Thức trắng đêm nay!

Thanh Thản Nhiên




Bạn hàng lái thuốc chèo xuồng đi mua thuốc rê miệt vườn

Không phải để “chép lại nhật kư của hai đứa ḿnh“… Mà cũng chẳng phải “thức trọn đêm nay để nhớ thương em (hay thương anh)" mà Chế-Linh hay Lính-Chê cũng chính ông ta than thở rầu rỉ v́ “nhớ người yêu“! Lại càng không phải là đêm “chúa Giáng Sinh ra đời nằm trên máng cỏ nơi máng lừa“ trong hang Bê-Lem thuở xưa để cho mọi người nôn nao, thao thức đi lễ nhà thờ rồi trở về ăn mừng đón Ngài.

Thức trắng hay thức trọn ở đây là buổi thức đêm của thợ thầy xắt và phơi thuốc tại làng chuyên nghề trồng thuốc lá. Khi trời đă sáng bửng th́ các liếp tre thuốc cũng phải hoàn tất để mang phơi nắng trọn ngày.

Mấy muơi năm về trước hay mấy “trăm ngàn đêm góp lại“ tôi cũng chẳng đếm nổi v́ buồn khi bị “người dưng khác họ“ bắt dẫn về làng người ta để tập tành trồng thuốc. Trời ơi, tôi đă kêu trời như bộng v́ tôi không có “khiếu“ với nghề nầy nên tôi ghét nó. Bởi ghét nên tôi gặp. Tôi giận cá đi chém thớt cho đă nư! Tôi cũng ghét luôn người hút. Nhưng không có cumg sao có cầu. Không người bán lấy đâu mà hút mà ghiền. Chồng tôi là nạn nhân ăn khớp với câu nói dân gian “gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng“ là thế. Nhà trồng thuốc, hút bao nhiêu cũng có, chỉ mất công vấn và se thuốc cho đều sau đó là “phê“ngay", nó chỉ đứng sau lưng món cà phê. Thấy ông chồng ḿnh ưa hai món nầy, tôi canh chừng hai đứa con ổng sát ván sợ “con giống cha nhà có phúc“. Biết vợ không thích nghề rẫy chồng cũng không ép, anh thông cảm nói:

- Ép dầu, ép mở ai nở…ép làm.

Tôi cám ơn đáp lại

- Không ǵ quư hơn Độc Lập-Tự Do anh nhé!

Thế nên, anh biết thân cặm cụi làm lụng một ḿnh. Anh hiểu và thương vợ c̣n những bổn phận khác trong gia đ́nh nữa.“Nàng chịu theo về vườn sống là hạnh phúc cho ḿnh rồi, đ̣i hỏi bắt buộc quá, nàng ôm con trở về Sàg̣n th́ mệt ḿnh“ Anh nghĩ vậy nên cứ im lặng làm không dám than ai nhứt là than cực với vợ con. Anh biết tánh vợ hay “thừa thắng xông lên“ nên luôn chọn cách “im lặng là vàng“. Chiến sĩ ra trận dù chưa thua hay đă thua vẫn luôn nêu dũng khí “bất khuất“. Bây giờ ḿnh nhịn vợ của ḿnh vẫn không có ǵ..mắc cở. Thôi cho xin hai chữ “b́nh an“ để chén bát c̣n nguyên! Chao ôi, làm như vợ anh là sư tử Hà Đông không bằng. Nhịn vợ nhịn chồng tát biển Đông cũng cạn mà!

Trước khi về nhà chồng tôi cũng lôi bài học về tam ṭng tứ đức trong Gia Huấn ca dạy cho các cô gái rằng th́ là “tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu“ ..chớ. Chẳng những thế má tôi c̣n dạy con gái bà xem má chồng ăn mặc và thích cái ǵ th́ mua về biếu bà“. Tôi ḍm bà già chồng ḿnh khi đi đám cưới thích xách “bóp đầm“ kiểu ǵ, màu ǵ ngoại trừ xách giơ trầu khi đi đám giỗ. Rồi bà thích khăn mỏ quạ trơn láng hay có bông hoa nhu nhuyển th́ tôi sẵn sàng có ngay. Khi đi thăm cha mẹ ruột th́ lúc về tôi đều mua quà cáp cho bà già trầu và đám em chồng gọi là hàng đi hàng về. Nhờ thế bà không thấy có ǵ để..chê dù dâu bà hơi dở về mặt làm “gẫy“ (rẫy). Không ai hiểu chồng bằng vợ, anh lao động vất vả, tôi xót xa phụ giúp nhưng sức tôi có hạn. Đêm đêm nằm vỗ con ngủ sớm cho chồng có đôi lúc thư giăn bên ly cà phê với bè bạn, tôi cứ nhớ nhà. Thân xác ở đây nhưng đầu óc luôn gởi trên Sàig̣n. Một bên vai nhớ cha mẹ già đau yếu, em c̣n nhỏ dại trong lúc nước nhà vừa bị cưỡng chiếm và mọi sinh hoạt bị rối ren xáo trộn. Nửa vai bên kia thương chồng quá vất vả v́ lao động. Nh́n chồng tôi một ḿnh làm lụng, lối xóm ai cũng khen tấm tắc. Nào là chú Thanh ở Sàig̣n lâu năm mà giờ đây về làm rẫy giỏi quá trèn!“ hoặc sao không kêu mợ về để phụ giúp một tay“. Những câu góp ư, phê b́nh nầy đă lọt vào tai khi tôi có con cháu gái “nằm vùng“ bên chồng thương tôi thuật lại. Tôi nghe sao sốn xang trong ḷng. Nhưng trước khi có quyết định lui về quê, tôi thường được chị tôi khuyên mỗi ngày em về quê với chồng đi, chồng đâu vợ đó. Bỏ một ḿnh dượng ở quê coi chừng hắn có vợ bé nha. Đàn ông dễ sa ngă lắm em ơi!“ Bữa nào chị cũng nhắc và bắt tôi nghe câu nầy. Ngày xưa lúc chúng tôi c̣n chung mái nhà với cha mẹ, tôi là người làm tấm vách cho chị dựa lưng nếu không muốn nói là “quân sư quạt mo“ bày vẽ lợi hại chuyện t́nh cảm khi anh nào định “bắn sẻ“ chị ḿnh. C̣n bây giờ chính bản thân ḿnh có vấn đề tôi lại lúng túng. Phải rồi đúng như mọi người nói chuyện nhà th́ quáng, chuyện chú bác th́ hay“ Ai thử tưởng tượng đi, có một cô nào đó cứ theo bên cạnh phụ anh công việc đồng áng khi vợ anh vắng mặt và rồi anh yếu ḷng sa ngă. Máu ghen trong người nổi lên làm tôi choáng váng v́ “ớt nào là ớt chẳng cay..“.

                        

Sau bao đêm suy nghĩ, tôi dứt khoát bỏ công việc trong một xí nghiệp dệt để về. Chồng tôi hồi hương trước để giải quyết ruộng đất. Anh tôn trọng tự do của tôi, không hối thúc ép buộc, sợ tôi về sống ở vườn không “hạp phong thổ“ hoặc không hoà nhập được lối sống thiếu tiện nghi nơi nhà chồng. Lúc trước hai vợ chồng bàn tính, tôi ở lại cùng cha mẹ ruột vừa có đi làm mà gần gủi con. Anh ở quê thỉnh thoảng bay về Ság̣n thăm vợ con cũng tốt rồi. Ba má tôi th́ hạn chế lời khuyên v́ ông bà cũng thấy khó xử như tôi. Nhưng trong thâm tâm tôi biết má muốn tôi ở lại cùng ông bà nhiều hơn v́ sợ tôi làm dâu không nổi nhứt là dâu miệt vườn nữa. Những năm tháng hạnh phúc quá hiếm, quá đẹp, nhưng khi ḿnh gan lỳ, cứng rắn là mất hêt, là con cái cũng khổ. Nghĩ suy bao đêm, khi anh trở lên Ság̣n lần nữa, tôi tuyên bố “buông tay đầu hàng“ không phải đầu hàng chế độ mà là đầu hàng số phận, mặc cho nó đưa đẩy, lênh đênh đến đâu hay đến đó v́ “thân gái có tới mười hai bến nước trong nhờ đục chịu“ mà! Thấy tôi đồng ư, anh vui ra mặt và sắp xếp ngày giờ rước tôi về sau khi chúng tôi đă ăn cái tết cuối cùng trên Sàig̣n để về vườn tập làm bà mẹ quê như bao người ở đây.

Vườn rau, vườn rau xanh ngát một màu.
Có đàn, có đàn gà con nương náu
mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều
Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu.

Để rồi “Bà, bà mẹ quê, chân bước ra đời rồi xa. Bà, bà mẹ quê, từ lúc quê hương xoá nḥa. Nhớ về miền quê mà giọt lệ sa..“

..Không hiểu sao mỗi khi nghe ai hát bài nầy tôi thấy thấm thía cho ḿnh.

Lúc mang bầu đứa con thứ nh́, trước khi sanh tôi đi quan sát “xưởng đẻ“ ở quê nầy xem ra sao. Trở về tôi tự bảo “nhứt định phải đi lên nhà cha mẹ ruột để.. đẻ cho hợp vệ sinh“. Đau răng, nhứt răng cũng xin phép chồng lên Sàig̣n trám, nhổ chớ không yên tâm nhổ ở quê. Và ḿnh ước thầm mà cũng toại nguyên. Khi tôi lên nhờ nha sĩ quen ở Sàig̣n coi như nha sĩ gia đ́nh v́ mấy chị em tôi là thân chủ ruột của ông để ḿnh an tâm khi trám nhổ. Lúc xem xét răng xong ông lắc đầu bảo có bầu không dám nhổ và trám. Nhờ nán lại thêm một ngày sau khi tôi đi thu gom hàng về quê bán th́ thằng cu nhỏ trong bụng chuyển ḿnh đ̣i ra. May quá tôi bị kẹt lại để nằm ổ một tuần chờ chồng lên dắt về quê.

Trở lại nghề trồng thuốc nơi ở làng nầy là chánh, c̣n thêm những nghề phụ khác nếu người dân có dư đất đai vườn tượt. Ai không là điền chủ th́ đi làm thuê, làm thợ kiếm sống cũng có ăn dù không dư.

Khi gió bấc tháng mười thổi về, mùa nước nổi cũng dâng cao từ biển hồ đổ xuống nên mọi việc đồng áng đều ngưng. Dân quê có đôi tháng nhàn hạ không phải phơi sương, phơi nắng ngoài đồng. Tuy vậy trong nhà má chồng tôi đă chuẩn bị hạt giống đủ loại, chờ nước vực xuống, khô đồng ráo cỏ th́ ươm trồng trong đó có luôn cây thuốc lá. Lúc th́ nước tràn bờ khi th́ khô cạn, người ta phải canh giờ con nưóc chảy vào mương, vào kinh để vác máy đi tưới hoa mầu. C̣n người nội trợ ở nhà th́ canh nước vào để chạy máy nước vào bồn, vào lu cho đầy để nấu ăn cũng như ra sông giặt giũ và…rửa chân.

Nước rút rồi th́ ngoài đồng vui nhộn trở lại, v́ tay làm th́ hàm mới có nhai. Trước tiên mọi người bầu thuốc (ươm cây non) trong những cụm đất quấn bằng lá chuối xung quanh vuông vức bề cao gấp đôi hộp quệt diêm, ngang dọc độ 6X 6 cm. Ở quê nhà nào không trồng chuối nên tàu lá chuối rất thích hợp cho công việc nầy v́ chẳng tốn tiền mua giấy gói. Tôi tha hồ “vọc“ tay nắn nót thành phẩm cho ông chồng vun bón cây non. Khi cây đă lên mầm người ta mang ra sân vườn tưới cho nó mau tăng trưởng để “hạ thổ“. Thuốc lên cao gần giáp năm người ta bắt đầu ngắt lá một loạt và lần lượt ngắt làm ba lần. Lặt hay ngắt người nhà vườn gọi là “thiến lá“. Giai đoạn đầu là thuốc cái, lá c̣n thấp ở dưới cọng gần đất cát lấm lem nên lá thuốc xấu. Tiếp nối là thuốc kèo v́ ra hai lá trên ngọn, lá thuốc nầy được xếp loại ngon nhứt, màu vàng tươi cũng đẹp mắt. Thiến lần thứ ba là thuốc cổng v́ có ba lá. Tới đây lá hết phát triển để chấm dứt số phận Lúc nầy cây đă vươn cao được 1 mét. Lá lặt xong người ta gom cột lại thành từng bó chờ kêu thợ thầy tới xắt, phơi. Cây thuốc chỉ c̣n trơ trụi cành, đợi khô hết người ta đốn mang về làm củi. Tôi rất thích chụm củi thuốc v́ nó có nhựa cháy mạnh chỉ thua củi thông chút đỉnh thôi.

                    
                                                                                                   Cây & lá thuốc

Ba giai đoạn trên đă xong, tới phần việc của thợ xắt, thợ phơi. C̣n lo cơm nước họ ăn là “nghề của nàng“. Mùa nầy thợ xăt cũng bận v́ nhà nào có trồng thuốc cũng phải chọn ngày để không trùng người khác do thợ xắt không nhiều. Tới ngày xắt thuốc của ḿnh, sáng tôi đi chợ chuẩn bị đồ ăn để nửa đêm gà gáy canh ba phải thức sửa soạn bữa cho họ. Khoảng 11 hoặc 12 giờ khuya thợ chánh, thợ phụ kéo tới. C̣n chủ thuốc th́ nhắm xem thuốc của ḿnh nhiều, ít và túi tiền ra sao để kêu thợ. Thợ thầy làm việc nói chuyện vang trời ngoài sân, ngoài vườn. Nhà nầy có công có việc không ngủ đă đành, nhà bên cạnh cũng bị thức lây v́ ồn nhưng ai nấy thông cảm v́ hôm khác họ sẽ “đáp lễ“ lại để ḿnh không ngủ như họ, chẳng sao hết! Chồng tôi lo chuẩn bị những tấm liếp tre để phơi thuốc. Liếp nầy tương tợ liếp đan bằng tre dùng phơi bánh tráng nhưng liếp phơi thuốc phải cứng chắc hơn có chiều dài khoảng 2 thước, bề ngang độ 60cm. Rồi chủ nhân c̣n phải lo cà phê, nước trà, đăi ăn phải đăi uống chứ! Thuốc đă được dao xắt ngọt lịm, lần luợt tuôn ra. Tới phiên thợ phơi rải trên liếp cho đều tay, không dầy hay mỏng quá. Phần tiếp nối là cần người dậm, đạp thuốc cho nó dẽ khắt xuống tấm liếp tre. Giai đoạn nầy là ưu tiên cho chàng cựu chiến binh bại trận lúc mất nước kiêm chủ nhân đám thuốc ở đây. Ông đă kinh nghiệm hết 9 tháng trong quân trường Thủ Đức, tay chân lúc đó đi đều bước ra sao th́ bây giờ dậm, đạp thuốc cũng vậy, c̣n êm chân là khác, thuốc chớ nào phải sỏi, đá nên đâu nhằm nḥ ǵ. Ở đây bắt buộc phải dùng chân trần và rửa sạch sẽ. Thuốc nó kỵ những ai mang dép hay vớ đạp trên ḿnh nó mất vệ sinh. Thợ xắt độ chừng 5,6 tiếng là ngừng tay nghỉ giải lao, ăn lót dạ, mặt trời cũng vừa trở ḿnh thức dậy. Nói lót dạ chỉ dành người không làm nhiều, c̣n bây giờ thợ thức sáng đêm làm cực mà chỉ “lót dạ“ một ly cà phê, một gói xôi là thuốc ḿnh cũng sẽ lót ổ rơm cho gà đẻ thôi. Bữa cơm phải thịnh soạn: ba, bốn món chánh, kèm một, hai món phụ như trái cây, chè hay ǵ đó tùy đầu bếp siêng và không buồn ngủ. Có món dưa hấu là tôi thích nhứt, không phải tôi thích ăn mà thích dọn cho người ta dùng v́ mau và dễ làm, ai cũng ưa, trời nóng ăn dưa tráng miệng đở khát hoặc ăn với cơm cũng ngon nhưng với dân miệt vườn, tôi th́ không hảo ăn với cơm. Trưa đứng bóng buổi cơm hiệp nh́ dọn ra lần nữa khi mọi việc hoàn tất và tạm biệt đám thợ. Lúc nầy chủ nhân chịu trách nhiệm canh chừng thuốc đă phơi. Khoảng vài ngày thuốc khô nhưng cũng tùy theo ngày nắng tốt hoặc không mưa. Vợ chồng tôi phải cùng trở thuốc măt trên xuống mặt dưới và ngó ông trời. Hể ông buồn buồn muốn mưa là mau bưng chúng vô nhà. Thuốc khô đóng gói thành từng bánh vuông vức có chiều cao, ngang, dọc độ 50cm cất chờ mối lái tới coi. Nếu thuận mua vừa bán là bạn hàng đội ra ghe hay xuồng chở đi. Dân miền tây làm lụng toàn là đội chớ không gánh như người miền đông. Thấy gia đ́nh chồng ai nấy đều cắp thúng ra đồng, chiều về đội trên đầu mỗi người một thúng lửng thửng vào nhà. Tôi chịu thua, không gánh cũng không đội v́ đau đầu đau vai, chỉ có xách hay quảy trên vai như dân bán chợ trời, chợ đất mà thôi. Bạn hàng đi mua về họ phân phối đi khắp nơi, nhiều nhứt là chở ra Trung v́ ngoài nớ đa số ai cũng hút thuốc và ăn trầu nhiều hơn tỉnh khác.

Nh́n một người ngồi thong thả vấn và se thuốc xong bật lửa nhả khói và thả hồn theo khói thuốc, không hiểu họ có thông cảm điếu thuốc ḿnh đang “phiêu linh“ có bao công sức trong đó hay không? Cũng như khi nh́n chén cơm ḿnh ăn là biết sự nhọc nhằn của người trồng lúa thế nào.

Nghề thuốc của làng nầy bây giờ đă bị “khai tử“ hết rố, cực quá mà không lời. Thời tiết bốn mùa không giống như xưa cái ǵ cũng có vô thường của nó. Thuốc nội địa làm chi cũng không bằng thuốc ngoại có nhiều tên, nhiều loại và bao b́ họ đóng gói bằng máy đẹp mắt. Thôi th́ an ủi cho người làm rẫy vui ḷng “Ta về ta hút thuốc ta, dù ngon dù dở thuốc nhà vẫn hơn“. Nhưng nó đă dẹp tiệm rồi c̣n đâu mà an với ủi!

Thanh Thản Nhiên


 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm