Hữu tâm, vô tâm

Thanh Thản Nhiên

       

Bận trở về dốc cầu thấp, lài hơn

Nơi đó có những anh em thu vé qua cầu, trực cầu luân phiên làm việc bất kễ cuối tuần hay lễ lạc chi cả.

Tôi muốn nói về cây cầu Tân Long thuộc quận Chợ Mới, vừa hoàn thành khoảng một năm nay. Hơn một tháng qua lại mỗi ngày, tôi được dịp quan sát, tṛ chuyện cùng đội ngũ gác cầu nầy. Tất cả có sáu anh em chia nhau mỗi bên hai anh thu tiền lượt đi, về. Xe đạp thu một ngàn đồng, xe gắn máy năm ngàn c̣n xe hơi hay xe vận tải th́ bốn chục ngàn trở lên tùy trọng tải nặng nhẹ cho mỗi bận.

Ngày đầu tiên tôi đi qua, dĩ nhiên phải đóng măi lộ một ngàn rồi. Trưa về tôi chuẩn bị tiền lẻ để khỏi chờ thối tiền. Ngừng xe ch́a tiền ra th́ một anh trạc năm muơi ngoài cười tươi không nhận tiền nói:

-Thôi khỏi cô ơi!

- Ủa, bữa nay có ǵ mà không lấy tiền?

- Lúc sáng tui thấy cô châm cứu đó!

Tôi ngạc nhiên nh́n kỹ anh ta và nhớ lại. Th́ ra anh có đi châm cứu nơi tôi làm việc trong nhà thuốc nam đây. Sáng nầy tôi tới trễ đă thấy bà thầy đang ghim kim châm chi chít trên lưng cho một người nằm sấp. Muốn nh́n kỹ mặt cũng khó v́ anh ta nằm úp mặt xuống gối bất động. Tôi nhớ có hỏi thầy ḿnh:

-Anh nầy đau chi vậy cô?

-Cậu bị thoái hóa cột sống cổ.

Thấy tôi xuất hiện, cả thầy lẫn tṛ đều mừng, c̣n hai bà phụ tá th́ réo om ṣm:

-Ê, mợ năm lại phụ châm tiếp coi!

-Đầu óc c̣n mệt, cho nghỉ ít bữa đi!

Tôi chưa muốn cầm kim v́ bận trả lời bà con hỏi thăm sau một năm “trốn việc.“ Hơn nữa phải ngồi nghỉ cho bớt mệt v́ chạy xe. Châm cứu cần để đầu óc thư giăn đặng tập trung châm cho trúng huyệt. Tôi câu giờ nhưng cũng ghim và mở kim giúp hai cô phụ tá, xong rồi ghi lên bảng để nhớ thời gian châm là 30 phút mà tháo gỡ dây điện. Cứ như thế chúng tôi làm việc từ 5 giờ sáng đến 10 giờ trưa hoặc trễ hơn v́ c̣n người tới. Trung b́nh một ngày có khoảng gần ba mươi người bệnh tới đây. Gian nhà phía ngoài là để bà thầy bán thuốc tây. Ai hốt thuốc nam th́ miển phí. Thứ bảy, Chúa nhựt nghỉ đóng cửa. Hôm nay đầu tuần nên bệnh đông, ồn kẻ ra người vào vẫn hết ghế ngồi phải ra đứng bớt ngoài sân. Pḥng mạch tăng cường máy hát dĩa mở để bà con thưởng thức những bài phật pháp của đạo Hoà Hảo. Nghe để quên cái đau trên thân vừa mới châm. Nghe để ăn hiền ở lành sống đúng lời Phật dạy. Máy giảng đạo phàt thanh om ṣm rồi ngựi nhà đưa thân nhân đi trị bệnh nói huyên thiên (cũng may kẻ bị bệnh đang chịu đựng cái đau nên lười nói). Bởi vậy bà thầy tôi phải gắng nói to dù chỉ nói để chào khi bệnh nhân tới. Nhường thầy tôi chào xă giao bằng tay bằng miệng, tôi bỗng thấy..mệt nên ai mới bước vào nhà , tôi chỉ lẹ làng gật đầu cười là ..hoàn tất trừ khi được hỏi. Ḿnh biết thân ốm yếu phải giữ hơi giữ khí chứ! Châm cứu cho người tức là ḿnh gián tiếp truyền năng luợng của ḿnh qua con bịnh. Nh́n thầy tôi chẳng thấy bà hao hơi tổn khí chút nào. Xin Trời Phật độ cho bà! Đôi lúc mệt tai quá tôi định tới vặn “âm thânh vừa đủ nghe“ nhưng không dám v́ bà muốn mọi người lắng nghe cho kỹ lời Phật dạy mà thực hành theo. Hàn huyên đôi câu khi mọi người chào đón ḿnh trở lại, tôi đảo tới đảo lui bên những giường bệnh xem ai cần tăng hay giảm điện khi máy đang chạy. Cái anh Danh đang nằm đây, tôi nhớ có tới bên hỏi thăm, anh quay mặt ra nhờ tôi tăng điện mạnh trên hai vai dùm ảnh. Cái đau và sự chịu đựng của hai mươi cây kim chỉ kéo dài 30 phút rồi chấm dứt có nhằm chi cơn đau thoái hoá hay đau nhức triền miên của bà con nghèo phải đi trị bịnh! Có thân th́ có khổ. Lăo tử có câu:

Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân
Nhược ngô vô thân, hà hoạn chi hữu.

  

Tức là:

Ta có hoạn nạn v́ ta có thân,
Nếu không có thân, làm ǵ có nạn (khổ)

Anh Danh nầy c̣n ngồi chờ tới phiên ông Ba Đốm sẽ tới bấm huyệt và “vặn vẹo xương sống“ v́ ông bận tay nên anh ta có th́ giờ quan sát “người lạ“ mới tái xuất giang hồ là tôi. Bệnh nhân khác cũng vậy, được dịp ngó tôi lom lom nhưng có vài người quen thuộc năm trước tôi về họ và tôi đều nhớ nhau mừng rở. Người mừng là tôi v́ biết bà con tuy không mấy khoẻ mạnh nhưng vẫn c̣n sống đủ mừng rồi.

Bây giờ tôi nhận ra anh ta, đâu dè anh làm việc ở đây. Mừng bất ngờ v́ đi miển phí nhưng tánh hay đùa tôi định nói:

-Nếu thế sáng mai anh đứng thu tiền bên kia chờ tui tới khỏi thu phí rồi hăy vô châm cứu đặng đở tốn một ngàn nha!

Mà thôi chưa quen thân nên tôi im lặng chỉ cám ơn và hẹn:

-Mai gặp lại nhen anh!

Chắc chắn mai anh ta phải tới v́ thông thường phải châm liên tục một tuần mới ngưng nghỉ. Ai bận lắm th́ đi vài hôm, nghỉ rồi lần khác tới. Hôm nay đầu tuần nhưng anh Danh đây đă kiên nhẫn đi hai, ba tuần liên tiếp rồi. Tôi có khoe với bà thầy và bạn đồng nghiêp khi anh vừa ra cửa:

-Anh Danh đó tử tế, hôm qua không thu tiền của tui.

-Mấy người đi xe đạp, ai nghèo và già nua họ cũng không lấy tiền.

Ra thế, nhưng làm sao biết ai nghèo, già mà tha họ. Mấy bà bạn ở đây có việc chi mà họ không biết nhứt là tiếng lành đồn xa. Người nầy đồn người kia đặng đở cho người nghèo. Tôi không bỏ cơ hội đùa dai. Hai bữa trôi qua, đă quen mặt tôi nhắc Danh việc tôi định nói hôm trước. Anh gật đầu vui vẻ:

-Tui sẽ dặn mấy tụi kia “tha bổng“ cho cô.

-Làm sao bạn anh nhớ mặt tui mà tha bổng?

-Hôm qua cô cho bọn tui mấy cái bánh ít và một bọc bánh canh đó, sao quên cô được. Nh́n cô họ biết liền.

Phải rồi, ngày thứ nh́ làm việc, nhà chị đồng nghiệp có giỗ, chị mời thầy tṛ chúng tôi tới dự. Ra về chủ nhân biếu tôi lỉnh kỉnh bốn, năm cái bánh ít và hai bọc bánh canh. Về tới cầu Tân Long tôi chia hết cho mấy anh em, chỉ giữ lại một bọc bánh canh dành cho bà chị ở nhà, thế là “bánh ít đi bánh qui lại“. Sáng hôm sau tôi chạy ngang, có cậu nhỏ tuổi hơn Danh đang trực gác nh́n tôi cười và khoác tay ra dấu chạy đi. Tôi cám ơn và nói vói theo “tui đi làm từ thiện mà!“. Cậu nầy tôi chưa biết tên, khi đạp xe chầm chậm tới đă để ư thấy cậu ngồi ăn khoai lang nhai ngồm ngoàm trong miệng, tay kia lượm tiền lẻ của người đi trước tôi. H́nh ảnh nầy chợt làm tôi nhói tim muốn khóc. Ai đó hay cười hoặc che đậy mặc cảm nghèo của ḿnh khi phäi ăn độn khoai thay v́ ăn phở hoặc hủ tiếu để khoe “khoái ăn sang“ chớ không phải “sáng ăn khoai“ đâu nhá! Trưa tôi xin về sớm vội chạy ngang chợ mua hai đ̣n bánh tét cùng mấy món đồ ăn tiếp tế để mấy cậu ăn trong bữa cơm trưa. Và rồi trước lạ sau quen hết. Món ăn không quí báu chi nhưng người ta nói “của cho không bằng cách cho“. Tôi tặng họ với tất cả t́nh thương đồng bào của ḿnh trong đó.

Thấm thoát đă hai tuần đi về đều đặn mấy anh em đều biết thứ, họ và nguyên quán của tôi dù rằng ḿnh không giới thiệu. Dĩ nhiên do cậu Danh nghe bệnh nhân châm cứu kêu réo tôi om ṣm trong đó. C̣n bây giờ đến luợt các anh em:

-Ghé nghỉ chân chút cô năm!

-Năm đi đâu vắng hổm rày vậy?

-Tui phải đi thăm bà con trên Lái Thiêu.

Ngày nào về tôi cũng ngừng lại tṛ chuyện vài ba phút bớt mệt mới đi tiếp.

Có những lúc cô em họ chở tôi qua làng đi bằng xe gắn máy, các anh thấy tôi đưa sẵn tờ năm ngàn họ vẫn lấy và tôi cũng muốn như vậy. Không v́ quyền lợi ḿnh mà làm liên lụy kẻ khác.

Bận đi sáng sớm lẽ ra tôi c̣n sức không cần xuống dắt xe đi bộ, nhưng sao gắng sức không nổi, tới lưng chừng cầu mới lên đạp đi tiếp. C̣n bận về trời nắng cháy da và làm việc mệt vậy mà sau khi chào mấy ông bạn trực cầu, tôi phóng lên đi thong thả một mạch, không phải xuống dắt xe như lượt đi thật ngược đời. Gió dưới sông thổi mát rượi. Tôi thả ga bớt thắng, xe cứ lướt nhanh thật khoẻ.
Kẻ qua người lại các cậu đều vui vẻ thu phí, khách cũng không cau có khi nộp tiền. Có người nói nửa đùa nữa thật:

-Tha cho một bận đi ông!

-Tụi tôi làm công chớ đâu phải chủ nhân. Tha rồi bị mất việc sao.

Nh́n mấy anh em thu tiền khách, chứng tỏ họ nhớ kỹ từng người:

-Trả luôn bận về.

-Ngày mai tui đóng luôn nha!

Tôi thắc mắc hỏi:

-Bà con hứa hẹn các cậu có nhớ nhắc đ̣i không vậy?

-Nhớ chớ, trong xă nầy dân đâu nhiều nhỏi ǵ mà không nhớ, trừ người lạ ở nơi khác tới th́ không biết thôi.

-Như tui chứ ǵ? nếu anh Danh không đi châm cứu chắc mỗi ngày tui tốn hết hai ngàn rồi.

-Cô đi làm từ thiện th́ được miễn.

Phí thu tiền cũng cho mua vé tháng để bà con tiết kiệm. Ai qua lại nhiều lần trong ngày th́ xài vé tháng rẻ hơn.

Cầu Tân Long nơi đây do một tư nhân trúng thầu xây. Trước khi có cầu nầy dân chúng phải đi đ̣ qua bên kia sông. Xe đạp thu hai ngàn, xe gắn máy ba ngàn. Bây giờ đ̣ đưa đă dẹp nên hành khách phäi đi ṿng qua cầu mới vào làng được. Cô Hoa phụ tá nhà ở sát bên nên rất tiện cho cô chạy sang giúp bà thầy. Sáng nào cô cũng mang qua mấy chục bọc sữa đậu nành để bán cho bệnh nhân. Cô bán rẻ mà ngon, chỉ có hai ngàn mỗi bọc. Chính tay cô thức sớm xay đậu và nấu sữa mang tới bán, mọi người đều ủng hộ mua giúp nhưng có hôm bị ế v́ bệnh nhân vắng mật bất tử mặt dù có dặn trước. Thấy ế tôi mua hết và trấn an:

-Cứ nấu bán b́nh thường, ế tui mua cho không sao đâu. Nhà tui con cháu đông.

Nói vậy chớ con cháu đâu mà đông! Tôi nói láo để giúp kẻ nghèo cơ cực chớ nào để hại ai. Tật nói láo là một trong năm giới cấm khi ai muốn quy y Tam Bảo. Người phật tử phải hứa sẽ giử năm giới nầy: không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không sát sanh, và không uống rượu. Có người không hiểu sâu xa, sợ thất hứa nên không dám quy y. Ở đây tôi đă nói dối nhưng dối để làm an vui người khác, hoàn toàn chẳng có lợi ích ǵ ḿnh th́ Phật cũng cho là“ngoại lệ“và tha tội. Nhưng uống sữa măi cũng…ngán. Có hôm c̣n dư cả chục bọc sữa. Tôi chợt nhớ tới các anh em gác cầu, ghé ngừng và tặng hết cho họ.

Ngồi gần những nhân viên lao động nầy, tôi không quên khuyên họ ráng giúp đở người nào các anh thấy họ già yếu, khiêng vác nặng nề th́ nên“tha bổng“ cho qua luôn như tôi đây chẳng hạn. Ngày sắp chia tay tôi gởi mỗi anh em một số tiền nhỏ để lây lất qua ngày. Không dám đưa trong chỗ châm cứu sợ họ phân b́“ c̣n người khác nghèo hơn sao không giúp“. Có chứ, nhiều bệnh nhân tôi nghe kễ qua bệnh tật, hoàn cảnh, chờ họ ra ngoài là nối gót theo để nhét vào tay cô chú đó một số tiền và khuyên họ nên đi chạy chữa ở bệnh viện nếu không bớt.


   Bận đi lên dốc cầu hơi cao đành dắt bộ

Cứ như thế tôi âm thầm theo dơi từng người, nghe và biết ai thật sự khốn khó tôi sẵn sàng mở hầu bao chẳng chút đắn đo. Cứ trách ông Trời không công bằng. Kẻ giàu xài tiền, ném tiền qua cửa sổ không tiếc sao không ném vào nhà dân nghèo để họ sống yên ổn. Ḿnh chẳng khá giả chi, nh́n họ cơ cực chịu không nổi v́ “lực bất tùng tâm“. Thôi xin lấy giáo lư Phật dạy ra suy gẫm, đó là do nghiệp báo của mỗi người ở kiếp trước, sống ích kỷ hoặc là “sống chết mặc bây“ th́ giờ đây quả nghèo đó đă trổ ra cho ḿnh.

Thanh Thản Nhiên






-













 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm