Ba, bốn phát
Tập Truyện Thuyền Đời
13 người cuối cùng về
từ Tiền đồn 3&4 Kon-Tum
Passage to Freedom
Thuyền Đời - Đêm vẫn đen Audio
Đất nước tôi!
Còn nhớ mùa xuân
Tết
Thuyền Đời - Cuộc đời Audio
Thuyền Đời -
Con thuyền Audio
Thuyền Đời - Xuân quê hương Audio
Dòng sông quê hương - Dòng Cửu Long
Ngày oan trái! -
Audio
Đất nước tôi -
Audio
Khi người tù trở về
Tiếng trống Mê Linh -
Audio
Chuyện cuối năm -
Audio
Màu áo cũ -
Audio
Mang theo quê hương
-
Audio
Trong
âm thầm còn nhớ ai! -
Audio
Sài Gòn là đây sao em!
- Audio
Chuyện trăm năm -
Trên quê hương
-
Audio
Chuyện
trăm năm - Một ngày -
Audio
Trăm đắng nghìn cay -
Audio
Chiếc áo Bà Ba -
Audio
Giữa đồng xưa -
Audio
Áo trắng -
Audio
Gửi nơi cuối trời -
Audio
Còn nhớ mùa xuân -
Audio
Từ một chuyến đò -
Audio
Dêm thánh vô cùng
-
Audio
Khi mùa đông về -
Audio
Noel năm nào -
Audio
Khúc quân hành -
Audio
Cho ngàn sau -
Audio
Nghìn trùng xa cách
-
Audio
Rồi
lá thay màu -
Audio
Con chim
biển 3 - Tìm về tổ ấm -
Audio
Con
chim biển 2 - Trên biển khơi -
Audio
Con chim biển 1 - Tung cánh chim
-
Audio
Đốt sách ! -
Audio
Đi học
Sài Gòn
-
Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về -
Audio
Làng tôi -
Audio
Sao em không đến
-
Audio
Anh đi! -
Audio
Vỉa hè đồng khởi
-
Audio
Ngày đại tang
Chuyện mất chuyện còn
Con chim Hoàng Yến
-
Audio
Nhớ cả trời Việt Nam
Còn thương quê hương
tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
Còn nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
-
Audio
Remember!
Cánh chim non -
Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa
Trăm đắng nghìn cay
Con đường
tôi về
Hãy còn đó
niềm tin
Chiều ra biển
Những đứa con đẽ muộn
Một thời kỷ niệm
Bãi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn
Ngày anh đi
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride
We remember
Vui - Buồn … Ngày
hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72
Mùa hè đỏ lửa
Dư âm ngày hội ngộ
44 năm tại California
Có chuyến bay
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để
quên
Cờ mình!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ
Củ khoai mì
Khinh Binh 344
Tết
Nguyễn Vô Danh
---ooOoo---
Mọi chuyện dường như là có sự sắp đặt. Trong cuộc đời tui, bao nhiêu
lần vào sanh ra tử, cứ tưởng là sắp đi thăm ông bà ông vải, nhưng
lại chưa. Bà xã, thỉnh thoảng vẫn chọc quê, "Nghèo mà ham; anh tưởng
muốn đi là đi hả? Tui chưa cho anh đi thì hổng được đi đó. Nghe chưa?".
Chuyện tình duyên thì cũng rụp, rụp, rụp - ý tui muốn nói là xuông
xẻ đó. Còn chuyện người anh kết nghĩa thì như trên trời rớt xuống.
Đúng là người tính hổng bằng Trời tính mà. Tía hay nói như dzậy.
Nói xa nói gần hổng bằng nói thiệt tui là con một trong gia đình
nông dân nghèo. Nghe Má kể lại thì lúc được 1 tuổi rưỡi, tui bị bịnh
ban gì đó, mà hai thầy thuốc Nam trong miệt cồn Dừa (tỉnh Phong Dinh)
này đều bó tay. Tía bằng lòng bán miếng ruộng duy nhất của gia đình
để có tiền đưa tui lên Sài Gòn chữa bịnh, nhưng đường đi quá cực khổ,
và có thể tui sẽ chết trên đường trước khi tới nhà thương, thành ra
lại phải trở về khi đi chưa được một phần năm đường. Hổng lẽ ngồi
khoanh tay nhìn con mình chết, Tía nghe người ta mách hái mấy lá gì
đó trộn với xả nấu cho tôi uống. Uống xong, nghe Má kể lại, tôi giựt
giựt mấy cái rồi nằm xụi lơ, rồi ngủ luôn 2 ngày. Khi tui thức dậy,
Má khóc quá trời vì quá mừng. Qua được cơn bịnh này thì tui hơi chậm
lớn và cũng hơi chậm nói - nghe Má nói như dậy. Giờ ngồi nghĩ lại
thấy thương ổng bả quá trời.
Khi được 5 hay 6 tuổi tui hay theo Tía ra đồng coi dùm Tía mấy cái
cần câu trong lúc ổng làm ruộng. Ngồi hổng có gì làm, tui thường
lượm gạch hay sỏi để chọi chim, rắn hay chuột đồng. Nhiều hôm tui
chọi trúng được vài con chuột hay chim đem về cho Má nướng. Còn cá
trê Tía câu Má kho tiêu ngon lắm. Thỉnh thoảng Tía uống rượu đế với
mồi cá kho tiêu, và khi uống rượu Tía nói nhiều hơn mọi ngày. Phải
nói là cuộc sống khá êm đềm.
Tới 8 tuổi tui mới đi học, nhưng tui học dở lắm, chắc là tại quá ham
chơi. Khi rảnh tui làm ná bắn chim (thay vì chọi đá như hồi nhỏ).
Tui cũng hay chơi bắn bi với tụi nhỏ hàng xóm. Phải nói là tui dùng
ná rất giỏi vì ngày nào tui cũng đem chim, vịt trời hay chuột về cho
Má làm đồ ăn. Khi bắn bi cũng vậy, tụi bạn thua tui dài dài, thành
ra có tiền mua bánh tráng, xôi với cà lem ăn. Chỉ có học là tui dở
thôi. Học đó rồi quên đó. Phải học lớp Năm đến 2 hay 3 lần mới được
lên lớp Tư.
Có lần tan học, trên đường về, tui theo bạn bè vào vườn mía đỏ bỏ
hoang (thân mía màu ửng đỏ hồng, mềm và ngọt khỏi chê luôn). Muốn
được mía lớn tui phải đi tuốt vô trong sâu. Đang kéo chiến lợi phẩm
ra, thì tui thấy đau điếng dưới chưn. Nhìn xuống thì trời ơi, một
con trăn bự đang cắn chặt vô cái bắp chuối. Tui cố kéo chưn ra nhưng
hổng xong vì con trăn mạnh quá. Thân nó trườn tới và quấn luôn chưn
kia. Biết là hổng xong nếu tiếp tục cá đà này, tui la cầu cứu nhưng
vì ở tuốt trong sâu, hổng ai nghe. Hai chưn bị trăn cột xiết rồi,
tui ngã xóng xoài - chuyện đi thăm ông bà là cầm chắc trong tay. Hai
chưn đã tê cứng. Chợt nghĩ tới Tía và Má, tui như bừng tỉnh và quơ
đại cái cặp táp.
Đang dùng cái cặp táp da đập vô đầu con trăn, cây viết văng ra. Tui
dùng cây viết đâm túi bụi vào mắt con trăn. Đâm hết mắt này rồi đâm
qua mắt kia. Chắc là bị tui đâm khá sâu vào mắt, con trăn tự nhiên
nhả chưn ra, lăn lộn, hổng xiết nữa, và bò đi nơi khác. Hôm đó Má
khóc nhiều lắm. Má cứ lẩm bẩm cám ơn ông bà che chở. Má nói là cái
số tui chưa rụng. Tía tới vườn mía hoang và bắt được con trăn mù cổ
bà chảng. Đem ra chợ bán thịt được gần hai chục đồng. Lúc đó 1 lượng
vàng chỉ có 65 đồng. Tía nói sẽ dùng tiền này cho tui khi đi học xa,
hay lúc cưới vợ. Tía cấm hổng được đi vô rừng mía đó nữa. Nói cho
cùng, sau cái vụ trăn quấn thì có cho tiền tui cũng hổng dám vô.
Tui học ạch đụi tới năm 15 tuổi mới học xong lớp Nhứt. Thấy tôi học
chậm, Tía cho tui ở nhà phụ làm rẫy. Mùa hè năm sau nhóm trẻ tụi tui
đá banh thắng nhóm bên cồn Cát 3-2. Tui đá vô gôn luôn 2 trái trong
vài phút chót vì tui chạy lẹ lắm. Được 80 đồng phần thưởng, tui dẫn
"đội banh nhà" ra chợ ăn gỏi đu đủ và uống nước mía. Thắm, cô bán
nước mía, nhận ra tui, nhưng tui hổng nhận ra cổ. Hỏi ra mới hay là
tui học cùng lớp với Thắm 6 năm trước. Cổ khác hẳn con nhỏ ốm nhom,
đen thui hồi đó. Thắm giờ có da có thịt, da bánh mật, nói chuyện có
duyên, và biết buôn bán. Sau lần đó, tụi tui kết nhau. Đưa Thắm về
nhà, Tía và Má mừng lắm. Má nói là Má luôn muốn tui có người anh để
giúp đở bảo bọc vì tui chậm chạp và thật thà. Nay có người bạn đời
giỏi như Thắm đến với tui, Má vui lắm. Tám tháng sau, tụi tui lập
gia đình. Khoảng 1 năm sau khi cưới vợ thì tui phải nhập ngũ.
Chỉ sau vài tháng trong Quân Trường Quang Trung, vì được nhiều sự
chú ý của các huấn luyện viên cao cấp bởi tui chạy đua rất mau (chắc
vì muốn thắng đá banh để có tiền mua nước mía), và tui bắn súng hết
xẩy (hay là vì chọi đá bắt chuột, dùng ná bắn chim, bắn bi kiếm tiền
mua đồ ăn... hồi nhỏ), tui được huấn luyện đặc biêt để trở thành xạ
thủ. Khi mãn khóa ở Quang Trung, tui được chuyển đi Kontum với cấp
bực binh Nhì trong đội Biệt Kích. Nhiệm vụ của tui là trốn trên
những đồi cao có nhiều cây, quan sát, truyền tin và bắn tẻ khi được
lịnh. Có khi tui đi chung nhóm 3 hay 5 người, và có khi chỉ có mình
ên. Thường được thả trên rặng Trường Sơn vào những đêm sương mù dầy
đặc. Những lúc đi xa, tui nhớ Thắm, nhớ Má và Tía lắm.
Cái sướng của công việc này là tui dùng sở trường của mình (chạy mau
và bắn giỏi) để phục vụ đất nước. Tui cũng khoái vụ trốn trên núi
cao vì hồi nhỏ thích chơi Năm Mười. Xếp tui dặn là bất cứ ai hỏi thì
tui phải nói tui là lính kiểng gác kho gạo trên Đà Lạt. Mà cũng hay,
vì sau khi núp trên núi vài tháng nên da trắng và tóc dài, tui dòm
cũng giống lính kiểng lắm chớ bộ. Sau mỗi lần đi công tác vài tháng
tui được nghỉ phép cả tháng với rất nhiều tiền (hình như là tiền tử)
khi về thăm gia đình. Tiền bạc dồi dào, tui mua đồ cho mọi người mút
chỉ. Vì vậy bạn bè, hàng xóm thương, che chở và giúp đỡ tui.
Lần đó sau khi về thăm nhà chưa được 2 tuần lễ, tui bị gọi về gấp vì
có chuyện lớn. Đi lẹ ra Ô Môn, vô sân bay Trà Nóc, bay thẳng về
KonTum để nhận lịnh. Trước khi được điều động lên một địa điểm bí
mật trên rặng Trường Sơn để thăm dò như các lần trước, tui được dặn
là phải cố gắng nhiều vì 2 đồng nghiệp Biệt Kích (BK) đã mất tích
trong vùng đó. Điều may mắn lần này là tui tìm được 2 người BK kia
không xa nơi đáp xuống. Một người đang bị bịnh. Máy truyền tin bị hư,
và đạn dược thiếu thốn tại một số lớn quân nhu bị rớt mất khi thả dù.
Tụi tui núp trong 1 hang núi có nhiều cây rậm rạp. Điều không may
mắn lần này là tụi Việt Cộng biết được sự có mặt của nhóm BK vì họ
tìm ra số quân nhu và dụng cụ bị rớt. Họ lùng kiếm ráo riết. Để được
an toàn, tụi tui im hơi lặng tiếng và chỉ bắn khi thiệt cần. Sau
cùng cũng phải bắn trả vì tụi nó tới quá gần, nhưng tụi tui bắn thật
ít vì thiếu thốn đạn dược.
Tụi Việt Cộng dù đông hơn, nhiều đạn hơn, nhưng hổng dám mạnh dạn
tiến lên vì họ ở vị trí dưới thấp, trong khi nhóm tụi tui phía trên
cao bắn xuống phát nào trúng phát nấy. Cầm cự được hơn 6 tiếng đồng
hồ, thì nhóm tui gần như hết đạn. Chỉ còn vài trái lựu đạn để tử thủ.
Tui không nghĩ là mình qua được con trăng này. Nghĩ tới Thắm, Tía và
Má, tui chạnh lòng. Trong cơn nguy hiểm như chỉ mành treo chuông,
bỗng nhiên máy bay trực thăng tiếp cứu tới. Máy bay phải đánh đông
phạt tây (điệu hổ ly sơn) và dùng hỏa mù để cứu nhóm tui. Trong phi
vụ này, tui bị thương vì té gẫy tay và được đưa về Chẩn Y Viện Cộng
Hòa điều trị. Sau thời gian dưỡng thương, tại tay hổng còn khỏe và
chính xác như ngày trước, tui được chuyển về 1 quận lỵ nhỏ gần Suối
Dây, tỉnh Tây Ninh với cấp bực Hạ Sĩ Nhứt và giã từ cuộc sống BK Đặc
Biệt từ đó.
Khoảng 4 tháng sau thì Thiếu Úy Đức (TUĐ) người Bắc tới làm Phó quận
Trưởng. Tui được lựa làm gạc đờ co (bảo vệ) cho ông Phó. Vài lần
đang lái xe jeep chở ông Phó đi quan sát ngoài biên giới quận thì
tụi Việt Cộng bên kia rừng Tràm bắn lén. Vừa nghe tiếng nổ là tui
phản xạ đẩy TUĐ nằm xuống, che cho ông, và cùng lúc tui nhả hàng
loạt đạn về phía tiếng nổ. Sau vài lần như vậy, tui được tin cẩn hơn
và trở thành cánh tay trái của ổng. Tui luôn khuyên ổng phải cẩn
thận, vì đây là vùng xôi đậu không biết ai là địch, ai là thù. TUĐ
là thượng cấp, nhưng ổng cũng xem tui như người nhà. Một lần đưa ổng
đi xem nhà cửa của dân làng do nhóm lính sửa chữa, TUĐ gặp cô Hân
(con gái bà chủ căn nhà ở cuối quận, kế bên con sông nhỏ ngăn cách
khu rừng Tràm âm u bên kia). Theo như tui thấy thì hình như lúc gặp
cô Hân, TUĐ bị tiếng sét ái tình hay sao đó vì ổng đứng như trời
trồng và nói năng lắp bắp. Thấy kỳ quá, thêm nữa khu này nguy hiểm
khi trời sâm sẩm tối, tui nói thay cho ổng:
- Trễ rồi, Thiếu Úy. Mình phải đi dzề. Chào cô.
Cô Hân đẹp, ăn nói khéo léo... chắc là người bên kia, gài lại đây.
Tía của cô vắng mặt. Hay là ông ta đã tập kết ra Bắc? Thêm nữa, tên
Ba Thọt (ở đối diện nhà cô) - một người có tiểu sử và hành động rất
khả nghi - thường qua lại nhà cô thăm viếng.
Mỗi sáng khi cô Hân đi làm ngang văn phòng quận, tui thấy cô cố tình
đi chậm lại. Hay là cô đang nghe ngóng tin tức? hay là xem cá có cắn
câu chưa? hay là đang dò sét tình hình trong văn phòng quận để tường
trình cho phe bên kia?... Hàng trăm câu hỏi, nhưng hổng có câu trả
lời. Thôi, tốt nhứt là đề phòng thì vẫn hơn.
Vài tháng sau, Kontum, Ban Mê Thuột và nhiều vùng Cao Nguyên thất
thủ. Rồi Bảo Lộc-Madagui vào tay bọn qủy đỏ... Một buổi chiều tháng
Tư, tụi Việt Cộng đem xe tăng, súng lớn tới tấn công quận. Đại Úy
Long Quận Trưởng mất tích. TUĐ và các anh em quân đội tụi tui liều
chết bắn chặn quân địch. Trước hỏa lực quá mạnh của địch, lực lượng
tiểu đoàn phòng thủ quận tan rã. Kẻ chết, người bị thương, người
chạy trốn. Tui và TUĐ đều bị thương nhẹ. Cùng đường, hai thầy trò
chạy về phía cuối quận.
Đinh ninh là Ba Thọt hay cô Hân sẽ chờ để bắt sống hay thanh toán
tụi tui ở đó, tui cầm chắc khẩu tiểu liên sẳn sàng mạng đổi mạng.
Khi chạy tới gần con sông cuối quận (gần nhà cô Hân), TUĐ ngã quỵ vì
kiệt sức. Đang đỡ TUĐ lên, thì cô Hân chạy ra mở cửa rào ra dấu cho
tụi tui vào nhà gấp. Khi vào trong, cô băng bó cánh tay của TUĐ. Cô
đưa cho tụi tôi 2 nắm cơm và ít nước lạnh để ăn cầm hơi. Trong lúc
tui và TUĐ ăn, cô lấy 2 ruột xe đạp, bơm lên, và đưa cho tụi tui. Cô
ta chỉ tay vào con sông sau nhà:
- Hai anh thả nổi chừng 8 hay 9 cây số tới nhà thờ Suối Dây. Nhớ tìm
người Linh Mục gốc Nam Định xin giúp đỡ. Chừng nào khỏe lại thì đi.
Nếu tình hình lộn xộn quá, thi trốn qua Kampuchia. Hai anh đi cho lẹ
trước khi họ tới đây.
Lúc đó tui mới biết là mình sai. Cô Hân là người ơn, chứ không phải
là Vẹm như tui nghĩ. Món nợ cứu mạng này lớn lắm.
Khi tụi tôi xuống sông thì trời đã tối. Nương theo dòng nước hai
thầy trò tới nhà thờ Suối Dây khoảng 2 giờ sáng. Người Linh Mục dấu
tụi tui ở đó gần 3 tuần lễ dưỡng thương. Khi gần như hồi phục hoàn
toàn, TUĐ và tui chia tay. Hôm đó cả hai đều khóc. TUĐ nghẹn ngào:
- Hạ Sĩ Nhất Sơn. Tôi bao giờ cũng xem chú... như người nhà. Cám ơn
chú... đã làm việc với tôi trong 2 năm qua, và... đã giúp đỡ tôi
trong cơn hoạn nạn này. Nếu còn duyên thì anh em mình sẽ gặp lại.
Sau khi từ giã TUĐ và người Linh Mục, tui về Cần Thơ đoàn tụ với gia
đình. Mất mấy ngày mới về tới Sài Gòn. Thành phố giờ có tên mới -cái
tên của kẻ sát nhơn. Tui hổng quen dùng cái tên mới đó. Phải mất
thêm cả tuần nữa mới quá giang về đến cồn Dừa vì xe cộ bị đình trệ
sau ngày đổi đời - cái ngày mà hàng vạn người vui, nhưng hàng triệu
người buồn. Khi bước vô nhà, Má bật khóc vì quá mừng. Thắm thấy tui
tiều tụy quá cũng khóc. Tía thì nhờ người hàng xóm đi mua ít đồ ăn
mừng ngày đoàn tụ.
Hai hôm sau, 3 người Công An tới nhà chỉa súng bắt tui đi lên xã. Xã
trưởng là 1 tên Bắc Kỳ răng hô mã tấu với khuôn mặt khắc khổ nhăn
nheo như cái mền rách. Hắn đập bàn đánh phủ đầu với giọng Bắc đặc
sệt:
- Mày có biết tội phản động làm việc cho CIA cũa Mỹ Ngụy nặng như
thế nào không? Tội ác của mày lớn lắm. Mày có nợ máu với nhân dân.
- Thưa đồng chí xã trưởng...
- Ai là đồng chí với bọn phản động như mày.
- Dạ thưa xã trưởng. Tui chỉ là lính kiểng gác kho ở Đà Lạt. Tui có
bắn giết ai đâu?
- Tao có hồ sơ của mày. Đừng chối cãi nữa. Nhận tội đi. May ra được
Đảng khoan hồng.
- Thưa Xã Trưởng, chắc là có người trùng tên, chứ tui đâu có làm gì
như dậy.
- Giam thằng này lại. Đồ ngoan cố, mất dạy. Tuần tới đưa nó lên
phòng Công An tỉnh để giải quyết.
Tui bị nhốt 8 ngày trước khi bị chuyển lên ty Công An tỉnh Cần Thơ.
Khi vào gặp Trưởng phòng Công An, tui không dè đó là thằng Huân
trong đội đá banh ngày nào. Nó ăn gỏi đu đủ bò khô và uống nước mía
với tui sau các trận đá banh vài lần. Thêm nữa mỗi lần tui về thăm
nhà, tui đều có mua đồ cho thằng Huân và cho dì Tám má nó. Tui cũng
nói là làm lính kiểng trên Đà Lạt, khi nó hỏi.
Thằng Huân nhận ra tui ngay. Tui chỉ trả lời bằng những gì mà Xếp cũ
của tui dặn nói. Tui đổ thừa là có người trùng tên. Nhờ thằng Huân
dễ dãi, tui thoát nạn.
Tui đi cải tạo mấy ngày dành cho Hạ Sĩ Quan. Sau đó được "khoan hồng"
về làm rẫy với gia đình ở cồn Dừa.
Xã hội dưới tay đảng CSVN xuống dốc như xe hổng thắng. Ai cũng nghèo,
đói, và khổ cực. Gia đình tui làm rẫy, cũng bữa đói, bữa no, nhưng
đỡ hơn nhiều người. Tui lại bắn chim sẻ, vịt trời như hồi nhỏ. Tiếp
tục bắt chuột đồng, bắt cá lóc hay cá trê dưới ruộng làm khô lén để
dành cho những ngày mưa gió. Hai năm sau Thắm cho gia đình tui 1 tin
vui là thằng con trai đầu tiên. Rồi năm sau nữa thì thằng thứ hai.
Khi miếng ruộng duy nhất của gia đình bị xung công, Tía rầu rĩ sanh
bệnh và ra đi năm sau đó. Mất đất trồng trọt, gia đình dọn về Ô Môn
năm 1979. Vợ chồng tui làm công làm mướn bất cứ thứ gì ở chợ Ô Môn
để kiếm tiền.
Đã 8 năm từ ngày rời Suối Dây, tui hổng có tin tức gì về Thiếu Úy
Đức (TUĐ). Tình cờ năm 1983 khi đi mua bán đồ ở chợ Cái Răng, tui
gặp Đại Úy Long (ĐUL) Quận Trưởng năm nào. ĐUL mới được thả về từ
trại cải tạo trước đó 6 tháng, và còn đang bị quản chế. Đi đâu cũng
phải xin phép và trình diện mỗi tuần. Thấy tình trạng ĐUL thảm quá,
tui cho ổng 1 con khô mực và nửa ký gạo dấu trong sách tay. ĐUL nói
là có gặp TUĐ trong tại cải tạo mùa Thu năm 1977. Khoảng 2 năm sau,
nghe nói là TUĐ vượt ngục rồi bị bắn chết ở gần biên giới Lào làm
gương cho kẻ khác. ĐUL cũng cho biết là khi được thả, trên đường về
ổng nghỉ 1 đêm tại quận lỵ ngày xưa vì không còn xe về Sài Gòn.
Quận tiêu điều lắm. Tui hỏi về mấy người ở cuối quận kế bên con sông
nhỏ. ĐUL nói là 2 căn nhà đó đã bỏ hoang, xiêu vẹo, không người ở.
Nghe làng xóm nói là bà già (má cô Hân) đã chết và chôn trong ngôi
mộ nhỏ sau nhà. Đứa con gái (cô Hân) thì biệt tăm. Hình như đã chết
trôi vì người ta tìm thấy dép của cổ và cục xà bông ở bờ sông sau
nhà. Tui nghe xong cảm thấy choáng váng như bị trúng gió. Hôm đó tui
về nhà khóc. Vợ tui hỏi. Tui kể lại sự tình. Tội nghiệp vợ tui. Thắm
làm 1 bàn thờ cho TUĐ trên nóc tủ kế bên bàn thờ của Tía và Má, và
tối đó cúng 1 chén cháo trắng.
Làm ăn ở chợ Ô Môn khó khăn, gia đình tui mướn 1 miếng đất cách Ô
Môn 20 cây số để trồng khoai mì và khoai lang. Tui dạy 2 đứa nhỏ làm
bẫy bắt chuột đồng, làm ná bắn chim... Vợ chồng tui thì quen cảnh
nghèo rồi. Chỉ tội 2 đứa nhỏ thiếu ăn và tương lai mù mịt. Nhiều đêm
nóng nực hổng ngủ được, tui cứ nhớ lại những ngày tui ở Suối Dây.
Nhớ TUĐ và nhớ cả người đã cứu hai thầy trò. Chỉ biết chắc lưỡi thở
dài cho người vắn số.
Sau nhiều kế hoạch kinh tế đảng CS đưa ra đều thất bại, chính quyền
thả lỏng và có ý muốn đi theo kinh tế thị trường tự do. Cuộc sống
dân nghèo trở nên dễ thở hơn một chút. Gia đình tui bắt đầu nuôi heo
để thanh toán số khoai lang ung thúi khi bán hổng hết.
Làm sao tui quên được buồi chiều hôm ấy. Đó là một buổi chiều đầu
tháng Tư năm 1995, khi tui đang làm rẫy, ngăn nước không cho vào đất
trồng trọt quá nhiều, thì Thắm ra rẫy gọi về nhà có khách. Khi về
nhà thì thấy 2 người ăn mặc sang trọng có vẻ đàng hoàng. Tui không
nhận ra người đàn bà, nhưng người đàn ông thì nhìn quen lắm. Sau vài
giây ngỡ ngàng, người đàn ông nhìn tui và nói một cách ngậm ngùi
trong nước mắt:
- Chú Sơn có nhận ra tôi không? ... anh Đức đây?
- "Hả,... ôi trời, Thiếu Úy Đức,... ông Phó!..."; Tui trả lời khi
nước mắt bắt đầu ứa ra vì quá mừng.
- Đừng gọi như vậy. Gọi là anh hay anh Đức vì chú là em của tôi mà.
- Dạ, dạ... ông Phó, à quên ... anh Đức. Tưởng là anh đã... Gia đình
tui làm bàn thờ cho anh mười mấy năm nay.
- Thắm ơi, đây là anh Đức. Thằng Tân, thằng Hoàng, ra chào Bác Đức.
- Còn đây là bà xã của anh.
- "Dạ, chào chị. Dạ, chị tên gì?"; Tui hỏi.
- "Chú nhìn kỹ xem ai? Cô Hân ở Suối Dây đó"; TUĐ trả lời.
Tui lặng cả người và đứng chết trân. Người ơn của tui bằng xương
bằng thịt ngay trước mặt. Thời gian như dừng lại. Nước mắt bắt đầu
chảy tràn trên mặt, và giọng nói lạc đi:
- Tui hổng có dè có ngày này... 20 năm rồi. Cám ơn anh chị... đã nhớ
đến tui... Tui mừng quá. Sao... tới bây giờ anh chị mới tới? Tui có
nằm mơ hông?
TUĐ lau nước mắt, rồi chậm rãi nói:
- Chuyện dài lắm. Sẽ kể sau. Bây giờ anh chị mời cả nhà đi ăn mừng.
Tốn cả tuần đi kiếm cô chú đó.
* * * * *
Nghe anh kể lại chuyện trốn khỏi trại tù năm 1979, và bao nhiêu lần
vượt biên hụt, tui nể quá. Chuyện chị giả chết trôi để trốn khỏi
Suối Dây và những lần vượt biên bị bắt thì cũng ly kỳ quá trời. Rồi
đến khúc hai người gặp lại nhau bên Mỹ, tui mừng như là chuyện của
mình. Tui hãnh diện có được ông anh và bà chị dâu giỏi như vậy.
Mấy bữa sau, vợ chồng anh mướn xe đưa gia đình tui đi thăm Suối Dây.
Trên đường về, có ghé Vũng Tàu tắm biển. Thấy thương bà xã và 2 đứa
con tui quá. Lần đầu tiên vợ con tui được đi xe hơi, được đi ra khỏi
Cần Thơ, được lên Sài Gòn, được đi Suối Dây, được ra tắm biển Vũng
Tàu, được đi ăn nhà hàng, được uống nước ngọt cô ca cô la,...
Trước khi về Mỹ, tui hổng dè vợ chồng anh lại giúp một số tiền lớn
để mua một cửa hàng gần chợ Ô Môn buôn bán nông phẩm cho gia đình
tui đỡ cực. Anh chị nói sẽ về thăm thường xuyên hơn.
Tối hôm đó tui thắp nhang cho Tía và Má. Tui thì thầm "Má ơi, Má
luôn muốn là con có người anh để che chở cho con. Má ơi, điều Má
muốn đã xẩy ra. Con cám ơn Tía và Má".
Như tui đã nói, cuôc đời tui như có sự an bài hay sắp xếp. Vào sanh
ra tử bao lần, mà hổng sao. Duyên phận củng thẳng tắp. Khúc sau cuộc
đời, cực thiệt, nhưng lại có thêm người anh nuôi và chị dâu hổ trợ.
Bây giờ tui hổng có kỳ vọng nào hơn là sẽ có một ngày cái nhóm mắc
dịch, khốn nạn, vô thần, vô đạo đức này tan rã cho tui nhờ và cho
người dân bớt khổ.
Ngày đó chắc là phẻ re, há?
Nguyễn Vô Danh
Seattle, một ngày buồn cuối tháng 4
2022-2023
2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013
2012
Hồi ức -
Một thời chinh chiến
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Thân phận người cầm bút
Đứa con dị chủng
Vùng kinh tế mới
Chiến tranh tình báo và điện tử : Hezbollah và Israel
Thằng cu của mẹ
Tiến trình
bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ
Tết với người
lính thời xưa cũ
Người xhuyên chở văn học miền Nam qua vũng lầy...
Chuyện vãn: Nhớ, Quên &
iPhone
Tháng Giêng cỏ non
Tết cuối bên quê nhà
Say đi em
Gà quý phái _ Poulet de Bresse
Quán cháo lú
Mùa Thu mây ngàn
6 sai lầm khi uống sữa
Tây Ninh, chút còn lại trong lòng người lính
HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn tuẫn tiết vào giờ thứ 25.
Anh Triệu Huỳnh Võ
Bốn tháng trên đảo Hoàng Sa
Nửa thế kỷ nhìn lại đời ‘Boat People’
Cựu TT Trump thăm cộng đồng Việt Nam ở Virginia
Người cựu chiến binh già
Mưa Sài Gòn có
buồn không em?
Tại
sao thích ăn phở?
Hy sinh
thầm lặng
Giải phóng
Sài Gòn hay vào ăn cướp Miền Nam?
Anh
tôi
VC chưa được huy chương nào nhưng "Việt kiều" thì đã
Sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng?
Phó Đề Đốc Hải Quân Tuấn Nguyễn
Người lính lái
xe ôm trên thành phố Sài Gòn
Người Phi Công
liều mạng
Nguyễn Ánh 9 - Cô đơn, lạc
loài...
Chuyện tình
lỡ
Tình người tại Mặt Trận
Những người quyết chiến
Đường vào Nông Sơn
Phát Súng “Ân Huệ”
Nếu còn một kiếp sau!
Ve sầu
40 năm
sau đọc lại tác phẩm của mình
TT Trump cộng bố PTT
TT Trump bị bắn
Thăm bảo tàng viện Quốc Gia cựu chiến binh VN
Áo trắng tình hồng
Thơ Nguyên Sa trước và sau
1975
Con người & cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Đơn xin
thăm nuôi cách đây đúng 40 năm (1984 - 2024)
TPB/VNCH “Hoạ Vô Đơn Chí” Vì VC!
Một
quãng đời đã qua
Họa sĩ Bé Ký trong
tôi
Gặp người TPB-VNCH ở khu phố Tàu Bangkok
Gerald Emil Kosh
- Hải chiến
Hoang Sa
Eyewitness and victim of Vietnamese communist
crimes during the 1968 Tet Offensive
Người
Hạ Sĩ Nhứt
Ba và tôi
Không quên ngươòi chiến sĩ QLVNCH
Minh oan và vinh danh QLVNCH
Người Việt và July 4 Hoa Kỳ
QLVNCH, những chiến thắng bị lãng quên
Tình trạng chiếm đóng Trường Sa
Trần Hoài Thư và Ngọc Yến ...
Nhà thơ
cầm súng, Trần Hoài Thư
Huynh Trưởng Nguyễn Mâu
Trên chuyến tàu cuối năm
Đức tính ân cần của người miền Nam trước đây
Nhân ngày chiến sĩ trận vong Hoa Kỳ 2024
Chuyến ra khơi bi hùng
Chuyến bay định mệnh
Cái
chết cả một dân tộc
Vụ đánh chìm tàu 645 của CSBV
Trực thăng rơi.. Tổng thống Iran chết !
Những điều cần làm khi đi nước ngoài
Chuyện một thời để
nhớ
Có công mài sắt có ngày nên kim
Người xưa đâu?
Tùy bút của
Dương Công Quan
Trả súng
đạn này
Quên sao được ngày 30 tháng 4 năm 1975
QLVNCH vẫn chiến đấu ở giờ thứ 25
Cá ăn kiến hay
kiến ăn cá
Tháng Tư buồn ... hiu!
Những tên nối
giáo cho giặc
Nhìn lại mình sau 42
năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975
Đời Y Sĩ trong
cuộc chiến ...
30 tháng 4 — Ði tìm thời gian đánh mất
Cảm
nghĩ về ngày Quốc Hận 30/4/2024
Tôi đã khóc
Mỹ tính kế tháo chạy…
Tháng Tư
Giầy Saut trong tử
địa
Sài Gòn tháng Tư -
1975
Mặt trận Khánh Dương
Nhớ về Trường Sơn
Những chuyện kể năm xưa: 1975
Ngày 30/4/1975
Sự còn mất của
một người em
Chiếc Balo để lại
Tôi gọi họ là Anh
Hùng!
Nhảy vào Triệu Phong
Câu chuyện chiếc
Mũ Xanh
Lý Tống
Những người lính Dù bị lãng quên
TQ chuẩn bị chiếm ĐL năm 2027
Trong lửa đỏ...
Đại đội
C Viễn Thám của tôi
Múa hè đỏ
lửa 1972
Mừng sinh nhật 102 tuổi của ông Trần V. Công
Thành phố
Sài Gòn
Chiến
sự đầu xuân 75
Tướng Trần Quang Khôi - Một đời Kỵ Binh
Chiến trường Kampong Trạch
Biểu tình chống phái đoàn CS Việt Nam
Phù du
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên & những bản tình ca
Chiuyện
tình đẹp của nhà thơ Nguyên Sa
Dịch Norovirus - Cúm bao
tử
Cuộc chiến
không muốn thắng
Có những mùa Xuân…
Nhật ký An Lộc
Qua cơn mê
Tình lính
Cổ
thành QT & Đại Lộ kinh hoàng
Cho người năm xuống trên quê hương
Chai rượu vĩnh biệt
Bốn mươi năm ngày nhập cuộc
Ðại lộ Kinh Hoàng
Trận đánh tại Thường Ðức
Xuân ở nơi
nào?
Năm Thìn nói chuyện Rồng
CSVN lại mồi chài Kiều bào
Người Việt ở Mỹ đón Tết 2024
Hội chợ Tết "Nhớ về Sài Gòn"
Thiệp chúc tết xưa của QLVNCH
Người lính chết sau cùng
Sự kiện quan trọng trong tháng Giêng 2024
Hồi ký 1 con gái đất Bắc tại Sàigòn trước
1975
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...
Vài kỷ niệm với ca sĩ Duy Trác
Chợ hoa Tết rực rỡ ở Little Saigon
Can thiệp nước ngoài vào cộng đồng Úc
Riêng một
góc trời-Ngô Thụy Miên
Hiệp định Paris tháng 1/1973
Nhiều đường vẫn chưa ngọt
Một cái Tết khó quên
Dòng sông cũ
HĐ
TQ suýt bị KQ VNCH bắn chìm sau Hải chiến HS
Tưởng
nhớ các anh hùng tử sĩ hài chiến Hoàng Sa
50 năm hải chiến Hoàng Sa...
Elvis Presley - Ông hoàng nhạc Rock and Roll
Hà Nội muốn phát huy nguồn lực người Việt ở...
Mô thức kinh tế Hoa Kỳ...
Chọn tuổi xTông
nhà
Hai ông bố nuôi