nạn Pulau Bidong với chúng tôi. Đă gần một tuần rồi, chưa có tin ǵ thêm của những thuyền nhân cùng ghe. Có phải chăng, chỉ có mười bảy người may mắn sống sót. Tôi hướng về một nơi ven chân trời. Không xa nơi đây lắm, ḷng biển c̣n đang ôm ấp thi thể của các thuyền nhân đồng hành, hay ngọn sóng đang tiễn đưa xác thân người bất hạnh đi vào hư vô.

Thưa Mẹ Việt Nam!

Biển sâu cùng hoang đảo và rừng sâu đă là nơi những đứa con khao khát tự do đă phải bỏ lại xác thân. Gần một triệu thuyền nhân bất hạnh đă để máu và thịt của ḿnh ḥa vào biển mặn!

Tôi cứ bơi, bơi ngược sóng. Đến khi thấm mệt, nh́n lại đă ra ngoài biển sâu. Theo chiều sóng, tôi thả người quay trở vào bờ; để c̣n trở về thay đồ, chờ văn pḥng gọi đi sang Terengganu. Khởi đầu, khi nhóm thuyền nhân làm hồ sơ nhập trại, văn pḥng ghi tôi là người cầm lái chiếc ghe, qua chữ nghĩa tiếng Anh, “boat pilot,” tôi thành “thuyền trưởng”; đại diện cho ghe về thủ tục hành chánh, và cho tôi thêm điều tủi nhục là: thuyền trưởng này đă không chết theo chiếc ghe của ḿnh!

Rất may, các cảnh sát Mă Lai phỏng vấn chúng tôi nói cùng loại tiếng Hoa với Thành, và Thành rất sẵn ḷng giúp về phần ngôn ngữ. Có người chung ghe, ôm cùng tấm ván, bơi đến khi được vớt lên, đă hiểu rơ chuyện và giúp thông dịch như Thành vẫn xác thực hơn là nhờ người khác.

Thành và tôi theo viên cảnh sát đi ra cầu Jetty.

Biển lặng, nước trong xanh, đẹp và yên b́nh. Thủy triều xuống thấp. Tàu cập bến ở cuối cầu. Cơ hội tốt cho tôi được đi bộ từ đầu này đến đầu kia trên cây cầu dài. Đếm bước chân, tôi ước tính Jetty dài khoảng tám mươi mét. Chiếc tàu của cảnh sát có màu trắng, kích thước tương đương với chiếc Duyên Tốc Đỉnh (PCF) của Hải quân, c̣n được gọi là Swift Boat, mà tôi từng theo khi hành quân. Nhưng phần mũi dài hơn, dáng đẹp thanh nhă như tàu du lịch dân sự.
Khi ghe đánh cá chở Thành và tôi vào bờ, cảnh sát viên đưa chúng tôi về cơ quan mặc thường phục. Hôm nay, người đi với chúng tôi cùng thuyền trưởng và hai nhân viên trên tàu cũng mặc thường phục. Đi chung với nhân viên cảnh sát như thế này, chúng tôi thấy dễ chịu hơn. Bộ dạng người tỵ nạn với áo quần phai bạc, bê bết, lại có nhân viên sắc phục cảnh sát đi kế bên, người trong thành phố, nhất là tại thủ đô của tỉnh bang Terengganu, sẽ nh́n và tưởng chúng tôi là kẻ tội phạm. Chẳng rơ cơ quan cảnh sát có ư tế nhị hay không, chúng tôi rất cảm ơn cách đối xử đầy nhân đạo và lịch sự của cảnh sát Mă Lai.

Kuala Terengganu chỉ cách Trại Tỵ Nạn cộng sản Pulau Bidong chừng 30km theo đường chỉ thẳng. Tàu rời bến, ở bên trong pḥng lái nghe tiếng máy thật êm. Động cơ phối hợp với hệ thống thuỷ phản lực đẩy chiếc tàu lướt vùn vụt, như đang bay bên trên đầu ngọn sóng. Đứng trên chiếc tàu đang chạy ra khơi, tôi thương nhớ chiếc 3392 của chúng tôi. Chiếc ghe mũi bầu bĩnh, chỉ để chở hàng trong sông, đă hứng chịu sóng gió phũ phàng ngoài biển khơi và cố giúp đưa chúng tôi vượt biển rộng đi t́m tự do. Tội nghiệp cho chiếc ghe đă phải tan nát thân xác v́ tham vọng của bọn hải tặc bất nhân. Có được động cơ như tàu cảnh sát này, chỉ cần chạy phân nửa tốc độ, bọn hải tặc cũng không thể nào theo đuổi, để hăm hại chúng tôi.

. . .

Mặt trời đang ở chếch trước mũi. Tàu không xuôi về Nam như tôi nghĩ, lại lấy hướng Đông, chạy bọc ṿng qua ḥn đảo nhỏ tên Pulau Karah. Đồng bào ḿnh trên đảo Bidong trông h́nh dạng mà đặt tên; đảo Pulau Karah được gọi là đảo Cá Mập, và đảo Pulau Bidong của chúng tôi, trông rất giống với tên đảo Con Rùa.

Huyền thoại lịch sử nước Việt có lưu truyền về thần rùa vàng, Thần Kim Quy, như sau:

Năm 179 BC, Thần Kim Quy đă linh thiêng đáp ứng lời khẩn cầu của vua An Dương Vương. Thần hiến kế, giúp vua xây thành h́nh trôn ốc và tặng móng vuốt của thần cho vua làm lẫy nỏ. Nỏ Thần mỗi phát bắn đến trăm mũi tên. Thành Cổ Loa và Linh Quang Kim Quy Thần Nỏ, đă chiến thắng quân xâm lược phương Bắc của Triệu Đà, một thời bảo vệ nước Âu Lạc, tên nước Việt thời đó.

Sau đó, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1418 đến năm 1428, Thần hiển linh cho chủ tướng Lê Lợi mượn thanh kiếm có khắc chữ Thuận Thiên. Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo ư trời. Ư rằng cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh của Lê Lợi là thuận theo ư muốn của trời, nhất định sẽ chiến thắng. Thanh kiếm thần linh thiêng đó đă giúp Lê Lợi và nhân dân Việt Nam một lần nữa giải thoát đất nước khỏi ách thống trị của phương Bắc, nhà Minh của nước Tàu. Sau mười năm chiến đấu, dân tộc Việt Nam đă giành lại được tự do và độc lập cho Đại Việt, tên cổ của nước Việt Nam. Lê Lợi lên ngôi vua, vua Lê Thái Tổ, niên hiệu là Thuận Thiên, ông đă thành lập triều đại vĩ đại thứ ba trong lịch sử, tồn tại gần 360 năm. Vua Lê Thái Tổ đă gặp Thần Kim Quy và hoàn trả Thuận Thiên Kiếm trên một hồ nước. Từ đó đến ngày hôm nay, hồ này được mang tên là Hồ Hoàn Kiếm.

Đấy là huyền thoại ngàn năm xa xưa. Từ năm 1945, dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, đất và biển của Việt Nam lại liên tục bị cắt dâng cho quan thầy ở phương Bắc. Thảm họa ngàn năm mất cả đất nước vào tay quân xâm lược phương Bắc đă trở thành hiện thực. Ngày nào c̣n đảng cộng sản cai trị, đất biển Việt Nam c̣n bị chia cắt và dâng hiến cho quan thầy Trung Cộng ở phương Bắc. Có phải chăng, đă đến lúc nhân dân Việt Nam quư khấu đầu mà cầu nguyện và chờ Thần Kim Quy ban cho Linh Quang Kim Quy Thần Nỏ hay Thuận Thiên Kiếm.

Dân tộc Việt Nam không thể tuân theo nhà cầm quyền tay sai, bán nước mà chui lùi vào thời kỳ làm nô lệ cho giặc Tàu như trước đây!

Pulau Bidong giờ đây xa dần. H́nh dáng ḥn đảo thu gọn lại càng giống một con rùa biển khổng lồ đang nằm yên b́nh trong làn nước bao la. Từ năm 1951, Mă Lai đă ban hành đạo luật bảo vệ rùa biển, ngăn cấm các việc gây ảnh hưởng bất an và giết hại rùa. Từ hàng ngàn năm nay, phong tục Việt Nam cũng coi trọng rùa, c̣n gọi là Quy, là một trong bốn linh vật; Long-Lân-Quy-Phụng. Hôm nay đây, Bidong hiền hoà nằm đấy. Con Rùa Bidong đang bao dung che chở và ban cho hàng trăm ngàn thuyền nhân tỵ nạn cộng sản có được thế giới của tự do, tạm trú để chờ ngày đi định cư.

Ngoảnh lại, đảo Con Rùa đă xa khuất bên dưới chân trời, bây giờ xung quanh tàu chỉ c̣n thấy trời và biển. Qua khung kính, đứng bên trong nh́n ra mặt biển, Thành và tôi có ư t́m kiếm những dấu vết liên hệ với chiếc ghe. Thỉnh thoảng trên bọt sóng trắng có những mảnh rác sậm màu cây gỗ, chúng tôi lại nh́n nhau, nghĩ đến những mảnh ván vụn từ xác ghe ḿnh?!

. . .

- Hello!

Thành và tôi cùng quay lại, thấy Moez thân thiện đưa gói thuốc mời. Chúng tôi cám ơn anh chàng cảnh sát tốt bụng, rồi mồi điếu thuốc hút và nói chuyện với Moez. Thuốc có hiệu chữ Mă Lai, khói thơm khá giống như Ruby Queen ngày trước.

Moez nh́n chúng tôi ngó ra biển, ân cần thăm hỏi:

- Miss your boat?

- Yes, very much!

Ngôn ngữ c̣n giới hạn, tôi vắn tắt đáp lời. Đứng hút thuốc, góp chuyện với nhau một lúc, tôi để Thành và Moez nói trực tiếp với nhau bằng tiếng Hoa cho dễ; trở lại khung cửa kính và biển nước. Mới hơn chín giờ sáng. Mấy hôm trước đây; giờ này Thành và tôi vẫn c̣n ôm nắp hầm mũi ghe bơi. Tâm tư tôi ch́m trôi bồng bềnh theo những đợt sóng trắng ngoài khơi.

- Anh Tính!

Nghe tiếng gọi có vẻ cần thiết lắm, tôi xoay lại ngay, chưa kịp hỏi th́ Thành tiếp lời:

- Moez cho biết, cảnh sát dựa vào báo cáo của các tàu đánh cá cứu người trên ghe ḿnh, đang t́m nơi ḿnh bị cướp, sắp tới chỗ ghe tụi ḿnh bị ch́m.

- Vậy à?

Tôi ngạc nhiên nh́n Thành và Moez. Đoán hiểu được lời Thành đă nói với tôi, Moez gật đầu xác nhận và chỉ về phía trước:

- Few minutes. Hopefully, we'll see her!

Một lúc sau, động cơ giảm bớt tốc độ. Bên trong tàu, qua khung cửa kính tầm nh́n bị che khuất. Không biết là sắp tới hay cảnh sát đang chậm lại chỉ để t́m kiếm, tôi bồn chồn hết ngó Moez cùng các nhân viên trong pḥng lái, rồi nh́n ra ngoài biển ngóng t́m. Thời gian trôi qua, nh́n măi ngoài biển cũng chỉ thấy biển với sóng. Chúng tôi lo ngại bảo nhau, gần cả tuần rồi, chắc sóng lớn làm tróc neo hay bứt dây neo và cuốn mũi ghe ḿnh đi mất rồi.

- Come, come… follow me.

Moez rời pḥng lái, vẫy gọi chúng tôi và bước nhanh ra phía sau đuôi tàu. Động cơ chậm lại, thân tàu hạ xuống nằm trên mặt biển bị sóng đẩy đùa, thân tàu lắc lư lao chao. Bốn người cùng bước ra đứng ngoài đuôi, ngó t́m kiếm măi chỉ thấy trời biển trùng trùng. Moez và người bạn cảnh sát lớn tiếng thăm hỏi với thuyền trưởng bên trong. Hiểu ư chúng tôi cũng muốn biết câu chuyện, Moez giải thích:

- Thuyền trưởng nghĩ rằng dấu hiệu trên radar rất có thể là phần mũi của chiếc ghe. Ông ấy tin là tàu đang chạy đúng hướng, chắc là tụi ḿnh bị sóng cao che khuất tầm nh́n nên chưa thấy…

- Here she is!

Có tiếng gọi lớn của thuyền trưởng, báo tin cho chúng tôi.

Tàu tăng thêm tốc độ, lướt nhanh lên rồi đảo ṿng ngang.

Và đây, xa xa ngoài khơi, một khối gỗ đen nhấp nhô ẩn hiện theo sóng. Tàu ṿng gần lại hơn, chúng tôi có thể nhận ra phần sơn đỏ của đà mũi và thấy được đôi mắt ḱnh ngư trắng đen bên dưới. Không phải thăm hỏi thêm, các nhân viên cảnh sát biết chắc rằng đây là mũi chiếc ghe, phần xác thân duy nhất c̣n sót lại của chiếc 3392!

Thành và tôi lặng người, bùi ngùi nh́n mũi ghe.

Các nhân viên cảnh sát cũng lặng yên, cùng chia sẻ xót đau với chúng tôi.

Dây neo căng giữ phần mũi của chiếc ghe cất lên trên sóng; trông như con cá già đă kiệt sức, ráng trồi lên hớp những hơi thở sau cùng. Tàu chạy đến gần hơn, nhưng thuyền trưởng vẫn thận trọng giữ khoảng cách khá xa nơi ghe ch́m, rồi dừng tàu lại cho Moez chụp một số ảnh làm tài liệu điều tra. Đợt sóng cao đẩy mũi ghe lên, lộ ra khung trống thông xuống hầm mũi. Chúng tôi chỉ cho cảnh sát thấy chỗ của tấm nắp hầm mũi trên mũi ghe. Vị thuyền trưởng xoay người trên ghế về phía chúng tôi, lắng nghe câu chuyện. Nơi ấy, tôi đă leo lên tháo lấy nắp hầm, làm phao nương tựa. Và rồi cái nắp hầm mũi đă cùng chúng tôi trôi nổi trên sóng, lênh đênh giữa biển từ đêm tối đến sáng…

Dấu vết mũi nghe mất nắp hầm mũi, phù hợp với câu chuyện đă kể lại với các nhân viên trách nhiệm trên đảo.

Chiếc 3392 chỉ c̣n sót lại bấy nhiêu đấy!

Ngoài mũi ghe, quanh đây không c̣n dấu vết ǵ của nạn nhân trên mặt biển!

Vượt trốn cộng sản là đă chấp nhận cái chết để đánh đổi lấy tự do, dù chỉ là tự do cho linh hồn ḿnh. Biết thân phận cô thế thiếu vơ trang súng đạn, chống lại bọn hải tặc là trăm phần mất mạng; thuyền nhân 3392 vẫn can đảm chọn hy sinh bản thân, để bảo vệ chiếc ghe và thân quyến. Bảy mươi ba thuyền nhân trốn đi, đến giờ phút này, hăy c̣n năm mươi sáu người không rơ tính mạng ra sao, đang ở những nơi đâu…

Moez đứng giữa vỗ vai Thành và tôi, ân cần:

- Going to Terengganu… OK... Come inside!

Tàu chậm chậm khởi chạy, rồi lướt sóng phóng đi.

Chúng tôi luyến tiếc nh́n vói theo mũi ghe đang khuất nhanh trong sóng.

Thương chiếc ghe vô cùng, nó đă cùng tôi san sẻ lắm kỷ niệm, trong những tháng ngày nắng mưa trên sông biển quê hương. Quư mến chiếc ghe đă che chở sóng băo và hải tặc bạo tàn, giúp cho chúng tôi thoát thân đến bến bờ tự do. Bây giờ phải rời bỏ mũi ghe, ḷng xót xa đau như phải bỏ lại một phần thi thể của chiến hữu trên chiến trận.

Văn pḥng cảnh sát tại Terengganu đă có các chi tiết về lời khai của chúng tôi. Hôm nay, họ chỉ hỏi thêm vài chi tiết theo thủ tục hành chánh. Họ đưa cho chúng tôi gần chục sưu tập, h́nh ảnh của các tên có tiền án và liên quan đến các tội phạm trên biển; để chúng tôi nhận diện. Mấy ngày nay, mười bảy người sống sót ráng nhớ về hai chiếc tàu cùng bọn hải tặc. Đêm hôm qua tôi không ngủ được, sáng mai đi mà chẳng gom góp thêm được chứng tích ǵ rơ ràng hơn. Trong trận hỗn chiến với tàu cướp, mạng sống quá mỏng manh, không ai tâm trí đâu để nghĩ đến chuyện sống sót, để nhận diện bọn chúng sau này. Ngoại trừ chiếc tàu tham chiến sau, nó có màu sơn xám tro dị biệt. Nhưng lúc nó tới, trời đă tối lại giữ khoảng cách khá xa, ít khi dùng đèn rọi, nên đă khó thấy rơ mặt thuỷ thủ đoàn. Chiếc kia, như hầu hết tàu đánh cá Thái, tụi nó sơn loè loẹt, xanh cam vàng đỏ, tương tự như nhau. Không ai để ư hay thấy số tàu. C̣n tên tàu là chữ Thái Lan ngoằn nghèo, làm sao mà nhớ biết. Tôi chỉ nhớ mặt thằng Thái Lan lấy cuộn dây có cái đầu cạo trọc lóc. Mặt mày của mấy tên hải tặc vận xà-rông, thằng nào cũng đen đủi và trông tương tự như nhau, cùng một loài quỷ quái… rất khó nhớ hay phân biệt được. Chuyến đi sang Terengganu hôm nay, coi như thủ tục sau cùng của cảnh sát tỉnh bang. Hy vọng nhận diện hay truy t́m được hai tàu hải tặc ấy rất mong manh...

. . .

Bây giờ đă là cuối tháng Ba, nhắc nhớ ngày Quốc Hận 30 tháng Tư!

Đất nước không vương vào khổ nạn cộng sản, đồng bào Việt Nam đă không phải chết trong uất hờn. Hàng triệu hồn oan từ thời Cải Cách, Đấu Tố, Thảm sát Mậu Thân c̣n vất vưởng, oán than.

V́ tự do hàng triệu đồng bào đă phải xa ĺa quê hương!

Năm 54, rời xa thôn xóm miền Bắc, để t́m vào miền nam tự do. Thế rồi năm 75, người đă t́m được tự do nơi miền Nam, lại phải trốn chạy cộng sản thêm lần nữa; phải vượt biên và vượt biển t́m tự do. Lắm người, hai mươi năm đă phải hai lần biệt xứ. Biết bao người c̣n bị lưu đày, ở ngay trên đất nước của ḿnh. Người ra đi như kẻ bị lưu đày nơi xứ lạ. Triệu người đă không sống sót để ghi lại những trang sử đen hăi hùng, khi Nhân Quyền bị đảng cưỡng đoạt... Nhạc sĩ Phạm Duy đă ghi lại nỗi ḷng của ḿnh, người đă phải hai lần trốn chạy cộng sản trong lời nhạc của bài 1954 – 1975:

“Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa.
Chốn đă chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời.
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời.
Một miền Bắc âm u, mưa phùn rơi…

Một ngày năm bốn, cha ĺa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường.
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương…

Một ngày dĩ văng, ôi gần hay xa
Đất nước hai phen chứng kiến bao chia ĺa
Đời của cha con, hai lần vẫy chào.
Chào từ giă quê hương trong hận đau.
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày mai về ôm Tổ Quốc”.


Làm sao mà quên tội ác của cộng sản và bọn hải tặc Thái Lan!

Thành và tôi quay ngó về nơi mũi ghe đă bị bỏ lại… luyến tiếc, xót xa đau. Tôi nhớ và mang ơn tấm ván hầm mũi lắm; nhờ nó mà hai đứa chúng tôi trôi nổi trên sóng suốt đêm, thân xác không ch́m trong Biển Đông.

Thượng Đế hỡi, cái giá của tự do cho đồng bào tôi sao vô cùng khắc nghiệt!

Rồi đây, đến khi nào th́ đất nước tôi thoát khỏi ách cai trị của đảng cộng sản, để tôi được trở về thăm lại quê hương, thăm chiến hữu, bạn bè…

Một lần đi, có phải chăng là một lần vĩnh biệt?

Tôi phải sống,“Phải nuôi ngày mai về ôm Tổ Quốc!

(Kế tiếp: Chương 23)

Bùi Đức Tính

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio
Chương 12 - Ngh́n trùng cách biệt - Audio
Chương 13 - Vượt thoát - Audio
Chương 14 - Biển đông - Audio
Chương 15 - Chiều đen - Audio
Chương 16 - Biển lửa - Audio
Chương 17 - Đêm trắng - Audio
Chương 18 - Lênh đênh - Audio
Chương 19 - Biển xanh - Audio
Chương 20 - Ngày mới - Audio
Chương 21 - Bến bờ - Audio
Chương 22 - Lần cuối - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết