Kỳ trước, Chương 2: Xuân Quê Hương.

Hút hơi thuốc dài, Vũ ngó ra ngoài sông một lúc, ngập ngừng, nói nhỏ:

- ... chắc nó… “đi” rồi!

Tôi nghe mất mát, nát trong ḷng:

- Ừ!... chắc vậy rồi... mong nó b́nh an!

Vũ ngẫm nghĩ:

- Mùa này… biển bắt đầu êm rồi!

Vũ t́m một lư do để cùng tôi thấy an tâm hơn về Phát. Nhưng cả hai đều biết, tin tức nhận được về vượt biển thường có lắm đau thương. Cái giá của tự do đánh đổi bằng chính mạng sống của ḿnh và người thân. Ai cũng biết, vượt biên bằng đường bộ hay vượt biển qua đại đương mênh mông, là lao thân ḿnh vào hiểm nguy muôn bề; nhưng người ta phải chấp nhận khi ra đi t́m tự do.

Mùa biển êm hay mùa biển động, người ta vẫn ra đi. Giờ này đây, bao con thuyền mong manh đang đưa thuyền nhân lênh đênh vượt đại dương t́m đến bến bờ tự do…

Chúng tôi yên lặng, nh́n theo khói thuốc. Khói thuốc cuốn bay theo gió. Chợt nghe khói thuốc như vương cay đôi mắt. Hai đứa tôi nh́n theo bóng dáng chiếc ghe ngoài sông xa dần, ḷng chập chùng với lắm ưu tư…

Đây! Chương 3: Con Thuyền
. . .


Chiếc ghe trên sông đă khuất dạng tự bao giờ. Cà phê hết, b́nh trà cũng cạn. Quán lưa thưa người, có xin thêm trà và ngồi lâu hơn cũng không sao. Nhưng hai đứa tôi muốn t́m cái ǵ đó khuây khỏa hơn là ngồi tư lự; nghĩ về thằng bạn Phát đă trốn đi, đă vượt biển t́m tự do, nghĩ về thân phận và số phần của chính ḿnh.

- Chờ tao chút…

Vũ đứng dậy bảo tôi, rồi bước vào bên trong quán. Mua thêm gói thuốc hút xong, trở ra thấy tôi đang ngồi nh́n ra ngoài sông, Vũ khều vai gọi tôi:

- Đi! Tụi ḿnh đi!

Tôi đứng dậy, lặng yên đi theo bạn đến chỗ dựng xe. Tin Phát đă vượt biển c̣n vương vấn trong ḷng, làm ḿnh thấy cái ǵ đó trống vắng, ưu tư…

Vũ đạp cho xe nổ máy rồi hỏi tôi:

- Mày rảnh không?

Leo lên yên xe, ngồi sau lưng bạn, đầu óc tôi c̣n lan man tưởng nghĩ đến Phát và những chuyến vượt biển chập chờn giữa đại dương mênh mông sóng nước, tôi lừng khừng:

- Th́… cũng rảnh… cần ǵ, th́ nói đi bạn hiền.

Vũ khẽ nghiêng đầu ra sau nói với tôi:

- Không làm ǵ, th́ đi theo tao... đi lấy “chưn vịt”!

“Chưn vịt” là tiếng b́nh dân gọi cái cánh quạt quay theo động cơ để đẩy ghe tàu chạy.

Tôi ngạc nhiên:

- Chưn vịt à? ... ghe của ai vậy?

- ... của bác Chín!

Tôi biết bác Chín của Vũ nên vui vẻ nhận lời đi theo bạn ḿnh ngay:

- Ừ! Đi th́ đi! ... Bữa nay tao nghỉ. Ngày mai, ghe chở đường mới tới!

Tôi kiếm được chân phụ việc trong một ḷ nấu đường nhỏ ở gần nhà; làm được hơn ba tuần nay. Họ biến chế đường mía thành đường cát trắng. Khuân vác mấy thùng đường không nặng cho lắm, chỉ cần lưu ư là cái thùng dính đường nhầy nhụa và rất dễ bị nó cắt tay, cắt da thịt ḿnh. Thùng đựng đường được làm rất thô sơ. Người ta cuốn tṛn lớp kẽm mỏng, rồi g̣ hàn cho dính lấy có, để đựng đường. Cho nên, chỉ cần sau một vài lần di chuyển, từ ḷ nấu lên xe, xuống ghe; các thùng kẽm này, ít hay nhiều đều bị bung hông hay hở đáy. Chỗ mà thùng đựng đường đă bị bung rách ra, các góc cạnh kim loại vừa nhọn, vừa bén; cắt da thịt cũng rất ngọt. Lại thêm đường chảy ra dính đầy ngoài thùng, sẽ trây trét từ bàn tay lên cánh tay và bê bết trên bụng ngực. Tôi không chê công việc này dơ hay nặng, chỉ cầu cho có công việc để làm mà kiếm tiền phụ với gia đ́nh.

Đường mía có vị ngọt và mùi thơm cũng ngọt ngào!

Nó nhắc ḿnh nhớ thời c̣n ở trong tù của cộng sản. V́ thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, nên người ta dễ thèm chất ngọt. Mấy người tù may mắn, có thân nhân đi thăm, gởi cho đường mía, thường chia cho bạn bè quanh ḿnh. Mùi đường lúc thiếu thốn này, thơm nồng nàn, quyến rũ khứu giác và vị giác vô cùng. Cho lưng muỗng đường nâu đen vào miệng, ngậm nhẹ nhẹ cho nó chậm tan, để kéo dài giây phút tuyệt vời của chất đường ngọt ngào truyền thấm vào trong huyết quản, ru mê đầu óc….

Ôi, thật tuyệt vời!

. . .

Vũ chạy qua hai góc đường, rồi cho xe chậm lại, quanh vào con đường nhỏ. Con đường này dẫn đến khu phố có các loại tiệm chuyên sửa máy, hàn, tiện… các thứ cho ghe tàu gần bờ sông. Dựng xe trước xưởng máy, Vũ nháy mắt với tôi, hất mặt hướng vào cửa tiệm và cười cười:

- Vô đây!

Tôi bước theo Vũ vào bên trong. Mùi dầu máy, mùi kim loại và hoá chất bị nóng cháy hăng hắc, nồng gắt trong bốn bức tường. Thấy có người bước vào tiệm, người đàn ông trọng tuổi ngó nhanh ra cửa. Nhận ra Vũ, ông liền lên tiếng:

- Tui để ngay cửa đó, mấy cậu.

- Vậy hả, chú Bảy!

Hai người nói khơi khơi, vậy mà có vẻ hiểu ư nhau.

Người mà Vũ gọi là chú Bảy vắn tắt với bạn tôi vài tiếng, rồi chăm chú ngó xuống cái máy tiện đang chạy ŕ rầm. Chú Bảy có vẻ bận tâm với món đồ đang làm dở dang; đôi bàn tay điều khiển cho lưỡi dao chạy gọt ngang, hay cắt sâu hơn vào thỏi kim loại sáng bóng màu đồng, đang quay đều trên dàn máy.

Theo lời chú Bảy, chúng tôi quay lại, nh́n phía sau lưng, nhận ra cái “chưn vịt” của chiếc ghe dựng sát cửa ra vào, sẵn sàng cho khách lấy đi. Vũ hớn hở ngồi sụp xuống, vuốt nhẹ lên cánh quạt bằng đồng, mới toanh, c̣n sáng bóng:

- Đẹp quá, chú Bảy ơi!

Vũ trầm trồ khen, rồi quay sang nói với tôi; và có ư cho chú Bảy nghe:

- Không phải chỉ đẹp thôi… Chưn vịt mà chú Bảy đây làm là bảo đảm chạy ngon lành!... Cháu lấy nghen chú?

Nghe vậy, chú Bảy ngẩng lên nh́n Vũ, ánh mắt tươi vui, với niềm tự tin, tự hào. Chú mỉm cười hài ḷng:

- Ừ!... Th́ cậu cứ lấy đi … Mấy cậu có mang ǵ theo để bao chưn vịt lại hông?

Nh́n lỗ trục của cánh quạt, nơi bắt ráp với trục máy, đă được chú Bảy thận trọng che kín, Vũ tin tưởng:

- Dạ, chú che cái lỗ trục… như vậy là quá ngon rồi. Cháu tính cho nó nằm… lên thùng xe lôi đạp. Vậy… chắc không cần bao che chi thêm đâu, hả chú?

- Ừ, cứ để “dậy”, không hề hấn ǵ nó đâu!

- Dạ! … Tụi cháu cám ơn chú Bảy nhiều lắm nghen!

. . .

Cái “chưn vịt”, hay “chân vịt”, tức là cánh quạt của chiếc ghe, được đúc và tiện bằng đồng, có đường kính đến gần cả thước, 840 mm đấy; cồng kềnh và khá nặng. Vũ và tôi phụ nhau khiêng nó ra khỏi tiệm, để ven lề đường và đón xe chở về nơi có chiếc ghe.

Nh́n cánh quạt to lớn, mới toanh, c̣n sáng bóng nằm dưới chân ḿnh, tôi có phần ái ngại quá, hỏi ư kiến Vũ:

- Hay là… ḿnh kiếm cái ǵ đó, bao nó lại cho kín đáo một chút chứ?

Nghe tôi hỏi, Vũ hiểu ư tôi, nhún vai b́nh thản, nói nhỏ:

- Đừng lo! Khu này chuyên mua bán đồ cho ghe tàu, mấy cái chưn vịt này là thường. Cứ để trần ra như mọi người. Bao che lại, tụi nó mới để ư mà bu vào xét hỏi.

Biết Vũ quen thuộc với sinh hoạt nơi đây, trông chẳng chút ǵ lo lắng, và nghe Vũ nói cũng có lư lắm; tôi tin bạn ḿnh. Chúng tôi chọn loại xe lôi đạp, để nó không chạy lẹ. Ngại là xe gắn máy lắc mạnh làm cánh quạt rớt xuống đường. Cái cánh quạt to thật. Nó nằm kín mít chỗ để chân. Tôi ngồi theo chiếc xe lôi đạp, gác hai chân lên cánh quạt, giúp giữ thăng bằng và trông chừng cái khối đồng có ba cánh to tướng đó. Vũ chạy theo, ngay phía sau chiếc xe lôi chở tôi và cánh quạt. Đến nơi, Vũ dựng xe trong sân, rồi chạy lẹ ra, để phụ tôi khiêng cánh quạt vào trong nhà.

Phần sau nhà sát với bờ sông. Trên băi cạn, một chiếc ghe đang nằm trên giàn gỗ để sơn trét lườn và đặt máy. Tôi bồi hồi nh́n ngắm chiếc ghe với đoạn cốt máy ló ra dưới lườn, chờ lắp cánh quạt vào.

Vũ có vẻ lo lắng khi nói cho tôi biết là trọng tải chỉ có 15 tấn. Vũ lo cũng phải, đối với loại ghe thuyền chở hàng, chỉ có 15 tấn th́ nó nhỏ hơn mấy chiếc ghe chài nhiều lắm. Nhưng nó cũng khá lớn trong sông, nhất là khi nằm cạnh mấy chiếc xuồng con. C̣n khi ra ngoài biển, th́ đúng là chiếc ghe này quá nhỏ; cho nên Vũ sợ rằng chiếc ghe không đủ lớn để chịu đựng sóng gió mà vượt đại dương. Tuy vậy, trong thời buổi hiện tại, có được chiếc ghe và động cơ như thế này th́ quư lắm. Nó là ước mơ của triệu người muốn vượt biển t́m tự do!

Tôi trấn an bạn ḿnh:

- Quá tốt rồi! Ghe nhỏ hơn nhiều mà bà con ḿnh cũng vượt biển được… Đă xin được giấy phép chưa?

Vũ vui vẻ bảo tôi: 

Xong rồi. Tao mới chạy được cái giấy “đăng kư” hồi tuần trước.

- Giấy “đăng kư”?

Chữ “đăng kư” nghe lạ tai, tôi thắc mắc, lập lại hai cái chữ lạ tai ấy. Vũ nh́n tôi cười cười, giải thích:

- Ừ!... th́ nó đó!... tức là giấy đăng bộ đó!

- Vậy à!

- Nó đó! Bây giờ tụi nó gọi là “đăng kư” … Cái ǵ cũng là “đăng kư” hết ráo… Ghi danh tụi nó cũng gọi là “đăng kư” luôn… Mày ráng mà học các thứ chữ mới và nhớ mà nói y chang theo tụi nó… th́ yên thân hơn!

Học thêm một bài học chữ nghĩa rất kỳ dị để sống c̣n, tôi lắc đầu chán ngán; nhưng hứa hẹn cho Vũ an tâm:

- Ừ! Tao ráng học và ráng mà nhớ!

Chế độ tham nhũng như hiện nay cũng có cái lợi. Bây giờ, hễ có tiền lo lót, chạy chọt, chuyện ǵ cũng có thể lọt qua. Ngó dăy số với màu sơn trông c̣n trắng và mới trên mui ghe, tôi ṭ ṃ hỏi thăm:

- 3392 chắc là số mới…

- Ừ, số mới đó... Tụi “đăng kư” nó cho đó.

Lại… “đăng kư”! Tôi lầm thầm nói.

Thực ra, mấy cái thứ chữ mới của chế độ này, nó cũng chẳng mới mẻ ǵ. Trong trại tù, nghe bộ đội và cán bộ nói riết, muốn… điếc tai luôn. Nhưng, không ngờ bây giờ dân ḿnh cũng phải tập tành nói năng giống y như thế. Tôi chán ngán mà lặng yên…

. . .

Chiếc ghe trông như đại đa số những ghe chở hàng trên sông ng̣i miền Nam. Màu gỗ đen mốc, cũ kỹ. Cấu trúc tương tự như hầu hết các ghe thuyền trong sông. Mấy khoang ở đầu mũi được ngăn thành cái hầm ngắn; dùng chứa neo và dây neo, cùng các vật dụng cần thiết khác. Phía trên hầm có tấm nắp đậy h́nh chữ nhật, khá lớn; để lấy neo ra và cất vào dễ dàng. Từ hầm mũi này ra phía sau hầm máy, ḷng ghe để mở trống.

Khoang ghe để trống, không che kín bên trên, th́ hàng hóa chất vun lên cao được, rất tiện lợi cho việc lên và xuống hàng từ hai bên hông; nhưng dễ bị ch́m khi sóng to úp vào. Bên trên thành khoang chứa hàng, có đóng miếng gỗ bề ngang chừng một gang tay. Hai miếng be gỗ chạy dọc từ mũi xuống sau mui này, vừa giúp kềm vỏ ghe thêm cứng chắc, vừa làm lối đi. Tuy bề ngang nó chỉ vừa bàn chân bước đi, nhưng rất cần thiết, nhất là lúc khoang ghe chở đầy hàng hóa. Be ghe rất cần thiết; nó c̣n là đoạn đường nhanh chóng từ sau lái lên trước mũi và ngược lại, và là hai lối đi duy nhất khi ḷng ghe chứa đầy hàng.

Tôi nh́n cái lối đi bên trên thành ghe; nó vừa hẹp và vừa dốc xéo từ pḥng lái lên trên mũi ghe, sao… thấy ái ngại quá!

Đi trên be ghe có khó và nguy hiểm, nhất là lúc ghe đang chạy. Nhằm lúc sóng nhồi lắc chiếc ghe và mặt gỗ bị ướt, rất dễ bị trợt chân rơi xuống nước. Để nhẹ ghe tàu và tiết kiệm tiền bạc, cánh quạt của ghe tàu trên sông đều để trần, không có khung sắt bao che chi cả. Cho nên, trợt chân rớt xuống, trong khi ghe đang chạy, sẽ bị ḍng nước cuốn hút ngay vào cái cánh quạt đang quay chém vùn vụt bên dưới lườn ghe; rất nguy hiểm cho tính mạng.

Dân vùng sông nước, sống theo ghe tàu, th́ ai cũng đều phải biết và đă quen đi trên be ghe từ lúc c̣n trẻ nhỏ. Để không bị dân chúng và công an nghi ngờ, việc trước mắt đó là: bằng mọi cách, tôi phải tập đi trên be ghe, sao cho giống như dân đi ghe, chuyên sống theo ghe thuyền…

Tiếp sau đoạn giữa, dành để chất hàng hóa cần vận chuyển, các khoang ghe phía sau được lót ván che kín, làm thành sàn gỗ để nằm hay ngồi. Dưới sàn gỗ là hầm máy, nơi đặt động cơ của ghe. Cho nên các miếng ván lót sàn này chỉ gác cho nằm lên khung đà; khi cần th́ dỡ lên cho trống chỗ, để tuột xuống bên dưới mà kiểm và chăm sóc động cơ. Bên trên sàn gỗ có vách và nóc, giống như một căn pḥng nhỏ, thường được gọi là mui ghe.

Mui ghe giống như cái hộp bằng gỗ; nhưng là căn nhà yêu quư trên sông nước của người sống theo ghe. Mui được ngăn ra hai phần riêng biệt, có cửa kéo ngang cho gọn và sạch. Ngăn nhỏ ở cận sau mui, làm nơi nấu ăn. Khu vực ở phía trước, là nơi chứa quần áo, vật dụng sinh sống, chỗ ăn và cũng là chỗ ngủ. Hai bên vách của mui ghe, có khung cửa sổ nhỏ, để thêm chút ánh sáng và gió mát khi cần.

Phía sau và trước mui đều có cửa, để chui người ra phía sau lái, hay tuột xuống khoang chứa hàng hoá đàng trước. Chỗ cao nhất trong mui ghe chỉ vừa cho ngồi, hay cong lưng và rùn chân mà đi lom khom. Thực ra, bên trong cái khung gỗ có diện tích cỡ ba mét vuông như thế này, th́ không cần phải đi; chỉ cần lết người, chồm tới lui, hay vói tay qua lại, là có thể lấy được vật dụng khi cần.

Nóc mui có chừa một khoảng trống h́nh chữ nhật, có nắp đậy lại cho kín đáo, nhất là lúc có mưa gió. Khi đứng trên hầm máy, thân người từ ngực trở lên sẽ ló qua bên trên nóc mui; dễ dàng xoay trở để nh́n quanh ḿnh, hay rút người mà leo lên trên mui.

Chiếc ghe thuộc loại chuyên chở hàng trong sông, hay ven bờ biển. Mũi và thân ghe có h́nh dạng tṛn bầu, để chứa được nhiều hàng hoá. Thế nhưng kiểu ghe này cản sóng lắm; nên dễ bị sóng đập bung vỡ ra, khó lướt nhanh và không an toàn ngoài biển khơi.

Với cấu trúc như thế, chiếc 3392 chỉ thích hợp để vận chuyển hàng hóa trong sông hay ven biển; nơi có sóng ít, gió nhẹ mà thôi!

Vũ bước đến đưa bao thuốc hút cho tôi:

- Mày thấy sao?!

Lấy điếu thuốc, tôi cám ơn Vũ, gật gù:

- Ngon lành. Không phải loại ghe đi biển, nên nó ít bị để ư. Có chiếc ghe như thế này là quá tốt rồi…

Vũ nh́n tôi, hỏi nhỏ:

- Sao? ... Có muốn theo tao?

Quá bất ngờ, tôi ngập ngừng:

- Muốn chứ!... Nhưng… mày có dám chứa tao không? … thằng tù “cải tạo,” c̣n bị “quản chế,” không giấy tờ rời nhà hợp pháp?

- Sợ ǵ mậy?!...

Rồi Vũ hạ giọng nói nhỏ với tôi:

- Vài tuần nữa, ghe sẽ xuống nước…. Tao cho mày hay...

Tôi lặng người, không biết phải nói sao!

. . .

T́nh người, con thuyền măi măi lưu luyến bến bờ!

Ra đi t́m tự do là ước mơ của tôi; của hàng triệu người dân trong chế độ cai trị hiện nay. Nhưng ra đi cũng là bỏ lại gia đ́nh thân quyến, bỏ cả quê hương; không sao vẹn tṛn nghĩa t́nh.

Sông nước bao la, biển khơi ngh́n trùng.

Thuyền đời đưa người viễn xứ mơ bến, biết đến nơi đâu!

Ước mơ có điều kiện để trốn đi, bây giờ thành sự thật.

Sự thật đến thật đột ngột.

Tất cả quá ngỡ ngàng…

Một khúc quanh bất ngờ!

Một đoạn đời của tôi từ nay gắn liền theo chiếc ghe mang số 3392…

(Kế tiếp: Chương 4 – Cuộc Đời)

Bùi Đức Tính

Audio: https://www.youtube.com/watch?v=HGG98yeTz2k
 

 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio
Chương 12 - Ngh́n trùng cách biệt - Audio
Chương 13 - Vượt thoát - Audio
Chương 14 - Biển đông - Audio
Chương 15 - Chiều đen - Audio
Chương 16 - Biển lửa - Audio
Chương 17 - Đêm trắng - Audio
Chương 18 - Lênh đênh - Audio
Chương 19 - Biển xanh - Audio
Chương 20 - Ngày mới - Audio
Chương 21 - Bến bờ - Audio
Chương 22 - Lần cuối - Audio
Chương 23 - Để nhớ, để quên - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết