NGỤY

Tiểu Tử
 
Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng "ngụy" nghĩa là "giả" ít thấy có ai dùng tới.

Cái ǵ không phải thứ thiệt, không phải thứ "chánh cống", không phải thứ "có cầu chứng tại ṭa"... là người ta gọi hoạch tẹt là "đồ giả", chớ không ai gọi là "đồ ngụy" hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả, v.v.

Bởi v́ từ ngữ hồi đó rất... thật!

Sau tháng Tư 1975, tiếng "ngụy" đă theo gót... dép râu (Xin lỗi! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất... tả chân. Không thể viết "theo gót giầy" như xưa nay thường viết, v́ đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả!) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng...

Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi "học tập" ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng "ngụy". Và nghe... đầy lỗ tai!

Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng "ngụy" được nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách "ngang xương", không cần phổ thông đầu phiếu!

Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ư nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi th́ cán bộ cũng chỉ giải thích... ngang như cua thôi!

Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng "ngụy" một cách rất... tự do, và sử dụng tiếng "ngụy" rất... rộng răi (Được "giải phóng", có khác!). Thôi th́ cái ǵ của miền Nam cũng đều biến thành "ngụy" ráo. Để phân biệt với "cách mạng"!.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, "hàm-bà-lằng" ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: "Hễ thấy không có đóng con dấu ngôi sao đỏ th́ cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc!".

Thật ra, khi dán cái nhăn "ngụy" lên miền Nam, "Đảng và Nhà Nước" muốn nhân dân "chủ yếu là nhân dân miền Bắc" hiểu theo định nghĩa "ngụy" là giả, "giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân, "ngụy" là đoạt của người ta mà nói là của ḿnh, là bịp, là láo, là phiến loạn...

Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều... mở mắt, tiếng "ngụy" ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ th́ mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy. Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, th́ chân tướng ngụy ḷi ra rơ rệt, đến người mù cũng phải thấy!

Viết dài ḍng để... "đả thông tư tưởng" trước khi vào chuyện.

Ông H là thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ông làm việc ở Tổng Tham Mưu.

Ông thuộc gia đ́nh trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức ǵ hết.

Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em c̣n ở chung với nhau: "Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cơng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con th́ hay nhơng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cơng hết. C̣n khi nào con đ̣i cái ǵ không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh! Tội nghiệp! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy!". Rồi bà kết luận: "Tánh t́nh nó tốt lắm!".

Ông lớn lên trong ṿng tay người mẹ, được giáo dục bằng t́nh thương, xem gia đ́nh là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ măi trong ḷng sự mến mộ "người anh Hai lúc nào cũng làm vui ḷng em, lo lắng cho em, bảo vệ em".

Măi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đă lâu và người anh bây giờ là tướng của "ngoài đó". Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: "Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ măn nguyện để theo ông theo bà...".

Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh "hết giặc" ra làm sao và chưa kịp gặp đứa con làm tướng...

Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông H. Xa cách đă ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nh́n ra được nhau. Bởi v́ họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà H và bốn đứa con "ba trai một gái, đă lớn hết, hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai" đứng nh́n cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động...

Sau đó là bữa cơm gia đ́nh để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời ḿnh, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đ́nh ông H, để có anh có em.

Ông bà H có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhật. Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con c̣n nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đ́nh ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học.

Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo:

- To thế th́ ở làm ǵ cho hết? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả một hộ bốn năm người đấy!

Hôm sau, ông H được người anh khuyên:

- Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai bắp cho các cháu có mà ăn. Phải biết tăng gia chứ!

Mới đầu, ông hơi phật ư. Nhưng, khi nh́n sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp té nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: "Ḿnh cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân".

Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy cạy khượi, gạch, bê-tông, hồ cá... cho ḷi đất rồi trỉa đậu trồng ḿ! Khu vườn Nhật Bổn mà ông Bà H đă tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lơm giống như băi đổ... xà bần. Nhà ông H bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng!

Ông anh "tên R" làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông H, sau khi khai lư lịch ở ṭa đô chánh, tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà H không dám nấu nướng trong bếp bằng ḷ ga. Bà sợ làm như vậy nó... ngụy quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng than củi bằng lá khô... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, c̣n nồi niêu dao thớt th́ cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc nấu nướng rửa ráy. Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn. Nước dơ th́ cứ tạt... cha nó ra sân. Bà H ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu – bốn mươi mấy năm về trước – hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nh́n bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ.

Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng! Ông anh có vẻ hài ḷng về tác phong của bà H, nên khen: "Cô thật là sớm giác ngộ!".

Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi tŕnh diện học tập. Và nói rơ: "Đem theo tiền ăn cho một tháng". Ông H lo lắng, hỏi ư kiến ông anh th́ được trả lời:

- Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết.

Vậy là ông H hun vợ con, xách ba-lô lên đường, c̣n dặn:

- Ở nhà có bác Hai. Mẹ con bây cần ǵ th́ nhờ bác, nghen.

Một tháng sau, không thấy ông về, bà H hỏi ông anh th́ được trấn an một cách rất b́nh thản:

- Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi!

Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm... dài dài... Bà H nóng ḷng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đă bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo:

- Họ chở nhà tôi đi mất rồi...

- Đi đâu mà mất? C̣n tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.

- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù ǵ anh cũng là tướng và cha đă hy sinh v́ cách mạng.

- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có t́nh có lư. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi! Nói thế chứ... để tôi xem có làm ǵ được không.

Một hôm, ông anh họp các con ông H lại, khuyên:

- Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là c̣n tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở tŕnh độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa.

- Vậy, ḿnh phải làm sao?

- Dễ thôi! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu.

- Vô đó để làm cái ǵ, thưa bác?

- Để phục vụ nhân dân theo khả năng của ḿnh. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu.

Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ư... xung phong.

Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dơi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn... Nhà Nước đi một nước cờ thật cao!

Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng c̣ng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó. Bà H nh́n các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài ḷng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động!

Một hôm, ông anh bảo người em dâu:

- Bây giờ các cháu đă có Nhà Nước lo. Cô giữ làm ǵ đến hai cái nhà? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ tŕnh độ giác ngộ cách mạng của ḿnh bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.

Sau vài phút suy nghĩ, bà H chỉ bằng ḷng cho Nhà Nước mượn thôi.

- Ừ! Th́ cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao.

Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ (nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ) không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (Trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi ḿnh sắp dọn đến. Phải "có lư do chánh đáng" và điều này phải được chứng nhận bởi chánh quyền nơi ḿnh đang ở!

Khi đă được chấp thuận (có kư tên đóng dấu) đương sự phải vác đơn đó về tŕnh cho chánh quyền nơi đang ở để... xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận - kư tên đóng dấu- ḿnh mới được quyền dọn đi!

Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất "có tŕnh độ": "Đằng kia có cho anh vô th́ ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô th́ anh... đi đâu?".

Rơ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến "đằng kia" trước, th́ bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất "có tŕnh độ" không kém:

"Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi th́ tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi th́ làm sao được? Phải có đi rồi mới có đến chớ! Dễ hiểu thôi!".

Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn.

Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng th́ khỏi nói, thật là "trần ai gian khổ"!).

Ông tướng có "động viên" một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà H. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét (cũng của cơ quan) nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà kư tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lư cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi v́ bây giờ, bà đă chuyển hộ th́ mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà th́ phải có sự ủy quyền của chủ nhà.

Mười lăm ngày sau, bà H được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đă trở thành "tổ gạo", c̣n ông anh th́ vẫn ở một ḿnh trên lầu. Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác!

Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà H để báo tin đă t́m ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ vv... và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô quần áo. Nghe như vậy, bà H đă đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi:

- Sao trước đây anh không nói rơ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không?

- Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ!

- Cái ǵ cũng che đậy. Cái ǵ cũng giấu diếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao?

Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: "Đi đâu đó nữa? Mấy bữa nay tao nói mầy kê lại dùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống th́ không c̣n khỉ ǵ để nấu nướng... mà mầy cứ ăn rồi là xách đít đi hà!".

Giọng người con trai: "Bộ má tưởng con đi chơi hả?".

Giọng bà hàng xóm: "Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mầy nói tao nghe coi!". Giọng người con, có vẻ hảnh diện, nói rời ra từng tiếng: "Con-đi-phục-vụ-nhân-dân!".

Giọng bà hàng xóm, tức tối: "Phục vụ nhân dân! Phục vụ nhân dân! Con gái mẹ mầy cũng là nhân dân đây nè! Mầy phục vụ cho nó đi! Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ!".

Ngừng một lúc, lại nói: "Cha... Lúc này nói giọng cách mạng quá há! Phải mà! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mầy quá mà! Nó nhét cho mầy ăn để mầy lớn! Nó ép mầy học để mầy khôn! Nó ác ôn quá phải hông? Nó ngụy quá phải hông? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông?"

Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt:

- Ăn với nói! Rơ là không có tŕnh độ!

Rồi ông đứng lên:
- Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước. Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có t́nh có lư và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân.
Bà H làm thinh, nhưng nh́n người anh chồng chỉ có nửa con mắt!

Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: "Rồi đó! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó!". Giọng bà mẹ, vẫn c̣n hậm hực: "Dữ hôn! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao nhắc năm lần bảy lượt! Thôi! Mầy đi phục vụ nhân dân của mầy, đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy này nó nấu cơm cho mà ăn".

Từ ngày dọn về đây, bà H đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ư theo dơi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đă cất giữ nữ trang trong nhà thay v́ gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ...

Bà hàng xóm (tên là bà Năm) có cái sạp cháo ḷng ở đầu ngơ. Sáng nào, bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô dĩa muỗng đũa, thùng ḷng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, ḷ dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước).

Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được... xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi "phục vụ nhân dân" cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo - bà chỉ bán có buổi sáng - bà thâu xếp dọn dẹp một ḿnh ên, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (Bà không đạp v́ không biết đi xe đạp!).

Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà H một tô cháo ḷng. Bà biết bà H là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà H thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng:

- Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dơi.

- Ối... Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt ḿnh làm tờ "báo công báo tội". Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi v́ gần hai chục năm nay tôi bán cháo ḷng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai!

- Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên.

- Tụi nó đă coi ḿnh là ngụy th́ cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ ǵ mà nín thinh? Há?

Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy!

Khi bà H được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông H là người nhà:

- Dữ hôn! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi?

- Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có th́ giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá th́ quên trước quên sau...

- Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi ǵ hay sao?

Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà H lắc nhẹ:

- Cần ǵ th́ cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Ḿnh với nhau mà...

Bà H xúc động, lí-nhí "cám ơn" mà nước mắt chảy quanh.

Lạ quá! Chỉ có mấy tiếng "ḿnh với nhau" mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. "Ḿnh với nhau" là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. "Ḿnh với nhau" nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. "Ḿnh với nhau" là t́nh người không dị biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng ṿng tay, bà Năm cháo ḷng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ...

Hai hôm trước ngày bà H khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng chằng chịt bằng dây thun:

- Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen.

Bà H "cám ơn"mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc!

Trong khi đi ra cửa, bà Năm c̣n quay lại nói:

- Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi th́ tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết, nghen!

Bà H gật gật đầu, nh́n theo mà thấy bà bán cháo ḷng đó c̣n cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng!

Đi thăm chồng về, bà H như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nh́n bà H, động ḷng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà H, bà Năm hỏi:

- Sao, cô Hai? Khổ lắm phải không?

Bà H mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà H, chửi đổng:

- Mẹ bà nó! Quân ác ôn!

Bà H bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc:

- Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nh́n... ảnh... không ra...

Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ c̣n biết vuốt vuốt lưng bà H, giống như bà đang dỗ về người em gái.
 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm