Thấy tôi đă an toàn trên sàn tàu, người lái tàu tăng tốc độ, chạy nối theo chiếc tàu chở Thành phía trước. Gió lùa trên làn da để trần, gây cảm giác ớn lạnh; tôi ngồi co ro trên phần đuôi tàu. Tàu chỉ có hai người, một già và một trẻ hơn, trông gương mặt giống hai cha con lắm. Người cao tuổi đang đứng bên trong pḥng lái. Anh chàng thanh niên Mă Lai khoảng tuổi tôi, coi mũi, đứng dựa vào mui tàu, gần bên tôi. Ánh mắt anh hiền ḥa, có vẻ thương hại cho con người xa lạ mới vừa được vớt lên khỏi biển.

Tôi thân mật làm quen, lên tiếng:

- Thank you again!

- Ok! Ok!

Anh ta nhanh nhẹn đáp lời, miệng cười tươi và khoát tay, ư như muốn nói với tôi là không có ǵ đáng quan tâm. Cả hai chúng tôi đều không nói được tiếng Anh nhiều. Biết tôi đói và khát, anh chỉ ra biển, xoay xoay bàn tay ra hiệu không có ǵ hết và nói với tôi:

- Go fishing, go home… One day…. No food.

Tôi cười cho anh an tâm:

- That's ok!

Có tiếng người lái tàu gọi. Họ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ địa phương. Người thanh niên trả lời và nhanh lẹ khom người chui vào trong mui. Vài phút sau, anh trở ra với cái hộp kim loại nhỏ trên tay. Lật ngửa bàn tay làm mẫu, anh ta vui vẻ ra dấu cho tôi:

- Hand!

Tôi hiểu ư, làm theo. Ngó xem hướng gió, anh xoay người ngồi xuống để lưng và bàn tay che gió, tay kia cẫn thận múc đổ vào ḷng bàn tay tôi hai muỗng đường cát. Tôi đoán, chắc người lái tàu nghe chuyện, bảo anh ta vào lấy đường cho tôi.

- Thank you very much!

Tôi cám ơn anh và thận trọng cho hết nhúm đường trong ḷng bàn tay vào miệng. Hạt đường cát mịn, tan thật nhanh; chất ngọt đê mê thấm trong vị giác. Thật may mắn, hôm nay tôi được gặp lại con người. Người đối với người bằng nghĩa t́nh con người, thật ngọt ngào, dù khác ngôn ngữ, chủng tộc. Không như loài cộng sản, chúng đă mất hết nhân tính; chúng nó dă man với những người mà chúng vẫn ngon ngọt ca tụng là “đồng bào.” Ngay cả nước mắt của cha mẹ, khóc thương khi lặn lội đến nhận xác con trong ngục tù của chúng, cũng bị cán bộ cộng sản cấm đoán. Nếu thân nhân khóc thương, xác người tù sẽ bị giữ lại, và vùi chôn đâu đó theo ư của cai tù. Họ cho rằng những kẻ bị bắt giam, dù sống hay chết đều không có ǵ đáng để thương tiếc. Khóc thương tức là chống lại quyết định giam cầm của nhà cầm quyền.

Cất hộp đường, anh trở ra trao cho tôi ly nước. Nước có vị lờ lợ, chắc là nước giếng. Đă sống miền biển, tôi biết nước ngọt, nước uống trên ghe quư lắm. Cái ly nhỏ, không chứa được bao nhiêu nước, tôi uống thật chậm, cho chậm hết nước. C̣n khát lắm, tôi nghĩ chừng chục ly như thế tôi uống cũng hết, nhưng ráng nhịn chịu. Thiếu nước đă lâu, nhưng tôi tránh mở miệng hỏi xin. Tôi nghĩ, ḿnh c̣n sống và được cứu vớt như thế này là quá ơn phước rồi. Tôi không đ̣i hỏi chi thêm.

. . .

Cảm thấy có ai đang vỗ vào người, lắc kéo vai ḿnh.

Tôi mở choàng mắt ra, thấy sáng chói chang. Ánh sáng trắng xoá bất chợt bừng chói lên mặt; tôi phải nhắm mặt lại. Trí óc chưa hồi tỉnh. Tôi kinh hoàng! Có phải đây là đèn pha của tàu đánh cá Thái Lan?

Choáng váng!

Nóng hừng hực!

Hơi nóng nung nấu thân thể tôi. Có phải chăng tôi đă ngủ quên trên mui ghe đến quá trưa? Tôi mở mắt, thật to để nh́n xem. Bên trên tôi đúng là mặt trời chói chang. Tôi hoảng hốt. Mái che bên trên băng ghế ngồi lái ghe đă biến mất. Tôi ráng nhớ lại xem mái che v́ sao và lúc nào đă không c̣n đó. Nhưng đầu óc trống không, không nhớ hay biết chi rơ hơn. “Thật kỳ lạ!” Tôi lo quá, phải t́m Vũ để hỏi xem sao! Băng ghế lái ghe cũng là chỗ ngủ của tôi; nó rất hẹp, chỉ vừa bề ngang cái lưng của tôi. Theo thói quen, tôi lấy tay ṃ t́m cạnh băng ghế, xem nó ở đâu, trước khi ngồi dậy để không bị lăn trượt xuống nóc mui. Và rồi, tôi cũng không t́m thấy cái cạnh băng ghế đâu cả. Tôi bối rối. Nằm yên đó. Nghĩ xem ḿnh phải làm làm sao cho an toàn đây…

- Hello!

Nghe có ai đó gọi nói lớn tiếng. Tôi quay mặt ngó và thấy bóng dáng một người đàn ông đang đứng gần bên tôi. Trong cơn ác mộng chăng? Tôi nh́n xuống. Giờ th́ đă tỉnh hẳn ra, tôi thấy ḿnh đang nằm trên sàn tàu đánh cá. Bàn tay tôi chạm vào tấm bạt nhựa đen cũ kỹ trên thân người.

Đây là sự thật!

Tôi ráng ôn lại trong trí, nhưng tôi không thể nào nhớ biết chuyện ǵ xảy ra; sau khi nuốt chút đường và uống xong ly nước. Không hề biết ḿnh đă kiệt lực, gục xuống hồi nào. Nhưng tôi thật xúc động khi thấy ai đó trên tàu đă đắp tấm bạt che ánh mặt trời và gió biển cho tôi. Tôi nh́n trở lại hướng có tiếng gọi. Người đàn ông mặc áo sơ-mi trắng, tay c̣n đang kéo hé tấm bạt đắp trên người tôi ra. Thấy tôi đă thực sự tỉnh táo và quay sang nh́n; ông ta buông tay thả tấm bạt xuống, chỉ vào người ḿnh nói gọn:

- Police. Go with me!

Nghe vậy, tôi ngồi bật dậy, kéo tấm bạt qua một bên. Chợt nghe đau rát trên đầu gối. Ngó xuống thấy mảng da mới kéo mặt đă dính theo tấm bạt, bị lột phăng đi, bày ra lớp thịt bên trong đang rướm máu. Th́ ra lúc tránh né tàu Thái Lan, tôi quỳ gối chịu lên sàn để đẩy kéo cần lái cho mạnh và nhanh; sàn ghe tráng nhựa đường nhám sần sùi đă chà lột lớp da trên hai đầu gối, mà chẳng hay biết. Vết thương bị ngâm trong nước biển từ tối hôm qua, đă bị lở loét bầy nhầy. Nằm ngủ yên một lúc lâu, vết thương lành bớt, và lớp da mới kéo màng ở đầu gối đă bị dính vào tấm bạt... Vết thương bị lột da, đă xảy ra, không c̣n là điều quan tâm gấp rút lúc này. Tôi khom nh́n trong mui, ngó t́m hai người đánh cá Mă Lai đă cứu giúp ḿnh, để cám ơn và từ giă, nhưng không thấy ai trong ghe. Ngó lên bờ, tôi hy vọng các vị ân nhân c̣n ở đâu đó trong nhóm dân làng, bên dưới bóng mát của hàng cây trên bờ biển.

- Let’s go! Come with me, please!

Cảnh sát viên lên tiếng nhắc tôi, tay chỉ chỉ hướng lên bờ và quay lưng đi trước. Tôi tuột xuống tàu, đi theo sau ông ta. Sau nhiều ngày trên tàu và bơi trên sóng, bước chân chập choạng, tôi làm quen lại với thăng bằng trên mặt đất và bước theo ông ta.

Một khung cảnh xa lạ mở ra trước mắt. Băi biển vắng, nhà dân thưa thớt. Một làng đánh cá có vẻ nghèo, nhưng an b́nh và t́nh người thật cao cả.

Đây, Mă Lai!

Đây, bến bờ tự do!

Đây, ước mơ của hàng triệu người Việt trên quê hương tôi bây giờ!

Bước lên bờ, tôi thấy Thành đang đứng nói chuyện với viên cảnh sát. Thành cũng mừng khi nh́n thấy tôi, bước nhanh lại thăm hỏi. Thành nói cho tôi biết:

- Ông ấy là cảnh sát, nói là ḿnh đi về cơ quan để phỏng vấn.

Rất may, Thành và cảnh sát viên người Mă Lai này nói cùng loại tiếng Hoa. Bây giờ Thành làm người thông dịch cho tôi và cảnh sát viên Mă Lai.

Thấy ông ta nh́n chờ, tôi nói với Thành:

- Đi Thành, tụi ḿnh vừa đi vừa nói chuyện thêm, chắc ông ta đang chờ ḿnh.

Đi ngang nhóm người dân, tôi đi chậm lại, ngó t́m mà không nhận ra ai là những người đánh cá đă cứu Thành và tôi. Tôi chắp tay chào và cảm ơn tất cả dân làng Mă Lai nơi đây.

Lúc được vớt lên khoảng mười một, mười hai giờ ǵ đó. Giờ này, mặt trời đă xuống khá thấp, chắc khoảng ba giờ chiều. như vậy tôi được ngủ một giấc khá dài. Cát trên bờ biển c̣n nóng bỏng dưới ḷng bàn chân. Ánh nắng phía sau, nóng rát trên da lưng là phải rồi, nhưng sao tôi cũng nghe nóng bỏng trên ngực. Ngó xuống, tôi mới thấy nguyên mảng ngực và bụng của tôi đầy những vết thâm đỏ. Nhớ lại cái cảm giác trơn láng chạm vào người lúc bơi hồi tối hôm qua, tôi hiểu ra, đấy là những con sứa lửa; chất độc của chúng đă làm phỏng lớp da ngực. Thấy ngực ḿnh bị phỏng, coi như không c̣n chỗ trống, tôi nhớ đến Vũ cùng thân quyến của bạn ḿnh, những thuyền nhân trên ghe, nhớ hai đứa con của anh chị Ba… Thành cũng như tôi, không biết tin tức ǵ về gia đ́nh Vũ.
Tôi lầm lũi bước đi…

. . .

- Anh Tính! Quẹo vô đây!

Thành gọi tôi. Ngó lại thấy cảnh sát viên đang tẻ vào hướng một căn nhà nằm gần bên lối đi. Trông giống cái quán ăn nhỏ. Chắc chắn không phải sở cảnh sát, không lẽ họ hẹn nhau ở quán để phỏng vấn. Tôi thắc mắc, nhưng chẳng buồn hỏi han thêm, cứ đi theo.

Đây là cái quán ăn. Quán nhỏ, chỉ có sáu cái bàn gỗ cũ kỹ, bán cho dân lao động, nằm gần bên lối đi lên phố. C̣n mệt mỏi lắm. Mệt và đói. Cho ngồi th́ chúng tôi ngồi xuống ngay cái bàn sát cửa. Quán vắng, chỉ có hai người ngồi uống nước bên trong, gần quầy tính tiền. Họ có vẻ quen biết viên cảnh sát, vui vẻ chào hỏi khi ông ta đi ngang qua. Cảnh sát viên Mă Lai nói chuyện với người bán hàng và lấy tiền trả. Trở lại bàn chúng tôi, ông ấy nói chuyện với Thành và đưa cho chúng tôi mỗi người một hộp thuốc lá loại mười điếu cùng với bao diêm quẹt, rồi đi đến ngồi chung bàn với hai người địa phương.

Chúng tôi mở hộp thuốc lá, đốt thuốc hút. Thành nói:

- Ông ấy bảo, ḿnh chờ thức ăn một chút.

Ít phút sau, người trong quán mang đến bàn hai tách trà sữa. Khói nóng quyện hương thơm của trà thật quyến rũ.

Đói, khát, thèm nhớ món ăn thức uống lắm!

Hơi thuốc đầu tiên trong ngày, và sau nhiều ngày, hoà cùng hương vị của tách trà sữa thơm ngọt lúc này, thật đê mê. Hút chưa hết điếu thuốc, thức ăn đă mang đến. Bốn con cá khiêm tốn bên trên dĩa cơm. Cá biển hấp, mặn mặn, thơm béo; rất giống món cá nục hấp ở các vùng biển miền Nam trước đây, ướp gia vị có phần cay hơn. Cá hấp và cơm trắng; chỉ có thế thôi, nhưng là một bữa ăn ngon, thật độc đáo.

Ngon vô cùng!

Đây là bữa ăn đầu tiên trên đất nước tự do!

Bữa ăn ghi nhớ suốt đời!

Tôi tin rằng, sau này, cho dù tôi có may mắn được ăn, được uống bất kỳ món ngon vật lạ nào, cao lương mỹ vị danh tiếng đến đâu đi nữa; chắc chắn các bữa ăn ấy cũng sẽ không thể nào so sánh được với tách trà sữa lúc này, ngon như từng hạt cơm, như từng miếng cá của ngày hôm nay. Tôi thấy ḿnh quá may mắn và chạnh ḷng xót xa tưởng nhớ đến những người đi chung ghe. Gần bảy mươi người khác. Không biết họ sống hay chết hay c̣n trôi dạt nơi đâu…

Ăn uống xong, chúng tôi đi tiếp đến trụ sở cảnh sát. Tại đây, ngoài nhân viên cảnh sát, c̣n có vài người làm việc cho đài phát thanh BBC đến lấy tin. Các phóng viên cho biết câu chuyện về chiếc ghe chúng tôi sẽ đưa vào bản tin tối nay. Nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm cấm dân chúng nghe đài BBC và tất cả các đài phát thanh thuộc thế giới tự do. Sau khi mất Sài G̣n, hàng đêm người dân miền Nam vẫn lén lút nghe tin từ BBC. Khuya nay, gia đ́nh tôi sẽ biết tin 16 người trong 73 thuyền nhân của chiếc ghe vượt biển số 3392 đă may mắn được ngư dân Mă Lai cứu sống. V́ an toàn cho những gia đ́nh c̣n sống tại Việt nam, bản tin sẽ không nêu danh tánh 16 người c̣n sống sót. Điều này sẽ làm gia đ́nh tôi lo lắng cho số phận của tôi, cho đến khi tôi t́m được cách an toàn cho gia đ́nh để nhắn tin về. Cảnh sát cho chúng tôi biết, chiếc 3392 bị tấn công và ch́m khi c̣n cách Terengganu khoảng hai mươi cây số. Chúng tôi được vớt ở một nơi cách chỗ ghe ch́m khoảng mười lăm cây số.

Sau vài thủ tục ngắn ở trụ sở cảnh sát, chúng tôi chờ xe cứu thương đến. Thành và tôi được đưa đến bệnh viện để khám và săn sóc các vết thương trên người. Bệnh viện thật sang đẹp và yên tĩnh. Thành và tôi là hai người sau cùng trong ngày, được tàu đánh cá Mă Lai vớt lên và đưa vào đây.

Khi ra đi, bảy mươi ba thuyền nhân ngồi san sát nhau trong ḷng ghe. Ở đây, chúng tôi gặp nhau, đếm lại chỉ c̣n mười sáu người thẫn thờ nh́n nhau trong bệnh viện. Chúng tôi gom lại gần nhau. Người nằm, kẻ ngồi, thỉnh thoảng mới có một vài câu thăm hỏi khe khẽ. Ḷng bâng khuâng hồi tưởng về thân quyến, bạn bè đă nằm sâu trong ḷng đại dương. Xót thương c̣n đong đầy trong khóe mắt. Thấy c̣n gặp nhau th́ mừng c̣n được gặp nhau, không ai muốn hỏi hay nhắc ǵ đến những người đă khuất mặt. Trong 16 người không có trẻ con, thiếu niên, thiếu nữ. Vũ và vợ con cũng không có mặt tại đây. Tôi an tâm khi gặp lại Dinh. Vết dao chém trên trán đă được bệnh viện chăm sóc, ṿng băng vải trắng quấn ngang đầu Dinh trông như vành khăn tang.

Tôi đến chào thầy Son.

Thấy tôi nh́n cái sa rong thầy đang mặt, thầy kể cho tôi nghe:

- Tụi nó lôi thầy lên tàu. Ghê tởm lắm em. Chúng nó đánh đập bà con ḿnh, hăm hiếp phụ nữ ngay trên sàn tàu. Có người mẹ ôm con vướng víu nó, nó kéo giật đứa nhỏ ra và quăng ngay xuống biển…

Có thằng Thái Lan nó lột đồng hồ của thầy xong, nó bắt thầy hả miệng rọi đèn nh́n, để t́m xem có c̣n dấu vàng hay có răng vàng không… Rồi nó ráng vuột chiếc nhẫn cưới trên ngón tay của thầy ra mà không được. Thầy thấy nó quay ngang mà vói lấy cây dao trên sàn tàu. Biết là nó định chặt ngón tay để lấy chiếc nhẫn, hoảng quá thầy nhào đại xuống biển… Thằng Thái Lan nó phóng theo và chụp được thầy… Vùng vẫy một lúc th́ may sao cái quần “sọt” của thầy bị nó nắm, bị tuột ra… Cũng nhờ vậy thầy mới bơi thoát được…

Hồi sáng này, mấy người đánh cá Mă Lai vớt thầy lên. Thấy thầy không mặc quần, th́ họ đưa cho thầy cái sarong này làm quần đây...

Thầy Son ngồi bên góc giường với chúng tôi.

Giọng thầy chậm, buồn hiu; thầy kể lại chuyện trên ghe, trên biển, chuyện trên tàu hải tặc.

Nhớ là thầy có dẫn theo hai đứa con. Nhưng trong nhóm người c̣n sống sót, không thấy ai trong lứa tuổi mới lớn, là hai đứa con của thầy. Tôi lặng người, không dám thăm hỏi thầy thêm về con của thầy…

Đồng bào tôi đă phải dùng máu và nước mắt của chính ḿnh để ghi lại chuyện vượt thoát t́m tự do. Biết bao nhiêu thương tâm đă chưa bao giờ c̣n dịp kể lại, đă chôn vùi trong đáy biển hay rừng sâu.

“Tự do ơi tự do - tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do - anh trao bằng máu xương
Tự do ơi tự do - em đổi bằng thân xác
V́ hai chữ tự do - ta mang đời lưu vong”


Chiều tối…

Tàu đưa mười sáu người chúng tôi vào trại tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong, Mă Lai…

Mười sáu bóng người, không hành lư, lếch thếch lê bước trên cầu Jetty; đoạn cầu dài thẳng tấp. Cầu Jetty nối liền những hành tŕnh vượt biển lắm nước mắt và tử biệt, từ biển khơi vào trại tỵ nạn cộng sản; khởi đầu của một đoạn đời làm người lưu vong trên đất nước tự do.

Vâng!

V́ hai chữ tự do!

Quanh tôi hăy c̣n âm vang tiếng khóc trong lời cầu nguyện, c̣n đây trong tôi, những đôi mắt thẫn thờ nhoè nhoẹt nước mắt, những khuôn mặt nhợt nhạt bê bết dầu máy, thảng thốt kinh hoàng…

Tự do hỡi tự do!

(Kế tiếp: Chương 22)

Bùi Đức Tính


 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio
Chương 12 - Ngh́n trùng cách biệt - Audio
Chương 13 - Vượt thoát - Audio
Chương 14 - Biển đông - Audio
Chương 15 - Chiều đen - Audio
Chương 16 - Biển lửa - Audio
Chương 17 - Đêm trắng - Audio
Chương 18 - Lênh đênh - Audio
Chương 19 - Biển xanh - Audio
Chương 20 - Ngày mới - Audio
Chương 21 - Bến bờ - Audio
Chương 22 - Lần cuối - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết