CHIỀU BUỒN BIÊN GIỚI

VI VÂN.

Mỗi lần nh́n h́nh ảnh băo lụt ở miền Nam Việt Nam, nhất là nơi gần biên giới với một vùng nước mênh mông trắng xóa, làm ngập ch́m bao nhà cửa, ruộng vườn, gia súc lẫn cỏ cây hoa lá. Ḷng tôi chợt nghe chua xót, ngậm ngùi nhớ về nơi đó, nơi tôi có một trời kỷ niệm dấu yêu, một trời buồn thương chất ngất không bao giờ có thể lăng quên…

Tôi có một người d́ bà con lấy chồng xa xứ nên chưa từng gặp mặt. Vào năm tôi 18 tuổi d́ bỗng xuất hiện với người con gái 21 tuổi tên Cẩm Hường đang theo học trường Sư Phạm tại Vĩnh Long. Tôi và chị Hường quen thân nhau nhanh chóng, chị mời chúng tôi xuống quê chị chơi nếu có dịp và cơ hội đó đă đến với tôi vào cuối mùa hè năm ấy.

Nơi d́ ở là một làng quê thuộc quận Tân Châu tỉnh Châu Đốc, gần sát biên giới Miên-Việt.Tôi được biết qua vài tỉnh miền Tây và Sàig̣n nhưng chưa bao giờ nh́n thấy những căn nhà như ở đây. Nhà cất trên nền sàn cao chừng hai mét, mỗi nhà đều có bậc thang đi lên giống như leo lên lầu. Ở miền rừng núi đồng bào Thượng cất nhà như thế để tránh hổ, báo, chó sói vào nhà nhưng ở đây…chung quanh là sông nước, đồng ruộng, cây cối xanh tươi sao có chuyện lạ lùng như vậy?Tôi không khỏi ṭ ṃ, hiếu kỳ vội hỏi chị Hường:

-Chị ơi, sao người ta cất nhà cao như vậy? Chắc có cọp vào nhà ban đêm hả?

Chị Hường vốn vui tính và tinh nghịch, chị mỉm cười bảo tôi:

- Em cứ ở lại chơi lâu lâu rồi sẽ biết. Bí mật mà, không cho em biết bây giờ đâu.

- Em được phép ở lại chơi một tháng, liệu bí mật đó có được giải đáp không?

Chị đưa mấy ngón tay tính toán lẩm bẩm rồi nói:

- Được chứ, khoảng ba tuần nữa em sẽ biết thôi.

Tôi cảm thấy sợ sệt, bất an v́ chỗ nầy kỳ quái, đầy bí hiểm nhưng cố làm ra vẻ thản nhiên v́ sợ bị chê là đứa nhát gan.

D́ tôi có bốn người con: anh Thiên Tường, chị Cẩm Hường, Thúy Hạnh và Ngọc Lan là cô gái út mới 10 tuổi. Chồng d́ mất đă 8 năm rồi. Anh Tường là con trai lớn và duy nhất nên được miễn dịch v́ lư do gia cảnh. Anh lo về tài chánh trong gia đ́nh, hai chị Hường, Hạnh được gửi đi học xa nhà rất tốn kém, nghỉ hè họ mới được trở về nhà.Thật là gánh nặng cho người thanh niên mới 25 tuổi đời. Tôi lấy làm tiếc cho anh Tường, một thanh niên khỏe mạnh, tuấn tú, hoạt bát lại chôn cuộc đời nơi heo hút nầy. Những ngày ở đây tôi được anh hướng dẫn đi chơi nhiều lần và được nghe tâm sự của anh.

Anh đă học xong Tú Tài 2, tuy được miễn dịch nhưng anh không xin làm việc ở các công sở v́ lương không đủ trang trải cho gia đ́nh. Anh theo bạn bè đi buôn những chuyến “hàng lậu” từ Campuchia vượt qua biên giới về Việt Nam. Hàng lậu có nghĩa là trốn đóng thuế, đi qua bằng đường rừng hay đồng ruộng tránh gặp Quan Thuế. Nếu hàng đi trót lọt sẽ có lời thật nhiều, nếu bị Quan Thuế bắt gặp phạt nặng th́ lỗ to, xem như một canh bạc.

Có lần Tường dẫn tôi đi chơi quanh trong làng. Một buổi trưa vùng quê miền biên giới êm ả, có tiếng chim ríu rít trên cành, tiếng lá xạc xào trở ḿnh trong nắng, tiếng ru trẻ thơ ḥa theo nhịp vơng đưa kẽo kẹt nghe buồn man mác… Tôi không nhận thấy bóng dáng chiến tranh nơi đây dù đang trong thời kỳ loạn lạc. Bằng giọng trầm trầm anh kể cho tôi nghe về những chuyến đi buôn, có những lúc nguy hiểm trùng trùng, có những lần êm xuôi trót lọt… Nét mặt anh lộ vẻ đăm chiêu, nhiều suy tư. Tôi tuy có ái ngại cho anh nhưng tôi biết anh không c̣n sự lựa chọn khác. Anh nói:

- Anh hy vọng kiếm thêm ít tiền, anh sẽ ra tỉnh mở một tiệm chụp h́nh v́ anh rất đam mê nghệ thuật hội họa, chỉ cần đủ nuôi sống gia đ́nh là được. Nhiều lúc anh cũng cảm thấy xấu hổ với bạn bè v́ việc làm ăn của ḿnh.

Nói xong anh hướng mắt nh́n ra xa xa trông thật buồn bă, đáng thương. Ngoài kia ḍng sông đang cuồn cuộn chảy, âm vang rầm rầm ŕ ŕ, ḍng sông quê hương anh. Ḍng sông nầy chắc đă nhiều lần đưa đón anh qua, lại với những chuyến buôn âm thầm. Chợt đâu đây có giọng hát huyền hoặc, đầy ma lực của Lệ Thu từ máy hát nhà ai loáng thoáng bên tai:

“ Chiều buồn len lén tâm tư, mơ hồ nghe lá thu mưa.
Dạt dào tựa những âm xưa, thiết tha ngân lên lời xưa.
… Ḷng cuồng điên v́ nhớ. Ôi đâu người, đâu ân t́nh cũ?”

Tường đưa mắt nh́n tôi:

- Em có nghe bài hát đó không?

- Dạ có. Không ngờ ở miền quê như vầy mà người ta cũng biết hưởng thụ quá nhỉ?

Tường cười:

Tuy là vùng quê nhưng họ không nghèo đâu. Một đứa bé 12,13 tuổi cũng kiếm được tiền dễ dàng. Chỉ cần nó ôm một bao cát thuốc lá thơm hay thuốc Tây qua được lằn ranh biên giới là kiếm khá tiền rồi.

- Thật vậy sao?

Anh gật đầu, anh đă đưa tôi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Ở đây đầy bí hiểm, tôi bắt đầu thấy lạnh xương sống. Tường như đọc được ư nghĩ trong đầu tôi nên nói:

- Anh cũng là người đi “buôn lậu” như họ vậy, em có sợ và khinh anh không?

Tôi an ủi anh:

- Không đâu, chính anh cũng biết việc làm ăn của ḿnh không được tốt nhưng v́ hoàn cảnh mà. Anh sẽ thực hiện được mong ước của ḿnh sớm thôi. Hy vọng lần sau em đến thăm gia đ́nh anh, anh là một ông chủ tiệm ǵ đó.

Anh dẫn tôi ra về, tôi để ư quan sát chung quanh. Người dân ở đây có vẻ sung túc, đầy đủ vật chất qua cách ăn mặc, qua nếp sống, qua những gương mặt b́nh thản, vô tư. Như anh Tường cho biết phần lớn họ cũng buôn bán như anh. Tôi thở dài, không biết ḿnh nên vui hay buồn. Đất nước chiến tranh, cuộc sống khó khăn…phải thông cảm cho họ thôi.

Chị Hường vừa ra trường, nhận Sự Vụ Lệnh đi dạy học ở Long Xuyên nên chị thu xếp lên đường sớm để t́m chỗ ăn, ở cho tương lai. Thúy Hạnh không hợp với tôi lắm nên ít chuyện tṛ với nhau, bé Lan th́ quá nhỏ nên ngoài d́ ra tôi chỉ có anh Tường quan tâm và chăm sóc tôi.

Một hôm anh Tường dẫn về nhà một người lính trẻ tên Minh Hiền. Anh là bạn học ngày trước của anh Tường và gia đ́nh anh cũng ở gần đây. Người thanh niên có dáng cao gầy, có đôi mắt sáng với mái tóc ngắn, gương mặt khôi ngô dày dạn phong sương đă chiếm được cảm t́nh tôi ngay từ buổi đầu.Tôi không biết tôi thích Hiền v́ anh là bạn của anh Tường hay v́ một ư do ǵ khác, chỉ biết tôi có nhiều thiện cảm với Hiền.

Những ngày Minh Hiền lui tới nhà d́, tôi được biết về anh nhiều hơn. Hiền hiện là trung úy thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh đóng quân ở Sa Đéc, đang về phép thăm gia đ́nh. Ba anh không c̣n, mẹ anh có mảnh vườn và tiệm tạp hóa nhỏ đủ nuôi hai cậu em trai của anh c̣n đi học. Hiền nói năng ḥa nhă, lịch sư, tế nhị và nét phong trần của anh rất dễ lấy cảm t́nh của người đối diện. Tôi quen anh chưa lâu nhưng chúng tôi thấy như thân thiết với nhau tự thuở nào. Những ngày anh Tường theo đoàn buôn đi xa, có khi 2,3 ngày mới về, Hiền thường đến chơi và dẫn tôi đi xem phong cảnh nơi quê hương anh. Có lần Hiền ngơ ư dắt tôi đi “chợ trời biên giới”. Tôi rất muốn biết nơi đó ra sao, họ buôn bán, trao đổi hàng hóa thế nào nên sốt sắng nhận lời đi ngay. Đến nơi tôi rất thất vọng v́ nó không giống như những ǵ tôi từng nghĩ trong đầu. Đó chỉ là một khu chợ nhỏ, không rộng lớn, không tấp nập như những chợ của ta. Hàng hóa th́ tầm thường như: dầu gió xanh, vải lănh đen, vải sọc xà rong, và các thứ khác cũng là những loại hàng thường thấy ở các chợ của Việt Nam thôi. Đặc biệt giữa chợ là một hàng rào bằng cây, cao khoảng trên dưới một mét, có thể bước qua, lại được. Anh Hiền cho biết đó là lằn ranh biên giới, nửa chợ bên kia là của Campuchia, nửa chợ bên nầy của Việt Nam. Sự mua bán, đổi trao chỉ được diễn ra trong khu chợ thôi nếu bước sâu vào trong ranh giới sẽ bị đối phương bắt giữ ngay. Ôi! Tôi thật sự thất vọng v́ tôi nghĩ rằng đường ranh biên giới phải là cái ǵ thật to lớn, thật kiên cố để ngăn ngừa ngoại bang xâm lấn lănh thổ, giống như Vạn Lư Trường Thành của Trung Hoa mà tôi được thấy trong phim vậy.

Anh Hiền không đoán được ư nghĩ trong đầu tôi, có lẽ anh đă quen sống nơi đây từ bé nên không ngạc nhiên ǵ cả. Thấy tôi không mua sắm ǵ nên anh dẫn tôi về bằng con đường tắt trên ruộng. Mùa nầy lúa lên tươi tốt như giải lụa màu xanh mênh mông, bát ngát. Mây trắng bồng bềnh trôi về một phương xa nào, trên lưng chừng trời từng đàn chim đang luân vũ, tiếng gió ngàn ŕ rào thở than cùng sông núi…Tôi như ngây như dại, mê man trước vẻ đẹp thiên nhiên đó. Qua khỏi khu ruộng Hiền đưa tôi sang con đường khác, một con đường đất bằng phẳng c̣n in dấu ngựa và xe hai bánh. Đến một tảng đá lớn anh dừng lại bảo tôi:

- Như ngồi xuống đó nghỉ mệt rồi hăy đi tiếp.

- Như không mệt đâu nhưng ngồi đây chơi cũng được v́ tất cả những ǵ nơi đây đều làm cho Như thích thú.

Anh Hiền chỉ mỉm cười không nói ǵ cả. Bỗng anh đưa tay chỉ về phía trước, nơi có con sông và chiếc cầu bắc ngang, anh nói:

- Em thấy cây cầu đó không? Tuy không sát biên giới nhưng lúc nhỏ mẹ anh thường căn dặn mỗi khi tụi anh đi chơi:

- Các con đừng qua bên kia cây cầu đó nghe.

-Tại sao vậy mẹ?

- Tại v́ bên kia là biên giới. Nếu các con qua khỏi cầu đó, đi sâu hơn một chút người Miên sẽ bắt tụi con, mẹ không t́m thấy được.

Hiền mỉm cười nói tiếp:

- Kể từ đó bọn nhỏ tụi anh đă coi cây cầu đó như là đường ranh biên giới mặc dù nó vẫn c̣n nằm trên lănh thổ của Việt Nam ḿnh.

- Thật sao? Đến nơi đây Như thấy thật nhiều thú vị.

Sau đó cả hai chúng tôi ngồi yên lặng thật lâu. Hiền nh́n về phía chiếc cầu như đang suy tư, hồi tưởng điều ǵ trong quá khứ. Anh bỗng cao hứng cất giọng hát nho nhỏ:

“ Ngồi đây soi bóng bên ḍng nước lũ. Cầu cao nghiêng dốc bên ḍng sông sâu.
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời. Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa.
Em đến thăm tôi một chiều khi nắng phai rồi. Nắng ngừng bên chiếc cầu biên giới…”**

Tôi lặng nh́n Hiền đến khi anh dứt bài hát, tôi ṭ ṃ:

- Anh Hiền có tâm sự à? Có phải ai đó đă hát bài nầy cho anh nghe rồi không?

Anh gật đầu:

- Như đoán đúng. Bài ca nầy cô ấy từng hát cho anh nghe nhưng nay th́..

- Bây giờ cô ấy ở đâu?

Anh nh́n tôi lắc đầu:

- Thôi, đừng nhắc nữa.

Tôi càng hiếu kỳ muốn biết về mối t́nh trước kia của anh nên tỏ vẻ giận:

- Anh đă nói th́ phải nói cho hết. Cô ấy ra sao?

Hiền nh́n tôi, ngập ngừng giây lát rồi nhỏ giọng:

- Cô ấy theo một người con trai khác vào mật khu rồi. Đúng lúc đó anh cũng nhập ngũ, hai hướng đời, hai lối đi. Cuộc đời lính chiến của anh nhiều hiểm nguy, phong sương dày dạn, ngược xuôi khắp nơi. Thỉnh thoảng có chút bâng khuâng, hoài niệm thoáng qua hồn, nhưng nay anh không c̣n luyến lưu ǵ cô ấy nữa.

Tôi nh́n Hiền ái ngại, không ngờ anh có một mối t́nh buồn như vậy. Bất giác tôi nắm lấy tay Hiền như muốn truyền sự thông cảm chân thành của tôi cho anh:

- Thôi hăy quên đi anh ạ! Anh sẽ gặp một người con gái khác chung thủy và thương yêu anh hơn nàng ấy.

Hiền cười buồn:

- Anh cũng hy vọng như vậy.

Chúng tôi tiếp tục đường về, cảnh vật chung quanh tôi không c̣n nên thơ đẹp đẽ nữa. Tôi nghĩ đến mối t́nh éo le của Hiền mà thương xót cho anh, cầu mong anh được vui vẻ trong những ngày sắp tới.

Hôm đó khi tôi trở về th́ anh Tường cũng vừa về nhà sau hai ngày vắng bóng. Tôi ngạc nhiên khi anh trao cho tôi một gói quà và bảo:

- Anh tặng cho Như nhưng đừng nói cho mẹ anh biết nhé!

- Anh giấu d́ tặng cho em sao? Thôi em không nhận đâu.

Tường nhăn nhó phân trần:

- Không phải mẹ anh ích kỷ, nhỏ nhặt ǵ nhưng anh không muốn mẹ ṭ ṃ…

- Ṭ ṃ việc ǵ? Anh chưa từng mua quà cho người trong gia đ́nh à?

- Chuyện nầy anh sẽ nói cho em nghe sau. Em mở ra xem coi có thích không?

Tôi nghe lời anh mở gói quà. Trong đó có: 4 xấp vải lụa bông của Pháp loại vải đắt tiền và đang thịnh hành ở Việt Nam, 1 chai nước hoa Chanel #5 và 2 cây son môi L’oréal màu hồng (vào thời nầy tại Campuchia hàng hóa của Pháp rẻ hơn bên Việt Nam).

Anh chọn quà đúng tâm lư một cô gái mới lớn nên tôi rất cảm động và rối rít cám ơn anh. Tôi nh́n Tường, mặt anh lộ vẻ vui mừng hơn cả tôi.

Sau bữa cơm tối Tường rủ tôi đi dạo cùng anh. Hai đứa lang thang trên con đường nhỏ dọc bờ sông, thật lâu sau chúng tôi t́m được một băng ghế gỗ dưới tàng cây nên cùng ngồi xuống đó. Tường bỗng cởi áo khoác của anh khoác lên vai tôi. Trời sắp sửa vào Thu, cơn gió đêm mang chút se se lạnh từ bên kia biên giới đưa về. Trăng hạ tuần đă lên tự lúc nào ở cuối chân trời, ánh sáng nhạt nḥa, bàng bạc mong manh không đủ soi rơ gương mặt Tường lúc đó nhưng tôi đoán chắc anh đang căng thẳng v́ giọng nói run run:

- Như à, anh tặng quà cho em không phải v́…Như là em gái của anh mà anh nghĩ ḿnh tặng quà cho… bạn gái.

- Ơ, cái anh nầy. Anh nói ǵ vậy? Chúng ta là bà con mà.

- Bà con xa lắm, mẹ em và mẹ anh chỉ là bạn bè thôi. Tại sao anh và em không thể yêu nhau chứ? Tuyết Như, hôm nay anh phải lấy hết can đảm mới dám nói với em là “ anh yêu em”. Anh đă thấy mến em ngay khi vừa gặp mặt. Anh không thể im lặng để nh́n em yêu người khác.

Tôi nghe như sét đánh ngang tai, anh nói ǵ? Anh yêu tôi sao? Trời ơi! Không thể nào như thế.
Tôi cố lấy b́nh tỉnh v́ tôi biết ḷng Tường đang rối loạn:

- Anh Tường, hăy nghe em nói. Thật sự chúng ta chỉ là họ hàng rất xa, đúng ra nếu chúng ta yêu nhau cũng không có tội, nhưng việc nầy đến quá bất ngờ với Như nên anh cho em suy nghĩ lại, xét lại ḷng ḿnh rồi mới trả lời anh nhé!

- Ờ, anh chờ câu trả lời của em.

Tôi không dám ngồi lâu hơn nơi nầy nên đứng lên:

- Thôi ḿnh về đi anh.

Tôi ngước nh́n lên, vầng trăng đă ở giữa đỉnh trời, đêm xuống lâu rồi, cả khung trời mờ mịt mù sương, gió biên thùy chợt làm tâm tư tôi buốt giá. Những lời nói của Tường như từng tiếng đàn gơ nhịp trong tim tôi, tôi không biết được cảm giác của ḿnh lúc đó ra sao.

Đêm ấy tôi không thể nào ngủ được. H́nh ảnh chiếc cầu lẻ loi nằm gần biên giới với ḍng nước mênh mang chảy, với mây trời thênh thang, với không gian bát ngát. H́nh ảnh tôi và Minh Hiền đi bên nhau trên cánh đồng xanh biếc, đôi mắt u ẩn buồn cùng giọng ca nồng ấm của anh. Rồi h́nh ảnh của Thiên Tường lại lồng lộng hiện ra với gương mặt thanh tú, với nụ cười ngọt ngào, tŕu mến…Tất cả quay cuồng, hổn loạn, không thứ tự cứ hiện ra trong đầu tôi làm tôi lên cơn sốt. Tôi mê man, chập chờn vào giấc ngủ.

Khi có tiếng gọi của d́ và Tường tôi mới mở mắt ra nhưng không thể ngồi dậy nổi, tôi thật sự ngă bịnh rồi. Tường lo lắng, cuống quưt, anh hỏi han tôi đủ điều nhưng tôi nghĩ tôi chỉ bị cảm lạnh thôi. D́ tôi bảo:

- Tại thằng Tường tối qua dẫn con ra ngoài chơi về muộn nên con bị “trúng gió” rồi. Để d́ đi kiếm lá cây nấu “nước xông” cho con nghe.

- Dạ thôi d́ à, con không sao đâu.

Mặc dù tôi ngăn cản nhưng d́ cứ bỏ đi. C̣n lại Tường, anh ngồi xuống bên tôi ái ngại nói:

- Tại anh nên em bịnh phải không? Anh xin lỗi, anh sẽ đền cho em.

Tường bước ra ngoài, một lúc sau anh trở vào với thau nước ấm và khăn. Anh kéo tôi ngồi dậy và lau mặt mũi cho tôi rồi anh biến mất. Thật lâu sau anh lại trở vào với một mâm gồm: cháo, nước cam vắt và mấy viên thuốc. Tường bảo:

- Ở đây xa bác sĩ nên anh phải tự chăm sóc ḿnh và người nhà mỗi khi bị bệnh. Em phải tin anh, anh sẽ chữa hết bệnh cho em.

Tường bắt tôi ăn cháo, uống thuốc và nước cam rồi ép tôi nằm nghỉ. Anh ngồi bên giường nh́n tôi, nét mặt b́nh thản như chưa từng xảy ra chuyện ǵ. Sự chăm sóc tận t́nh của Tường làm tôi cảm động và suy nghĩ miên man. Tôi phải làm sao đây? Mới gặp được Hiền, chút cảm t́nh vừa nhen nhúm, tôi nghĩ ḿnh sẽ có dịp tiến xa hơn với anh ta, nhưng Hiền chưa nói ǵ cả. Trái lại Tường đă thố lộ t́nh cảm với tôi rồi, tôi không biết tính sao!

Tôi bệnh kéo dài suốt ba hôm. Ba hôm liền Tường túc trực chăm sóc tôi khiến d́ tôi cũng bắt đầu chú ư. Đang lúc tôi bối rối th́ Hiền xuất hiện và mời tôi sang nhà anh dùng cơm với mẹ anh. Tôi nhận lời ngay v́ tôi nghĩ đây cũng là dịp để tôi cân nhắc, quyết định dứt khoát những ǵ đă dày ṿ tôi suốt mấy ngày qua. Vừa khi đó Tường lại phải theo đoàn buôn ra đi nữa, thật tội nghiệp cho anh! Tôi nghe ḷng xót xa thương cảm cho người con trai c̣n rất trẻ mà gánh gia đ́nh oằn nặng đôi vai.

Hiền đến đón tôi và đưa về nhà anh không xa lắm. Đó cũng là một căn nhà sàn như bao nhiêu nhà khác. Nhà tuy không sang trọng nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và đặc biệt là mẹ của Hiền rất dễ mến, từ tốn, dịu dàng khác hẵn những người đàn bà ở đây.Nghe nói ngày xưa bà cũng xuất thân từ gia đ́nh có học vấn. Mẹ Hiền vồn vă với tôi:

- Bác nghe Hiền nói mới quen cháu, cháu xuống thăm bà con ở đây phải không? Nh́n cháu thật đúng như lời Hiền nhận xét: cháu nhu ḿ, dễ thương lại xinh đẹp nữa.

- Bác khen làm cháu xấu hổ. Anh Hiền đă quá lời rồi đó bác.

- Thôi mời cháu vào bàn ăn cơm với gia đ́nh bác đi, đừng khách sáo nghe.

Hôm ấy ăn ở nhà Hiền tôi mới biết thêm những loại rau lạ mà dân ở đây thường ăn chung với bánh xèo như: lá điều chua, lá xoài non, lá bằng lăng non…và đặc biệt là món “gỏi lá Sầu Đâu “, gỏi trộn với cá lóc nướng và khô cá lóc xé nhỏ, ăn cùng nước mắm me. Món nầy mới ăn vào th́ đắng nhưng khi ăn quen sẽ ghiền v́ hương vị đặc biệt của nó.

Từ giă mẹ Hiền ra về tôi rất cảm kích sự hiếu khách của bà. Hiền càng tỏ vẻ thân thiết, qúy mến tôi hơn. Khi đưa tôi về Hiền nói:

- Anh sắp trở lại đơn vị rồi Tuyết Như có thể cho anh địa chỉ để viết thư thăm Như không? Anh thật sự muốn kết bạn với Như, mong rằng t́nh cảm chúng ta sẽ sâu đậm hơn sau nầy.

Tôi nh́n Hiền:

- Th́ chúng ta đă là bạn rồi mà, đâu cần nói ǵ nữa. Như sẽ rất vui để chờ đọc thư anh.

Tôi cho anh địa chỉ nhà tôi. Anh tỏ vẻ lưu luyến không nở dời chân nhưng rồi cuối cùng chúng tôi vẫn phải chia tay. Nh́n theo bóng anh cô đơn trên con đường đất nhỏ, khuất dần sau rặng cây xanh tôi chợt nghe ḷng bồi hồi xúc động. Người lính ấy chỉ có sa trường và máu lửa thôi, c̣n niềm vui nào nữa không anh? Anh đă đem cả tuổi thanh xuân dâng cho đất nước mà chưa được đền bù ǵ cả ngoài mối t́nh buồn làm hành trang nơi trận tuyến.

Sáng hôm sau khi tôi thức dậy một cảnh tượng khiến tôi kinh hoàng ngỡ ḿnh đang trong giấc chiêm bao. Một vùng nước trắng xóa mênh mông ngập tràn cả thôn xóm. Th́ ra đây là “bí mật” mà chị Hường nói khi tôi mới đến. Mực nước dâng cao lên sát mí nhà sàn của d́ tôi, các nhà chung quanh đều như thế. D́ tôi bảo đây là chuyện mà hàng năm dân chúng vùng nầy phải chịu đựng, nhưng khi mực nước rút xuống th́ tất cả trở lại b́nh thường tuy có những thiệt hại không đáng kể Mùa nầy tôm, cá từ Biển Hồ trên Nam Vang theo ḍng nước lũ đổ về đầy sông nên đó cũng là niềm an ủi cho họ. Nhà nào cũng t́m mọi cách bắt cá, tôm làm mắm hoặc khô, để dành thức ăn cho những ngày tháng tới. Đứa con gái nhỏ của d́ tôi ra ngồi ngay trước cửa nhà buông câu xuống cũng bắt được mấy con cá Leo thật to. Những bữa ăn lúc đó toàn là cá và tôm: tôm nướng, tôm kho, gỏi tôm, tôm luộc. Cá nướng, cá hấp, cá chiên, cá nấu canh chua rau muống, nấu canh chua hoa súng… Riêng tôi từ kinh sợ, ngạc nhiên trở nên thích thú với những ǵ xảy ra nơi đây.

Hai ngày sau anh Tường về nhà, anh lại đưa cho d́ một số tiền lớn. Tuy nhiên tôi không thấy d́ vui vẻ, trái lại d́ có vẻ buồn, lo lắng và như có cái ǵ làm d́ ray rứt. Tôi hiểu nỗi ḷng của người mẹ khi con ḿnh dấn thân vào nguy hiểm để lo gia đ́nh.

Gặp lại Tường tôi phân vân khó xử v́ phải trả lời về sự quyết định của ḿnh.Tôi cố tránh mặt Tường nhưng anh đâu dễ tha cho tôi, buổi tối nhân lúc mọi người không để ư anh nắm tay tôi hỏi:

- Em đă suy nghĩ kỹ chưa? Trả lời anh đi, anh nôn nóng lắm rồi.

Thật khó xử cho tôi, tôi gỡ tay anh ra và nói:

- Anh cho em chút thời gian đi. Em muốn suy nghĩ thật chính chắn rồi mới trả lời anh. Dù sao anh vẫn là người em mến thương nhất.

Tường thở dài buồn bă:

- Em sắp về nhà rồi anh không sốt ruột sao được. Biết đâu khi em về thành phố vui vẻ, có nhiều bạn bè nên chẳng c̣n nhớ ǵ tới anh.

- Không đâu, em đă lớn, biết phân biệt mọi việc tốt xấu chớ không phải là trẻ con nữa. Em hứa sẽ trả lời anh sớm.

Đến kỳ hạn tôi phải trở về nhà. Mực nước sông vẫn chưa rút xuống, d́ tôi ngơ ư muốn tôi ở chơi thêm nhưng tôi bỗng thấy nhớ nhà, tôi muốn rời nơi đây sớm để tâm trí được b́nh tĩnh, để suy xét, để có thời gian phán đoán t́nh cảm của ḿnh. Tường đưa tôi ra tận tỉnh Châu Đốc bằng tàu “tắc ráng” với nhiều quà cáp.Tôi biết quà của d́ chỉ có một ít c̣n Tường th́ rất nhiều, phần lớn là những món quà anh mua bên Nam Vang cho tôi. Với sự nhạy cảm của người con gái tôi biết anh đă yêu tôi sâu đậm, điều nầy làm cho tôi càng khó xử thêm. Tại bến xe Tường quyến luyến không thể dời chân, tôi cũng bùi ngùi không muốn xa anh, thật là “người tiễn biệt không đành tiễn biệt, kẻ ra đi không nỡ ra đi”. Bỗng nhiên Tường ôm chầm lấy tôi và đặt vội một cái hôn lên má tôi, tôi cúi đầu bước nhanh lên xe không dám nh́n anh. Xe từ từ chuyển bánh, tôi quay lại thấy anh vẫn đứng đó, dáng cô đơn thật buồn…

Tôi trở về nhà tiếp tục cuộc sống b́nh thường nhưng tâm tư không c̣n b́nh thường nữa, nhiều xáo trộn, nhiều suy tư, nhiều thương nhớ. H́nh bóng hai chàng trai tôi quen biết trong chuyến nghỉ hè vừa qua luôn ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ.Tôi nhận liên tiếp những lá thư của hai anh.Thư Minh Hiền th́ ấm áp, ngọt ngào, thiết tha, ân cần mong đợi.Thư Thiên Tường lại dạt dào thương nhớ, ray rứt xót xa, nồng nàn t́nh cảm. Tôi chưa hiểu được ḷng ḿnh, chưa dám quyết định thế nào. Thư của Tường đến với tôi hằng tuần, c̣n Hiền th́ cả tháng mới có một lá và anh cũng không viết nhiều như Tường. Thật sự Hiền chưa nói ǵ với tôi cả, chúng tôi vẫn chỉ là bạn mà thôi. Mỗi khi đọc thư Hiền tôi thấy vui vui v́ những câu chuyện anh kể, thư anh loáng thoáng chút t́nh cảm vu vơ, chút hy vọng…C̣n thư Tường làm tôi rơi nước mắt mỗi lần đọc. Ngoài sự nhớ nhung Tường dành cho tôi c̣n những câu chuyện hiểm nguy thầm lặng anh mà phải đương đầu, sự cô đơn buồn bă không người chia xẻ. Những lúc không nhận được thư của Hiền tôi bâng khuâng, lo lắng nhưng không nhận được thư Tường tôi nôn nóng, sốt ruột ngồi đứng không yên.Tôi biết t́nh cảm của ḿnh đă nghiêng về Thiên Tường rồi.Trong giấc ngủ của tôi tràn đầy h́nh bóng anh với nỗi nhớ nhung da diết. Những lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười cùng sự chăm sóc ân cần của anh đă giữ chặt được trái tim cô gái nhỏ, đă làm cô ngă gục trước t́nh yêu đầu đời. Cứ như thế tôi phải chịu đựng suốt một năm dài, âm thầm một ḿnh không thể than thở cùng ai. Rồi bỗng nhiên tin tức về Tường vắng bặt gần ba tháng, tôi viết thư cho d́ cũng không thấy hồi âm. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, tôi lấy vé xe đi ngay xuống nhà d́ để mong được gặp Tường.

Khi đến nhà d́, vừa bước lên sàn nhà điều tôi nh́n thấy trước tiên là bức ảnh của Tường được họa lớn đặt trên bàn thờ giữa nhà. Tôi kinh hoàng, cảm thấy như trời đang sập xuống, đầu óc tôi hoảng loạn, tim nghẹt thở. Tôi chỉ kịp kêu hai tiếng “trời ơi” rồi qụy xuống trên tay d́.

Khi tôi gượng dậy được liền hỏi d́:

- D́ ơi, sao anh Tường chết vậy? Con không thể nào tin đây là sự thật. Người như anh ấy sao trời nỡ đành cướp đi mạng sống lúc tuổi c̣n quá trẻ.

D́ d́u tôi ngồi xuống ghế rồi lấy mấy nhang châm lửa đưa cho tôi và bảo:

- Con đốt nhang cho nó đi. Nói với nó vài lời v́ nó thương con lắm, lúc nào cũng nhắc đến con. D́ là mẹ th́ làm sao không hiểu con ḿnh. D́ định sẽ bàn chuyện đó với mẹ con, nhưng bây giờ đă muộn rồi.

D́ nói xong đưa khăn lau nước mắt, nước mắt của người mẹ đau khổ trong cảnh “tre già khóc măng non”. Tôi nghe cay xé tâm cang, xót xa đau đớn như ai cắt từng đoạn ruột. Tôi hụt hẫng, chới với trước sự thật năo ḷng nầy. Tường ơi, tại sao anh không chờ em? Tại sao anh lừa dối em? Anh hứa sẽ thương yêu và lo lắng cho em suốt đời mà!

Tôi như ngây như dại ngồi lắng nghe d́ kể lại sự việc đă xảy ra cho Tường:

“ Ngày hôm đó mấy người bạn thường đi buôn chung với Tường đến nhà bảo rằng có đường dây làm ăn tận bên Nam Vang tốt và đáng tin cậy lắm. Nếu chuyến hàng nầy thành công th́ sẽ kiếm lời thật nhiều. Tường nói với d́:

- Con đi buôn chuyến nầy là lần cuối v́ con đă dành dụm đủ tiền để mở tiệm chụp h́nh như ư nguyện. Sau đó con sẽ…cưới vợ và lo phụng dưỡng mẹ.

- Có nguy hiểm không con?

- Thật ra hàng hóa của tụi con buôn cũng là hàng hóa thường xài, chỉ có trốn thuế thôi chớ không phải hàng quốc cấm đâu mẹ: nước hoa, thuốc lá và một số thuốc Tây thông dụng từ Thái Lan về. Con sẽ không sao đâu.

Rồi sau đó mấy ngày liền d́ không thấy Tường về. D́ chạy đi ḍ hỏi khắp nơi, đến gia đ́nh của mấy người bạn nó, nhưng không ai có tin tức ǵ. Đến ngày thứ 5 th́ hai đứa trong bọn nó trở về mặt mũi hốc hác tiều tụy như trở về từ ngục tù. Chúng cho biết rằng chúng phải qua biên giới để nhận hàng, trên đường về bị Cảnh Sát của Campuchia bắt gặp, rượt đuổi theo.Tụi nó sợ bỏ chạy nên họ đă nổ súng vào chúng. Khi hai đứa kia được an toàn th́ thất lạc hết ba đứa, chúng chờ nghe ngóng tin tức hết mấy ngày không có nên nghĩ rằng tụi kia đă chết rồi mới quay về nhà báo tin. D́ và cha mẹ hai đứa kia đành xây mấy ngôi mộ giả gần biên giới cho chúng và thường đến đó cúng kiến, viếng thăm“.

Câu chuyện về cái chết của Tường d́ kể như thế. Vừa nghe xong tôi bỗng có ư nghĩ là Tường chưa chết, có thể anh bị thương đang điều dưỡng hoặc bị Cảnh Sát Campuchia bắt hay đang trốn tránh, ẩn náu đâu đó để chờ ngày t́m đường về nhà.

Buổi chiều d́ dẫn tôi ra nơi có ngôi mộ đất nằm hiu quạnh trên cánh đồng gần biên giới. Một tấm bia bằng gỗ đơn sơ với tên Lê Thiên Tường mất tháng... năm… không có ngày v́ d́ tôi không biết anh mất ngày nào. Dù không chắc chắn Tường đă chết nhưng tôi không khỏi đau ḷng xót xa rơi lệ. Kỷ niệm về anh c̣n sâu đậm trong tôi, từng lời nói, từng cử chỉ âu yếm yêu thương như hiện ra lồng lộng. Tôi nh́n vào ngôi mộ giả th́ thầm với anh:

- Tường ơi, nếu c̣n sống sót anh hăy trở về, em đang chờ đợi anh, đang nhớ thương anh từng giây từng phút. Nếu như anh chết rồi th́ hăy báo mộng cho em biết, đừng dằn vật em trong hoang mang đau khổ thế nầy. Đến giờ nầy em mới thật sự hiểu được ḷng ḿnh, mới biết chắc rằng em đă yêu anh, nhưng anh nào nghe thấy.

Tôi ngồi lặng yên rất lâu ở đó, không tin là Tường đă ra đi vĩnh viễn. Biên cương chiều nay khói sương mờ mịt buồn tênh, trời đất lên cơn sầu như khóc tiễn đưa ai. Những cánh hải âu la đà trên sóng nước cất tiếng kêu lạc loài, buồn bă như c̣n nuối tiếc khoảng trời cao rộng của trùng dương. Tôi nghe mơ hồ, loáng thoáng, bàng bạc đâu đây có tiếng ai thổn thức. Không dằn được xúc động tôi cất tiếng gọi lớn:

- Anh Tường ơi! Hăy về nhà đi, em đang chờ anh, em đang nhớ anh mà.

Tiếng kêu của tôi như tiếng gió bay vào sa mạc, không vọng về một chút dư âm. Bên kia bờ sông là biên giới, đi qua bên đó là một đất nước mà tôi không quen nhưng sao nỡ ôm giữ thân xác Tường không trả anh về cho tôi? Tự nhiên tôi thấy căm giận người Miên, hận kẻ đă lấy mạng sống của Tường và… tôi cúi đầu ôm mặt khóc. Tôi khóc cho anh hay khóc cho tôi? Hay khóc cho một mối t́nh chưa ḥ hẹn mà đă ly tan? Tôi năo nề, thất thiểu theo chân d́ ra về, ḷng trĩu nặng sầu thương.

Mỗi buổi hoàng hôn tôi đều nhờ d́ dắt tôi ra thăm mộ Tường. D́ ngăn cản:

- Sao con cứ muốn đi vào buổi chiều vậy? Nguy hiểm lắm v́ đường sá vắng vẻ, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra.

- V́ con hy vọng sẽ gặp được anhTường dù là ảo ảnh hay hồn ma bóng quế. Buổi chiều có nhiều hy vọng hơn d́ ạ!

D́ lắc đầu:

- Con ơi, ở đó chỉ là nấm mộ tượng trưng thôi, thân xác nó không biết bây giờ ở đâu. Nếu nó linh thiêng dù con ở nhà nó vẫn cho con gặp.

Mặc cho d́ khuyên thế nào tôi vẫn một ḿnh đi thăm Tường mỗi khi trời vừa nhạt nắng. Nhưng rồi tôi không thể lưu lại nhà d́ lâu hơn được. Buổi chiều cuối cùng tôi đến từ giă anh với tâm tư rạn nứt khổ đau. Không nén được nỗi sầu thương, tôi đă khóc và kể lể tâm sự với anh rất nhiều. Tôi cứ ngồi đó mặc cho bóng chiều nhạt nḥa cảnh vật, tôi không c̣n biết sợ sệt, tôi miên man nghĩ về Tường. Bỗng đâu có một bàn tay dài từ phía sau đưa tới… chầm chậm bóp xuống vai tôi… làm tôi giật ḿnh kinh hăi gần ngất xỉu. Khi tôi định thần nh́n lại th́ nhận ra là Minh Hiền, tôi vừa mừng vừa giận:

- Trời ơi, tại sao anh không lên tiếng trước? Anh dọa chết em rồi đó.

- Thấy em nhập tâm suy nghĩ quá nên anh không dám gây tiếng động.

Tôi nh́n Hiền:

- Anh về hồi nào? Đi phép hay công tác ngang đây?

- Anh nghe tin Tường mất nên xin phép về thăm nó. Anh nghĩ có thể gặp được em v́ thế nào em cũng xuống đây. Anh biết chuyện của Tường v́ hắn đă thố lộ với anh hết rồi.

- Thật sao anh?

Hiền khẻ gật đầu. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Hiền lại giữ khoảng cách với tôi mặc dù ngay từ buổi đầu gặp mặt chúng tôi đă có nhiều thiện cảm cho nhau.

Tôi nh́n Hiền thầm cảm phục, anh thật cao cả. Hiền d́u tôi đứng lên:

- Thôi ḿnh về đi em. Trời tối rồi không nên ở đây lâu.

- Dạ, ḿnh về.

Gió bỗng thổi lên lồng lộng, tiếng chim kêu “cú cú cú” trên cây nghe rờn rợn năo nùng, âm vang tiếng sóng đưa về từ bờ sông như hờn như oán, như mang nỗi niềm u uất chưa tan của một linh hồn lạc loài, cô đơn bất hạnh. Vầng trăng cũng vừa nhô lên ở cuối chân trời, trăng hạ tuần mờ nhạt như đêm nào hai đứa ngồi bên nhau tâm sự. Giờ đây tôi đang chết cả tâm hồn c̣n anh về một phương nào? Tường ơi, Tường ơi!

Bên tai tôi Minh Hiền nói rất nhiều, nói miên man ǵ đó tôi không nghe hết, tôi chỉ nghe được câu cuối:

- Anh sẽ chờ em Như ạ! Chờ đến khi em quên hết chuyện đă qua.

Tôi không trả lời anh nhưng thầm nghĩ:

- Chắc anh sẽ chờ lâu lắm Hiền ơi! Chờ đến khi nào em quên được buổi chiều nay, một buổi chiều buồn nhất trong đời em.

Hiền kéo tay tôi đi nhanh giữa khi màn đêm bao phủ. Đầu óc tôi bỗng đau nhức, tôi lên cơn sốt và cảm thấy lâng lâng, mơ màng… h́nh như có tiếng nhạc từ đâu vẳng vẳng:

“…Chờ nhau hoài cố nhân ơi. Sương buồn che kín nguồn đời.
Hẹn nhau một kiếp xa xôi. Nhớ nhau muôn đời mà thôi…”

Trước mắt tôi h́nh ảnh của Tường chập chờn, nghiêng ngă, mờ mờ ảo ảo không rơ rệt. Tôi thấy ḿnh như đang bay lơ lững giữa ngàn mây. Tôi trôi bồng bềnh, thênh thang… bay măi v́ không có lối quay về.

Vi Vân
Cali mùa hè 2019.

* Hoài Cảm – Cung Tiến.
** Bên Cầu Biên Giới – Phạm Duy.





 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm