Hạt Tình Hồi Sinh

Tràm Cà Mau

Cái tin mụ Ty sắp lấy chồng Việt Kiều, truyền miệng loan đi nhanh như gió, làm chấn động cả mấy làng trong huyện Triệu Phong. Không ai tin là chuyện thật, người ta công khai xôn xao bàn tán. Nhưng cái tin nầy đă làm nức ḷng và lên tinh thần đám đàn bà goá, và các cô gái muộn chồng trong cả tỉnh. Mụ Ty đă già khú đế, trên sáu mươi tuổi rồi, xấu xí ốm o, khô đét v́ đói ăn nhiều năm, chỉ c̣n da bọc xương, răng cái c̣n cái mất, lại mù loà, dơ dáy, nghèo rớt mùng tơi, có thời đi ăn xin. Thế mà có Việt Kiều ở Mỹ về xin cưới.

Câu chuyện gần như hoang đường, người tỉnh táo khó ḷng tin được. Người ta bàn tán:
“Chắc có âm mưu thâm độc chi đây, chứ cưới mụ Ty về mà làm ǵ? Đem bán cho nhà thổ, chúng cũng rượt đánh đến bể đầu. Mụ đó mù loà yếu đuối, cũng không đủ sức làm nô lệ hầu hạ cho ai được. Đừng nói chuyện t́nh dục, già đến thế, chắc cũng đă mốc meo, héo quắt đi rồi. Mụ chỉ c̣n xương với da, chỉ có đem mà nấu cao, giả “cao hổ cốt” may ra c̣n có lư.”

Đám đàn ông bàn thêm:
“Con gái trẻ đẹp hơ-hớ thiếu chi mà đi cưới mụ già. Cưới về đem đặt lên bàn thờ mà lạy chắc? Hay là thằng cha Việt Kiều đó đau bệnh điên, làm chuyện trái đời, chơi bạo lấy tiếng? Nghe không hợp lư chút nào. ”

Ông thầy pháp thường hay gọi hồn người chết về nói chuyện thế gian cũng bóp đầu, bóp trán, hứa sẽ kêu hồn bố mẹ mụ Ty về hỏi cho ra lẽ. Ông nói thầm với bà con:
“Không chừng thằng cha Việt Kiều là phù thủy, cưới mụ Ty về để giết chết mà luyện “thiên linh cái”, v́ mụ Ty dù sao cũng c̣n “đồng trinh”, chưa biết đến hơi trai.”

Mấy mụ đàn bà yếu bóng vía rùn vai, lè lưỡi sợ hăi, và họ tin ông thầy pháp nói có lư.

Chính quyền địa phương cũng họp chi bộ đảng cộng sản nhiều lần, để thảo luận và t́m hiểu lư do tại sao gă Việt Kiều kia cưới mụ Ty. Có âm mưu gián điệp của đế quốc Mỹ gài vào, ḍ xét t́nh h́nh “ta” không? Bí thư xă báo cáo lên quận. Bí thư quận nói:
“Không phải âm mưu gián điệp, v́ cả Tổng Thống Mỹ Cờ-Lin-Tơn c̣n đi phất phơ ăn phở giữa chợ ở Việt Nam ḿnh nữa kia mà. Nhưng cũng phải đề cao cảnh giác, để không có chuyện ǵ đáng tiếc xảy ra cho xă, huyện nhà.”

Nghị quyết chung của chính quyền xă là gây khó khăn tối đa cho tên Việt Kiều kia chán nản, mà bỏ ư định bí mật lạ lùng kia đi. Họ tin rằng, nắm quyền trong tay, th́ thừa sức ngăn cản được cuộc t́nh duyên tréo ngoe nầy.

Phần mụ Ty, nghe bàn vào, tán ra, người nầy nói một câu, kẻ khác bàn vài câu, cũng đâm ra hoang mang, và sợ. Nghi ngờ đến cái tấm ḷng của ông Thu, người Việt Kiều muốn cưới mụ làm vợ. Những lời bàn tán kia, đều có lư, không phải dựng đứng lên.

Hơn năm mươi năm trước, khi ông Thu mới mười lăm tuổi, gặp bà Ty, th́ bị “cú sét ái t́nh” đánh cho ngă gục. Cả gan về nhà xin cưới vợ, bị bố ông đánh cho một trận đ̣n quắn đít, nên t́nh yêu cũng tắt ngúm từ đó. Rồi mấy mươi năm thời cuộc nổi trôi, chiến tranh, tù đày, đi Mỹ, chạy theo cơm áo, ông Thu không có th́ giờ, không c̣n kiên nhẫn, hứng thú, để theo đuổi bất cứ một bóng hồng nào.

Cho đến khi ông đă hưu trí, về thăm quê ngoại, biết bà Ty cũng pḥng không chiếc bóng, mù ḷa, đói khát. Hai người gặp lại nhau. Ông nhớ lời ước hẹn năm xưa: “kiếp sau đền bù sum họp”, nên muốn cưới bà Ty đem về Mỹ. Nhiều người bà con nội ngoại đều can gián ông. Họ bảo rằng, nếu lấy vợ, th́ nên kiếm một người có tŕnh độ, trẻ, đẹp, khỏe mạnh, để c̣n chăm sóc, nương tựa khi đau yếu trong trong tuổi già. Lấy mụ Ty về, không nhờ vả được ǵ, c̣n phải lo ngược lại cho mụ. Thêm khổ thân già. Vả lại, tŕnh độ kiến thức quá cách biệt, rất khó sống chung, khó hoà hợp, khó thông cảm. Chỉ gây bực ḿnh và làm khổ nhau. Họ khuyên ông cho mụ Ty một số tiền lớn để sinh sống, rồi thôi, không tội chi mà đèo ḅng cái gánh nợ thổ tả đó.

Gia đ́nh, bạn bè gián tiếp sắp đặt, làm như t́nh cờ, đưa đến cho ông gặp nhiều cô, nhiều bà. Có trẻ đẹp, có xồn xồn, cả chưa chồng và cả goá phụ. Các bà, các cô nầy, nh́n ông hau háu, tha thiết, với ánh mắt hy vọng, khẩn cầu. Ông thấy nhẫn tâm và tội nghiệp họ. Có người c̣n nhỏ, chỉ đáng hàng con, cháu ông thôi. Ông nói rằng, tất cả bọn họ đều đáng thương, chỉ v́ cơm áo, mà phải tha thiết với một kẻ già nua như ông. Nhưng mụ Ty là kẻ đáng thương nhất, đáng được đền bù nhất. Quan trọng hơn hết là mối t́nh hơn nửa thế kỷ trước, có phôi pha phần nào thật, nhưng vẫn c̣n âm ỉ trong tim.

Cậu Út của ông Thu nói:
“Yêu là cái khỉ ǵ? Bọn con nít ngu, mới bày đặt yêu đương. Ḿnh già rồi, khôn quá, hết ngu rồi. Lấy vợ, lấy chồng là phải suy xét hơn thiệt, trắng đen, cân lường. C̣n trẻ, bồng bột, ngu nên ủi đại, không nghĩ đến hậu quả về sau. Bởi vậy, cháu phải suy nghĩ thật kỹ trước khi lấy mụ Ty”

Ông Thu nói với cậu út:
“Lạ thật, năm mười lăm tuổi, muốn lấy vợ bị ngăn cản đă đành. Bây giờ sáu mươi sáu tuổi, muốn lấy vợ, cũng bị ngăn cản dữ dội. Thế th́ chờ đến khi xuống lỗ mới hết trắc trở sao?”

Xóm giềng và họ hàng nhao nhao xúi giục mụ Ty thách cưới thật cho cao. Đ̣i cho được hai trăm phần quà. Mỗi phần có một hộp trà, một hộp bánh, sáu quả cau, một liễn trầu. Đ̣i thêm hai cái kiềng vàng, cặp xuyến vàng, một đôi bông tai. Phải đăi ăn năm chục người. Mụ Ty nghe mà lo lắng bảo:
“Ḿnh thách cưới cao quá, lỡ người ta không lo nổi, rồi bỏ đi th́ uổng. Mà ḿnh th́ đă tra (già) lắm rồi. Cả đời tui chưa đeo kiềng, đeo xuyến, chừ có đeo vô, cũng cấn chết, mà trẻn (xấu hổ) nữa.”

Một bà nạt lớn:
“Tra th́ tra, chứ chẳng lẽ cho không, cóc đ̣i chi cả? Đừng tự làm ḿnh mất giá. Hắn không cưới th́ thôi.”

Nghe nói vậy, mụ Ty giật ḿnh tái mặt, ngồi thừ người ra. Một bà khác tiếp lời:
“Ń, mụ đừng lo, Việt Kiều giàu lắm. Người nào cũng lái xe hơi, ở nhà lầu. Ḿnh không đ̣i là dại. Mà cũng phải đủ lễ “tam sênh” mới được. Ba lễ, dạm mặt, đám hỏi, đám cưới đàng hoàng, chớ không phải đem xe về bắt cóc chạy đi. Làng nước không chịu cho mụ chịu thiệt tḥi mô. Mụ mà không đ̣i, th́ chúng tôi cũng đứng ra, đại diện nhà gái mà đ̣i”

Mụ Ty hốt hoảng nói nho nhỏ:
“Thôi thôi, mấy mự, mấy thím ơi. Mần ŕnh rang chi thêm xấu mặt. Mấy chục năm ni, có đám cưới mô trong làng mà đủ ba lễ? Tui nghèo khổ, chớ có phải cành vàng lá ngọc chi mô.”
“Đám cưới trong làng ḿnh, không đủ ba lễ là v́ bên rể nghèo. Phải “giản đơn” lại, chớ không th́ trai, gái, không vợ, không chồng cả làng sao? Ḿnh nhắm sức người ta có, mới đ̣i. Mụ lo chi?”

Thấy bà con áp lực quá, mụ Ty ôm mặt khóc. Người ta bồi thêm:
“Mụ mà dại, th́ có cả làng khôn. Đ̣i là đ̣i cho mụ, chớ có đ̣i cho chúng tui mô. Sính lễ mà đ̣i được, th́ mụ cũng cất đi, sau nầy làm của, pḥng khi nầy khi kia, chớ chúng tui có lợi chi?”

Mụ Ty đem những lời thách cưới của bà con nói lại cho ông Thu nghe. Nhưng mụ không quên thêm một câu rằng, nếu ông không có, và không chịu th́ thôi, mụ không đ̣i hỏi chi cả.

Ông Thu cười và nói, đó là “chuyện nhỏ”. Ṿng, xuyến, hoa tai, nếu mụ muốn, th́ ông sẽ mua cho mụ. Nhưng hai trăm phần cưới cau trầu, trà bánh, th́ không, phí phạm vô ích. Mụ Tỵ nghe mà mừng, sung sướng và nói:
“Thôi, thôi, đừng ṿng xuyến chi cả. Xưa nay không đeo, bi chừ đeo vô, ngứa ngáy không chịu được mô. Đeo vô, trẻn lắm.”

Khi gặp lại mụ Ty trong hoàn cảnh mù loà, đói rách lạnh lẽo, ông Thu muốn đem mụ về Sài G̣n ở tạm. Thuê nhà, thuê người chăm nom mụ trong thời gian chờ đợi. Khi đầy đủ thủ tục, và được sở di trú Mỹ chấp thuận, ông sẽ đưa mụ về California. Nhưng v́ bà con, làng nước xúi giục, mụ Ty nhất định không chịu ra khỏi làng, khi chưa có đám cưới, chưa có hôn thú, và chưa có giấy máy bay đi Mỹ. Mụ khóc và nói:
“Bà con dặn tui đừng có đi mô cả. Đi ra khỏi làng, vô tận Sài G̣n xa xôi, lỡ anh đổi ư, bỏ tui bơ vơ nơi xa lạ, mần răng mà tui có tiền, có phương tiện về lại làng. Mà về lại cũng không được mô. Thiên hạ cười cho thúi đầu. Tra chừng ni tuổi rồi mà c̣n bỏ làng đi theo trai, bị phụ t́nh, mang xác về. Xấu hổ lắm.”

Ông Thu ôm đầu thở dài. Biết mụ Ty đă bị xóm giềng bàn ra, tán vào, khuyên bảo nầy nọ. Không hẵn những lời khuyên đó hoàn toàn vô lư. Ông nhỏ nhẹ nói với mụ Ty.

Mụ Ty nói rất tự nhiên:
“Mấy chục năm sống nơi đây, cũng đă quen rồi, tui không thấy khổ nữa. Đói th́ có, rách th́ có. Nếu đủ cơm ăn hàng ngày là quá quư rồi. Tui không dám mơ ước chi hơn.”
“Nhà ai nấy ở. Không ai dư chỗ cho thuê mô. Ở nhà ni, có chết mô mà sợ. Nếu ở nhà ni mà chết, th́ chết từ lâu rồi. Cứ cho tui ở nhà ni, đừng bắt tui đi nơi khác. Tội nghiệp.”


Ông Thu chịu thua, không muốn ép mụ Ty dọn đi nơi khác, phiền ḷng mụ. Ông nhờ người bà con bên ngoại thuê thợ tu bổ lại căn cḥi, lợp lại mái, che phên, làm cửa lưới ngăn muỗi, câu điện, bắt cho một chiếc quạt máy. Mụ Ty nói:
“Sửa phên, lợp nhà th́ được. Câu điện chi cho phí. Tui mù loà, ngày như đêm, cần chi đèn đóm. Bắt quạt máy mần chi, lỡ nó rớt xuống, bể đầu. Khi mô nóng, ra ngồi bên hè, lấy mo cau mà quạt cũng đủ mát rồi.”

Ông Thu thuê một đứa cháu họ của mụ Ty, đến ở chung để chăm sóc, đi chợ, nấu nướng cho mụ. Mỗi ngày mụ được ăn cơm không độn khoai sắn, có cá kho, thịt luộc. Mụ Ty sung sướng hớn hở. Mụ nói với đứa cháu;
“Ăn sang phung phí như ri, ngày mô cũng thịt, cá, th́ có núi của cũng sập. Thôi, đừng hoang phí nữa. Cứ cơm trắng với mắm nêm, mắm ruốc, rau luộc là đủ, sung sướng lắm rồi.”

Đưá cháu cười nói:
“Dượng Thu đă đưa tiền cho chú Hai, dặn phát tiền chợ cho cháu. O đừng lo. O mà ăn ngon, th́ cháu cũng được ăn ngon theo. Cả đời, chưa khi mô cháu được ăn no, sung sướng, như bây chừ cả. Cháu hỏi thiệt, O đừng giấu cháu nghe. O bỏ thứ “bùa” chi, mà dượng Thu Việt kiều mê O dữ rứa? Dạy cho cháu với. Cháu thương thằng Bường, mà hắn cứ lờ tít đi, như không biết chi hết.”
“Mụ nội mi. Bùa chú chi mô. Người ta ở bên Mỹ, tau ở đây, mù loà, có bùa cũng không bỏ được. Miềng ăn ở ngay thật, hiền lành, trời thương nên đem dượng Thu mi về đây cho tau.”


Mụ Vàng người trong xóm, trước đây thường hay cho mụ Ty khoai sắn, ghé nhà ngồi nói chuyện, trước khi ra về nói:
“Mai mốt o qua Mỹ, làm ra tiền, đừng quên tui. Nhớ gởi về cho nhiều nhiều, để tui xây gạch, lợp ngói căn nhà nghe.”

Chú Trọng dặn ḍ tha thiết:
“Tui biết chị tốt lắm, qua Mỹ thế nào cũng gởi tiền về cho tui mua cặp trâu, đi cày thuê. Cả đời tui, mơ ước có được con trâu, chị không giúp, th́ không khi mô có. Đừng v́ giàu sang sung sướng mà quên bà con nghèo.”

Mụ Ty hoang mang lắm, nhưng cứ nói thật những ư nghĩ trong ḷng mụ:
“Sợ không có, chứ có th́ phải nghĩ đến bà con, phải chia xẻ cơm áo cho nhau chớ. Như bà con đă chia khoai sắn cho tui sống mấy chục năm ni. Cậu đừng có lo. Tui mà có của th́ chia hết. Nghe bà con nói chuyện, tui nghĩ là Tây, Mỹ nó ngu lắm, để tiền, để của ngoài đường, cho ḿnh qua đó mà hốt, như hốt cứt trâu ngoài ruộng”

Mụ Viện, nhà ở xóm trên, có đứa con gái ba mươi lăm tuổi bị ly dị. Cô nầy về ở với cha mẹ. Mụ Viện đến năn nỉ mụ Ty, đề nghị thẳng thừng:
“Chị tra (già) rồi, đi Tây, đi Mỹ làm chi, bên đó lạnh lắm, chịu không nổi mô. Mà đă tra dư ri (già như thế nầy), c̣n đi lấy dôn (chồng), thiên hạ, làng nước, con nít, chúng nó cười cho thúi trốt (thối đầu). Trẻn lắm (xấu hổ). Thôi th́ chị nhường ông Việt Kiều đó cho con Thại nhà tui, hắn c̣n trẻ, chịu được lạnh, có thể giúp ông Việt Kiều nhiều chuyện, đẻ cho ông vài ba đứa con. Phần chị, th́ ở đây đă quen, đi mô cho mệt.”

Mụ Tư nghe mà rưng rưng nước mắt, v́ xưa nay đă quen bị thiên hạ chèn ép mà không dám kêu ca. Mụ nói nho nhỏ, sợ mất ḷng mụ Viện:
“Chuyện đó, th́ tùy ông Việt Kiều, nếu tui chịu nhường, liệu ông nớ có chịu hay không?”

Mụ Viện giục:
“Răng mà không chịu. Con Thại c̣n trẻ, c̣n đẹp, khỏe mạnh, chứ có ốm o bệnh hoạn như, như ai đó mô. Th́ chị cứ nói cho đến khi ông nớ chịu. Không nói th́ mần răng người ta biết.”
“Tui không dám nói mô.”
“Tại răng mà không dám nói? Có chết chóc chi mô?”

Mụ Ty khóc rấm rứt:
“Chết tui cũng không dám nói. Chị có gan th́ nói thẳng với ông Thu đi. Nói được th́ tui chịu nhường”

Nói đến đó, mụ Ty tủi thân quá, khóc oà lên. Tưởng như đă mất ông Thu rồi. Đứa cháu săn sóc mụ Ty, nghe mà giận quá, xen vô, nói lớn tiếng:
“Cái mụ Viện ni vô doang (vô duyên) chưa tề. Người ta ưng dau (yêu nhau) cả mấy chục năm ni, đêm ngày thương dớ (nhớ). Chị Thại con của mụ, mập thù lù, bị chồng chê, bị ly dị, chớ có quư báu chi. Có t́nh nghĩa chi mà nhảy vô đ̣i giành ăn. Ở bên đó, đầm Tây, đầm Mỹ đẹp như tiên, như thánh, trắng như trứng gà bóc, ông c̣n chưa chịu nữa, huống chi con của mụ, thấm vô mô.”

Mụ Viện giận dữ nghiến răng gào lên:
“Ń, cái con quỷ cái, tau bả (vả) cho văng răng ra bi chừ. Việc chi mà mi xía vô chuyện người ta? Mi biết chi mà nói. Câm cái mồm lại.”

Đứa cháu trả treo:
“Nói ngang xương dư rứa (như vậy), quỷ sứ nghe cũng không lọt tai. Tức đến nghẹn họng.”

Có nhiều người nữa, đến bắt mụ Ty hứa hẹn đủ điều. Ông chủ tịch xă cũng nói với mụ Ty, yêu cầu ông Thu giúp đỡ, ủng hộ một món tiền, đủ để xây lại lại trụ sở uỷ ban hành chánh xă cho khang trang hơn. Mụ Ty đạo đạt những lời yêu cầu của bà con đến ông Thu. Ông cười hiền:
“Tội nghiệp bà con quá. Chắc qua Mỹ, tui với mụ phải tổ chức một băng cướp, đi ăn cướp ngân hàng, đem tiền về giúp bà con ḿnh.”

Mụ Ty không hiểu lời nói đùa của ông Thu, hốt hoảng nói:
“Đi ăn cướp? Tui không làm được mô. Tui mù loà, mần răng mà chạy trốn cho kịp. E cũng ở tù rục xương. Rứa th́ lâu ni, ở bên Mỹ, eng làm việc chi?”
“Đi cày”- Ư ông Thu muốn nói đi làm cực nhọc như đi cày vậy, nhưng mụ Ty không hiểu, hỏi:
“Ruộng có diều (nhiều) không? Được mấy sào? Qua bên đó, tui cũng giúp xay lúa, giă gạo được”
“Bây chừ th́ về hưu rồi, nghỉ đi cày.”
“Rứa th́ lấy chi mà ăn?”
“Tiền để đèng” (để dành) – Ông Thu nói tiếng Quảng Trị cho mụ Ty dễ hiểu.

Mụ Thu xuống giọng, nói nhỏ như sợ người khác nghe được:
“Để đèng diều (nhiều) không? Được năm lạng không?”
“Được”
“Rứa th́ giàu quá! Chôn cho kỹ. Coi chừng bị trộm hết, không có ăn, khổ lắm đó.”


Gian nan lắm, ông Thu mới hoàn tất được thủ tục, đưa mụ Ty về Mỹ. Phía chính quyền Việt Nam làm khó khăn, ông phải vất vả chạy mua giấy khai sinh, phải nhờ người đút lót tiền mua các loại giấy tờ chứng minh cần thiết. Bộ ngoại giao và di trú Mỹ nghi ngờ ông âm mưu đưa người nhập lậu qua khe hở của pháp luật. Ông cố gắng giải thích về sự thành thật của ông, mà không ai tin. Giá như ông cưới một cô gái trẻ, đẹp, th́ được dễ dàng thông qua. Ông kể câu chuyện t́nh hơn nửa thế kỷ của ông cho viên chức ở toà đại sứ Mỹ nghe, họ càng không tin hơn, cho rằng ông bịa chuyện. Cuối cùng, ông phải thuê luật sư can thiệp, và nhờ thêm dân biểu, nghị sĩ vùng ông ở viết thư cho bộ ngoại giao và sở di trú. Thời gian thủ tục giấy tờ dài hơn gấp đôi b́nh thường.

Trên máy bay về Mỹ, ngồi bên cạnh mụ Ty, ông Thu thấy t́nh thương dạt dào rộn lên trong tim. Nh́n mụ Ty ngồi dựa ngửa đang lơ mơ ngủ, ông thấy mụ đẹp hơn cả “con Ty” mười bốn tuổi ngày xưa có cái răng khểnh. Ông hứng khởi, hát nho nhỏ bản nhạc Suối Mơ của Văn Cao: “… từng hẹn mùa xưa xây nhà bên suối, nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương ngát, đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…”

Mụ Ty, quay mặt lại nói:
“Eng hát hay quá”

Ông Thu cười:
Ông Thu vuốt nhẹ bàn tay khô xương, sần sùi của mụ Ty, mà ḷng vui rộn ră.

Tràm Cà Mau
 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm