T̀NH NGHĨA TỶ - MUỘI.

Hai câu đối, đối nhau chan chát vừa ư vừa nghĩa vừa chữ mà cũng là biểu thị tư tưởng chính trị của ḿnh đối với đối tượng cũng là đối thủ mà c̣n là địch thủ, kẻ thù của ḿnh:

" Nước trong leo lẻo cá đớp cá,
Trời nắng chang chang người trói người "

Lâu quá không nhớ những ai là tác giả của 2 câu đối này nhưng ngẫm lại thấy sao nó trùng hợp với thái độ của những nhân vật mà kư giả JB. Nguyễn hữu Vinh ghi nhận trong bài dưới đây.

Truyện Tấm - Cám chỉ là một truyện cổ tích dân gian. Không riêng ǵ Việt Nam, hầu như các quốc gia đă có một nền văn háa riêng biệt đều cho chung một h́nh thức câu truyện TẤM - CÁM có khác là dân tộc tính, tphong tục tập quán của đấn nước đó. chẳng hạn Cinderella ở Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển...( Xin xem lại Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, truyện Tấm Cám phần dị bản )

V́ ông JB. Nguyễn Hữu Vinh lấy truyện Tám- Cám làm thí dụ điển h́nh về câu phát biểu của chị Trần Thị Thu Hằng đang sống với chồng bên Pháp tự xưng là chị ruột của chị Trần Thị Nga phát biểu về bản án oan khuất của em ḿnh rằng yêu cầu đại sứ Mỹ không được can thiệp. ( Xin trích ):

"Tôi yêu cầu ngài hăy ngay lập tức rút lại lời kêu gọi Việt Nam thả Trần Thị Nga (em gái ruột của tôi) cùng những tên tội phạm khác! Em gái tôi nó vi phạm pháp luật Việt Nam và nó có tội với đồng bào Việt Nam th́ nó phải trả giá cho tội lỗi của nó". và "Đề nghị ngài đại sứ Ted Osius hăy ngay lập tức rút lại lời đề nghị thả tự do cho em gái tôi".
( Hết trích.)

Câu nói giống y chang của một cán bộ quản giáo tuyên huấn mà chỉ trong chế độ cộng sản mới sản sinh ra những loại người có tư duy nhận thức như vậy.

Sao thời nay đă bước sang thiên niên kỷ thứ Ba rồi mà vẫn c̣n những người mang nặng đầu óc vị kỷ, quan niệm ăn lông ở lỗ, tàn nhẫn với nhau thế ư? Tôi không cho rằng chị ta phát biểu theo đơn đặt hàng hay được gợi ư sắp đặt dàn dựng trước, nói theo yêu cầu. Nếu thế th́ ngu muội thô bỉ lắm thay. Thật không thể hiểu nổi.

Nhớ lại mấy chục năm về trước, thời gian c̣n đang học Tiểu học, " Tiên Học Lễ, Hậu học văn " . Vào trường trẻ con là phải thuộc ḷng những câu ca dao như:" Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ".Lại có câu khác như " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng " hay đơn giản hơn:" Lá lành đùm lá rách " Những câu ca dao đơn sơ đă âm thầm len ḷi vào trong tâm thức người dân VNCH cái nghĩa đồng bào từ trong trứng nước.

Học sinh được rèn luyện, học những câu cao dao khác về t́nh nghĩa anh em . Đại khái như sau:
" Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" Có những bài học phàm những ai đă từng mài đũng quần dưới mái trường Tiểu học học tṛ học troẹt sẽ không bao giờ quên:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, cùng nhà cùng thân,
Yêu nhau như thể tay chận,
Anh em ḥa thuận, hai thân vui vầy. "

Tuy nhiên cuộc đời này cũng không phải lúc nào cũng toàn màu hồng đâu. Có những cái mà người ta gọi là " là mặt lá trái là tráo trở, là trở mặt là...phản bội lật lường. Chuyện xảy ra hàng ngày hàng giờ hàng phút hàng giây giữa những thái độ cư xử của con người với con người chưa nói tới t́nh thân tộc:

" Tưởng rằng chị ngă em nâng,
Ai ngờ chị ngă em bưng miệng cười."

Trở lại truyện Tấm - Cám thời đại. Chắc hẳn chẳng có truyện cổ tích nước nào mà lại có kết luân có hậu mà tàn nhẫn, khuyến khích báo thù rửa hận như trong truyện Tấm - Cám Việt Nam. Đă đành ác giả ác báo rành rành ra đấy nhưng đạo làm người, chín bỏ làm mười. " Lấy chí nhân mà thay cường bạo " đối với cả kẻ thù cơ mà. Ai lại đi khuyến khích xử ác với nhau chứ. Chính con chó nó c̣n không ăn thịt đồng loại cơ mà. Chỉ có con má nó mới ăn thịt đồng loại chó của nó. Bởi thế người ta mới gọi nó là đồ chó má. Lư do là như vậy đấy. Ông bà ta cũng thâm thúy sâu sắc phải biết. Tích lũy kinh nghiệm giáo dục con cái bao nhiêu đời cơ mà.

Ai đời từ sách văn học cho tới toán học, các môn học lư thuyết trong trường, học sinh từ trong trứng nước bắt đầu đi học đă được học chửi rủa, căm thù, sắt máu với ai? Với đồng loại với anh em ḿnh chứ ai.

Những thí du trong toán học, của bậc tiểu học, từ cộng trừ nhân chia đều mang tính chất đấu tranh giai cấp, trả thù mọi người. Chẳng hế thấy dạy các cháu ḷng vị tha, đức bác ái. Nực cười thay, thay v́ học Đức Dục hay công Dân Giáo Dục th́ các cháu được học Đạo Đức Cách Mạng thuần là đấu tranh sắt máu, mắt thế mắt, răng thay răng....th́ làm sao nói chuyện tử tế với nhau được. Người ta rất lấy làm kinh hoàng khi nghe cô chị ruột phát biểu một câu về bản án của em ḿnh trong lúc người ngoài là một Đại Sứ của một Siêu cường yêu cầu thả tự do. Nhưng ta sẽ không ngạc nhiên khi biết chị ta được học hành dạy dỗ trong môi trường XHCN.

Trái lại, chị Trần Thị Nga lại là một đóa sen trắng nuốt, tinh khôi trong vũng bùn đen ô uế nhơ bẩn. Chị là vàng ṛng mà khối vàng ngàn năm chưa chắc có một. Than ôi bọn cầm quyền ngu dốt bảo thủ đă làm thui chột hao tổn bao nhiêu nguyên khí của đất nước lẽ ra phải được đề cao tôn vinh làm rạng danh nước nhà.

MƯA NGUỒN.


Những "Tấm Cám" thời cộng sản
 

nguyenhuuvinh

Gia đ́nh trong tâm thức và cuộc sống người Việt
Trong tất cả t́nh cảm con người Việt Nam, nặng nhất vẫn là t́nh cảm gia đ́nh rồi đến quê hương xứ sở. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đ́nh người Việt là một nét văn hóa riêng có của đất nước, dân tộc này.

Có lẽ, trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt Nam đúc kết tự ngàn đời, vẫn dành những câu, những từ đẹp nhất để ca ngợi t́nh cảm gia đ́nh. Truyền thống đó được đúc kết tự ngàn năm, qua ngàn đời người dân Việt đă cùng chung sống dưới một mái nhà, no đói có nhau và gom góp xây dựng cuộc sống.
T́nh cảm gia đ́nh được hun đúc bởi huyết tộc, máu mủ ruột rà sâu t́nh nặng nghĩa. Đó là t́nh cảm trước hết là với người mẹ, với người cha, vợ với chồng... Tất cả được phản ánh trong kho tàng ca dao với muôn h́nh màu sắc, dáng vẻ. Tất cả đều nói lên sự gắn bó keo sơn, t́nh thương yêu vô bớ bến đối với những thành viên trong gia đ́nh.
Cũng trong kho tàng ca dao đó, không thiếu những câu ca sâu t́nh, nặng nghĩa, đậm đà sự keo sơn gắn bó giữa anh chị em, những anh em ruột thịt.
Trong gia đ́nh nông dân xưa cho đến gần sau này, khi cuộc sống đang hết sức khó khăn và gian nạn, có lẽ mâu thuẫn có thể xảy ra đa số cũng chỉ có giữa nàng dâu với mẹ chồng, giữa chị em dâu, anh em rể... Ít khi có những mâu thuẫn được nói đến nhiều, thành điển h́nh giữa chị em gái, anh em trai hoặc anh em trong nhà.
T́m trong kho ca dao cũ không thiếu những câu ca sâu lặng, nặng ḷng người như miêu tả, như nhắc nhở tất cả chúng ta rằng, t́nh cảm gia đ́nh, anh chị em ruột rà máu mủ của ḿnh c̣n đó, là thân thiết nhất, là gần gũi nhất, đáng được trân trọng nhất. Nào là:
Anh em ăn ở thuận hoà
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Rồi th́:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Hay là:
Anh em như bát nước đầy
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Rồi trong t́nh cảm anh em ruột rà máu mủ, t́nh cảm thâm sâu nhất, đẹp đẽ nhất lại là t́nh cảm chị em gái. Thậm chí, dù có thể có những t́nh cảm chưa đẹp giữa con người với nhau, nhưng t́nh cảm chị em gái th́ khác. Điều này được tục ngữ, ca dao đúc kết trong một câu ví khá táo bạo nhưng hàm ư sâu xa:
"Chị em dâu như bầu nước đái
Chị em gái như trái cau non".
Có lẽ đó là một sự đúc kết có phần quá trong mối quan hệ gia đ́nh nông dân. Thế nhưng, điều đáng nói là câu ví dùng để ca ngợi t́nh cảm sâu sắc, tế nhị và lắng đọng giữa các chị em gái với nhau trong gia đ́nh. Bởi dù cho "chị em dâu" không có t́nh cảm tốt với nhau đi nữa, th́ chị em gái vẫn "như trái cau non".
Cũng như, trong tục ngữ ca dao, cha ông có những lời trách dặn nhẹ nhàng về quan hệ chị em:
Tưởng rằng chị ngă em nâng
Ai ngờ chị ngă em bưng miệng cười
Chính v́ những mối quan hệ gia đ́nh đầm ấm, sâu nặng đó, mà từ xưa đến nay, dù đi đâu, về đâu, dù ở phương trời nào, người Việt Nam vẫn canh cánh bên ḷng nỗi niềm nhớ quê hương da diết mà sâu nặng. Cho dù quê hương có nghèo đói, có đau khổ, có nhiều gian nan, th́ vẫn luôn ở trong tim mỗi người Việt Nam.
Tôi đă gặp những người xa quê hương đến hơn nửa thế kỷ, ngày nay không c̣n có họ hàng, gia đ́nh ở Việt Nam. Thế nhưng khi gặp nhau, tôi đọc được trong họ những nỗi niềm đau đáu nhớ thương về quê hương đất Việt.
Và trước hết để có t́nh cảm quê hương, th́ t́nh cảm gia đ́nh là một giá trị bất biến và không bao giờ mất đi.
Những "trái cau non" thời Cộng sản
Ngày hôm kia, 25/7/2017, cái gọi là Ṭa án Nhân dân Tỉnh Hà Nam đă thực hiện một vở diễn tồi mang tên Xử án công khai.

Nạn nhân là Trần Thị Nga, một người đàn bà một nách hai con nhỏ với cái chân tập tễnh què quặt bởi tai nạn khi được đảng và nhà nước cho đi bán sức lao động, làm nô lệ ở nước ngoài. Rồi sau đó, cô lại tiếp tục bị què lần hai bới đám "giả danh côn đồ" đánh lén một cách hèn hạ.
Cái tội của cô là đă dám nói lên tiếng nói của ḿnh, của những người oan khuất bé miệng. Tội của cô ta là đă ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, đă lo việc của cả 90 triệu thằng dân, đó là chống Trung Cộng xâm lược. Tội của cô là đă không để cho đảng thoải mái tung hoành, cô dám chống lại tham nhũng, bán nước và ngoại xâm.
Thế là hệ thống nhà nước bách chiến bách thắng, hùng hậu và oai vệ công khai đưa cô ta ra xử kín rồi bất chấp lư lẽ, luật lệ để kết án v́ tội "lật đổ chế độ" với mức án khủng khiếp 9 năm tù giam.
Điều này đă đặt ra cho nhiều người ít quan tâm các vấn đề xă hội một câu hỏi: Oai hùng thay, vĩ đại thay, mạnh mẽ thay và vinh quang thay chế độ ta bách chiến bách thắng thế mà lại đi sợ một ả đàn bà vậy sao?
Cả thế giới phẫn nộ, những người có lương tri căm giận hành động táng tận lương tâm và hèn hạ này.
Nhưng, để biện minh cho hành động của ḿnh, nhà cầm quyền Việt Nam đă dùng hệ thống báo chí kết tội một cách thiếu lương thiện đối với nạn nhân. Bầy dư luận viên và các an ninh giấu mặt được thể thi nhau núp trong bụi sủa ra ông ổng.
Điều đó th́ không lạ. Cái thói vừa ăn cướp vừa la làng của Cộng sản xưa nay đến giờ đâu có ǵ khó hiểu.

Thế nhưng.
Tôi thật sự ngỡ ngàng khi đọc những lời của một người tự xưng là chị ruột của Trần Thị Nga. Chị ta tên là Trần Thị Thu Hằng, tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe nói rằng hiện lấy chồng đang ở Pháp.
Tôi rùng ḿnh khi đọc những câu sau: "Tôi yêu cầu ngài hăy ngay lập tức rút lại lời kêu gọi Việt Nam thả Trần Thị Nga (em gái ruột của tôi) cùng những tên tội phạm khác! Em gái tôi nó vi phạm pháp luật Việt Nam và nó có tội với đồng bào Việt Nam th́ nó phải trả giá cho tội lỗi của nó". và "Đề nghị ngài đại sứ Ted Osius hăy ngay lập tức rút lại lời đề nghị thả tự do cho em gái tôi".
Quả là khủng khiếp. Có lẽ, trên đời này chuyện ăn thịt đồng loại th́ đă hiếm, nhưng chuyện chị em gái ăn thịt nhau th́ có lẽ c̣n hiếm hơn ngàn lần.
Tôi cứ nghĩ mông lung rằng: Thôi th́ cứ cho rằng theo suy nghĩ của cô chị này, Trần Thị Nga đă sai. Thế nhưng cha ông ta đă dặn "Chị em gái như trái cau non" t́nh nghĩa máu mủ ruột rà, người đă đạp đầu nhau ra, bú chung một núm vú và cùng được ông bố nông dân kia quạt chung một mảnh quạt mo lại nỡ ḷng giết em ḿnh tàn bạo đến thế ư?

Ngay cả trong bộ luật h́nh sự, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm h́nh sự cơ mà. Em ruột cô ta lăn lóc khốn nạn trong nhà tù cộng sản 9 năm trời, vậy th́ cô ta sẽ sung sướng yên ấm được sao?
Quả là một sự khốn nạn, khốn nạn đến tận cùng.
Điều không thể hiểu được với nhiều người, nhưng nó đă xảy ra.
Quả là sự thật quá khủng khiếp, nhưng trong xă hội th́ điều ǵ cũng có thể xảy ra, nhất là ở cái Thiên đường XHCN này.
Viết những ḍng này, không nhằm để trách móc hay oán giận một bà chị đ̣i thiên hạ không được kêu gọi thả em ḿnh ra khỏi tù tội, hàm hùm miệng sói.
Tôi cũng không viết những ḍng này để mong cô ta, một người chị của nạn nhân cố mà t́m hiểu về ḿnh, về nhà nước, về đảng... những cái mà cô ta đang nhầm lẫn để đến mức bán đứt cả t́nh máu mủ, ăn thịt cả em gái ḿnh mà bợ đỡ. Bởi chắc chắn một điều, dưới con mắt của đảng, một ngày nào đó, th́ cô ta chỉ được đảng thưởng cho những từ đẹp đẽ như "me tây", "thế lực thù địch" hoặc "bọn cao bồi đĩ điếm theo chân đế quốc" như xưa nay đảng vẫn dùng cho lớp người ấy.
Tôi viết những ḍng này, chỉ để nhằm "giải mă" một hiện tượng lạ, một hiện tượng đi ngược với thuần phong mỹ tục, với truyền thống ngàn đời của người dân Việt xưa nay.
Điều khốn nạn hơn, là sự kinh hoàng này lại được ngang nhiên đem ra giữa thanh thiên bạch nhật.
Và vô phúc thay cho dân tộc này là có hàng đàn, hàng lũ lớp trẻ nhảy vào tung hô.
Quả là việc xă hội sẽ sản sinh hàng loạt Lê Văn Luyện là điều không khó.
Giải mă hiện tượng Tấm Cám thời hiện đại
Tôi lớn lên trong một giai đoạn bi thương của dân tộc. Khi c̣n tấm bé trong gia đ́nh, tôi được nuôi dạy với điều cao cả nhất là yêu thương gia đ́nh, kính trọng bố mẹ ông bà và thương yêu các em rồi đến làng xóm, đồng đạo, quê hương, đất nước.
Thế rồi lớn lên tôi đến trường học để "được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" - Hồ Chí Minh, Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 1945.
Thuở xa xưa, khi tôi bắt đầu đến trường, hàng ngày trước khi vào lớp, chúng tôi đứng dơng dạc hô đủ 5 điều bác hồ dạy. Trong đó về t́nh yêu chỉ có yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tuyệt đối không có yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em ḿnh.
Rồi tôi đă được học câu chuyện Tấm Cám.
Khi đó, ḿnh chỉ chăm chú học, đọc và nhớ câu chuyện mà chưa hiểu hết ư nghĩ sâu xa của nó. Ḿnh không thể hiểu v́ sao câu chuyện có kết thúc hết sức bi đát kia lại được đưa vào sách giáo khoa nguyên vẹn để dạy cho con trẻ. Tại sao một cô Tấm được khen là dịu hiền, mẫu mực từ trong sách vở lên đến sân khấu và đi vào trong giấc mơ con trẻ lại có hành động giết em ruột cùng cha khác mẹ của ḿnh một cách tàn bạo bằng thủ đoạn dối trá chỉ v́ mâu thuẫn d́ ghẻ con chồng? Tại sao không chỉ có giết, cô Tấm hiền dịu kia lại c̣n làm một việc kinh hoàng hơn là lấy Cám đem làm mắm gửi cho d́ ghẻ ăn.
Quả là chỉ cho đến sau này, khi đă trưởng thành, tôi mới hiểu: Nguyên nhân việc đưa những câu chuyện rùng rợn như Tấm Cám đó vào giáo dục cho học sinh, chỉ v́ nó đậm tính chất "Đấu tranh giai cấp" của Chủ nghĩa Mác - Lenin. Khi đă mâu thuẫn giai cấp, th́ t́nh nghĩa, mảu mủ ruột rà không có ư nghĩa.
Và thực tế đă chứng minh rằng cái gọi là một nền giáo dục "hoàn toàn Việt Nam" đó đă phát huy tác dụng.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bắt đầu "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" cả đất nước đă xóa bỏ bằng hết mọi giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần trong cuộc Cải cách ruộng đất.
Rồi một thời gian dài, món Chủ nghĩa Mác - Lenin lấy bạo lực cách mạng làm đầu đă phát huy tác dụng ngay trong từng gia đ́nh, ngơ xóm và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xă hội.
Rồi cái gọi là "Cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa" nhằm tiêu diệt hết mọi thứ tôn giáo, tín ngưỡng và niềm tin, đạo đức con người... dai dẳng mấy chục năm qua đă phát huy cho kỷ cương đạo đức xă hội suy đồi.
Xă hội ngày nay, đang được lănh đạo bởi tầng lớp được hưởng nền giáo dục "hoàn toàn Việt Nam". Một xă hội đầy rẫy tham ô, nhũng lạm, ăn cắp, ăn cướp và phá hoại cũng như bán nước. Đó cũng là một xă hội mà lớn trẻ học rất giỏi nghề của cô Tấm là giết người phân thây, là thảm sát...
Và hôm nay, hiện tượng Tấm Cám thời đại mới tồn tại và phát triển là điều không có ǵ đáng ngạc nhiên.

Hà Nội, Ngày 27/7/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

 


B̀NH LUẬN

Năm 2016

Năm 2017

Biết th́ thưa thốt...  
Bằng cấp cùng ḿnh  
Một góc sinh hoạt dân chủ  
Ai lừa bịp ai? 
Thuốc khai quang  
Cái Tôi của người Việt  
Con tư tử đói thức giấc đang quậy khắp nơi..????  
Tâm sự của một người miền Bắc

Kinh nghiệm sống với cs  
Asean từ tham vọng biến thành tôi tớ  
Dù APEC hay dù TPP cũng không cứu được Việt Nam,
Nếu công nhơn Việt Nam không có phẩm chất.
 
Anh hùng hay tội đồ?  
Cẩm nang du lịch VN không thể thiếu  
Thời thế đảo điên  
Cát tát vào mặt VC và TC  
Melania Trump, Mẹ Nấm... 
Khỉ thành người  
Áo yếm tiếp APEC để “khoe” nét truyền thống?

Make America great again  
The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói  
Tội đồ hay công trạng  
Quư tộc, đại gia hay trọc phú?  
Vinh danh bà mẹ VN anh hùng  
Đầy tớ nhân dân
Người Việt với trạm xăng Nhật  
Mỹ đang toan tính ǵ? 
Vũ khí của kẻ bị trị

Quốc sỉ hay quốc nhục?  
Trẻ thơ ơi tin buồn...  
Lời mời gọi "Ḥa Hợp Ḥa Giải" của hội nhà văn HN  
Yêu xă hội chủ nghĩa  
Câu chuyện trẻ con di dân lậu
Không thể hoà họp - hoà giải với cs  
Oeo phe
Sinh hoạt nhân gian  
Mơ mộng hăo huyền 
Đảng nào đang gặp nạn?  
Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN  
Gian nhân hiệp đảng  
Ước mơ hoang tưởng  
Chạy đua vơ trang  
Phụ nữ phe ta quyết tâm vùng lên ! 
Tuyên truyền láo toét 
Hà Nội ngày xửa ngày xưa  
Kêu gọi cảnh tỉnh
T́nh nghĩa tỷ - muội
Sống c̣n trong tù
Tư cách văn nghệ sĩ  
Ai cho ai tự do?  
Những kẻ phản bội
Chiến lược lâu dài
Con trâu biết làm toán....
Ăn tàn ăn mạt...  
Thế này là thế nào?  
Gánh vàng đi đổ sông ngô 
Sống đời cho đáng sống  
Hối tiếc Việt Nam Cộng Ḥa  
Vàng và Cứt  
Mạng người lá rụng 
Cái nhà là nhà của ta...  
Suy nghĩ bên đèn đỏ ở Nara 
Đất nước vĩ đại mà lạ lùng !  
Cụ rùa đánh bại dă nhân
Khi người văn minh hành xử 
Thay ngôi đổi chủ  
Chúng ta đang tự lừa nhau  
Được ǵ mất ǵ ?  
Xưng hô, đối thoại 
Câu chuyện một lá thư
Ư thức dân chủ  
Viết cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  
Tự Do nghĩa là ǵ?  
Đồng Tâm và dân trí  
Bên lề chuiyện phát minh  
Trả thù hèn hạ  
Điều trần FBI: Bạch hóa TT Trump?  
Que sera, sera - Cái ǵ đến, sẽ đến?  
Cậu phụ bếp và Tiếng Việt
Quà tặng cấp quốc gia  
Giải trí trong giờ làm việc  
Trả nớ hay quỵt nợ  
Lầm đường hay đúng đường  
Gia đinh trị 
Chuyến đi phó hội  
Chính trị là như thế! 
Chuyến công du của TT. Donald Trump  
Vẫy tay, vẫy tay, chào nhau....  
Cuốc chiến sinh tử  
Lạm phát
Cỡi ngựa xem hoa
Một thời đă qua  
Khi tôi chết, (hăy) xô tôi xuống địa ngục  
Thế này là thế nào? 
Miệng kẻ sang có gang có thép! 
Động đất tại ṭa Bạch Ốc?  
Hăy học theo tinh thần dân tộc của cụ Ngô  
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến... 
Có hay chăng ta? 
Hy sinh

Có một thời như thế đó!  
Vang bóng một thời 
Sau ngày giải phóng 
Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CS 
Quyết định anh minh 
Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam  
Bao giờ được như…xưa?  
Đă từng có đàn ông Việt như thế !  
Phát xuất từ Tàu cộng  
Nước chảy qua cầu
Khái niệm định hướng xă hội chủ nghĩa
Nhổ ra, liếm lại  
Cá mè một lứa  
Tắm biển, ăn cá ở vũng áng  
Bệnh viện tâm thần Mai Hương
Phản ứng cấp thời của người dân

Tĩn nước mắm
Quân tử và kẻ tiểu nhân  
Đổi đời hay đời đổi?  
Tháng 4 của những xót xa  
Giữa Cừu và Sói  
“Về” hay “không về”
Nhạc vàng - Tại sao cấm?  
Hậu quả của giáo dục phóng túng... thân cộng ở Mỹ  
Khổ lắm! Nói măi!!!  
Rừng thiêng  
Cưỡng lư, đoạt từ  
Hộ khẩu hay hậu khổ
Đào thải theo thời gian  
Nói chuyện với đầu gối

Ai đáng khinh hơn ai?  
Cấm - không cấm - cấm  
Gọi tên cuộc chiến  
Đóng cửa trái tim  
Con đường xưa
Nói với các cựu cán binh cộng sản  
Cái sẹo "Gạc ma" 
Không c̣n ǵ để nói!  
Đức Thánh Trần đối đầu Tập Cận B́nh  
Quyết chiến với dân  
Người khôn của khó  
Chuyện lăng tẩm và tượng đài của các lănh tụ CS
Tôi đậu bằng … lái xe ở Mỹ  
Thư viện lưu động  
Cái loa phường chèo  
Giết người có ba - tăng  
Quân tử bẻm mép  
Ăn cháo đá bát  
Lo ḅ trắng răng  
Tôi và bạn

Gánh vàng đi đổ sông ngô
Lá mặt lá trái ... cuộc đời
Hai bố con cùng làm Tổng Thống  
Kịch bản hạ màn  
Lại nói về lá cờ  
Nói như chó liếm nước

Phú quư giật lùi, văn minh thời đại  
Nước đổ lá khoai  
Lưu manh tráo trở  
Số phận bài hát "Ly Rượu Mừng"  
Văn hóa phong b́  
TT Trump làm việc  
B́nh dân học vụ  
Ai đó  
Tiếng nói từ Mộ Đức về nhân vật Phạm Văn Đồng
Tiêu thổ kháng chiến chống Trump
Cái khó ló cái khôn
Bán nước bán non
Cáí ṿng lẩn quẩn  
Chuyện b́nh thường  
Không c̣n cái nhục nào hơn
Ngoan cố / Bé cái lầm  
Buỗi chào cờ khônc có lá Quốc Kỳ... 
Mẹ kiếp : Đứa nào bán nước?
Cứ tưởng bở
Bệnh lười dưới chế độ CS