Tuổi mực tím trong thời ly loạn

Ngày tôi chào đời cũng là ngày tôi trở thành công dân VNCH thời đệ nhất Cộng Hoà -Tổng thống bấy giờ là ông Ngô Đ́nh Diệm.

Cha tôi cũng là một người lính quân lực VNCH, nơi bố đóng quân mẹ đùa bảo: Ông ấy đi lính ở nơi khỉ ho c̣ gáy, c̣n một nhạc sĩ nào đó viết ”Đây PLEIKU gió sương chập chùng” hoặc nhạc sĩ  Khánh Băng viết  "PLEIKU gió núi biên thuỳ..."

Nơi tôi sinh ngút ngàn nương trà, các thương hiệu trà nổi tiếng bắt nguồn từ đây, bạt ngàn nương dâu, nơi đây có nhà máy sản xuất tơ tằm lớn có tầm cỡ...

Mẹ tôi sinh sống bằng nghề hái trà, sáng mẹ địu tôi lên nương chiều địu tôi về v́ khi ấy mẹ là “single mother” không có bố, mẹ kiêm hết mọi việc trong nhà - và tôi khi ấy chẳng biết thương mẹ tí nào mà cứ khóc ngằn ngặt cho đủ 3 tháng 10 ngày, mỗi khi nhớ lại tôi hỏi mẹ; mẹ chỉ cười bảo: ”chị nhớ bố nên khóc đấy thôi, chỉ khổ cho mẹ chị cứ hễ chị khóc là dỗ bố sắp về, c̣n bố chị hỏi: con thế nào rồi?  Mẹ nói dối, con ngoan lắm bố nó cứ yên tâm, mà nước mắt chảy dài”.

Mẹ kể thêm từ nhà ra đến nương có 1 con suối, nước suối trong vắt nh́n thấy cá đàn bơi lội, len lỏi qua các viên đá cuội, nhưng cát ở đấy không trắng tinh mà có màu phơn phớt đỏ của đất Bazan, chị khóc mấy th́ khóc chứ nhưng khi mẹ đặt chân xuống ḷng suối là chị hết khóc, miệng th́ hơ hơ tay th́ với với, mẹ nghĩ lớn chắc chị là vô địch bơi lội chắc. Hihi.... chắc mẹ mơ tôi sẽ có huy chương vàng...

Chiến sự bùng nổ, người Mỹ bắt đầu đến VN tham chiến mỗi ngày nhiều hơn. Có lần khi đang hái trà nghe tiếng súng đ́ đoành, mẹ vội chạy lên đầu luống ôm tôi lủi vào các bụi trà, v́ nơi mẹ hái trà nh́n qua là thấy đèo, mẹ bảo mẹ hăi lắm, các mẹ bạn tôi cũng thế: hầm trú ẩn là các bụi trà. Tôi đă mất một người bạn khi ấy chúng tôi chỉ chưa tṛn 1 tuổi, bạn tôi bị trăn mốc cuốn mang đi khi bạn mẹ đang hái trà, bác đặt con trên một thân cây nằm dài trên đầu luống. Khi nghe vẳng vẳng tiếng con khóc, bác vội chạy lên th́ không thấy con đâu chỉ nghe tiếng chuyển động rùng rùng và mùi hôi thối toả đầy - Bác kêu lên mọi người chạy đi lùng sục nhưng chỉ có vết trăn trườn nát trên cỏ, nh́n lại khúc cây không thấy đâu. Mẹ tôi kể: chắc có lẽ đó là con trăn mốc đang ngủ mà cô Chắc không để ư nên đặt con ngồi nơi đó, và chắc đứa bé nghịch làm con trăn thức giấc và cuốn đứa bé mang đi - Đây thực sự vết hằn khủng khiếp trong tâm trí tôi khi nghĩ lại, và sự may mắn của ḿnh để tạ ơn bề trên.

Năm 1960, tôi có thêm một người em gái, bố tôi nhắn về đặt tên là Lan ( bố tôi rất thích hoa ) rồi cũng trong năm này bố đem gia đ́nh vào ở hẳn Pleiku trong trại gia binh, cách đơn vị bố hơn cây số “ tuổi thơ vươn trong lử khói mịt mù “ đúng vậy! Đơn vị bố là Kho Đạn Dược nên thường xuyên bị VC pháo kích hoặc cắt hàng rào, bố lại là lính điện - Nên tối ở trong đơn vị, ở nhà mẹ cũng sợ lắm, nhưng chiến tranh mà. Khu gia binh của tôi được bao quanh đường hào trên miệng hào đặt bao cát, trên mái tôn nhà nào cũng có bao cát, bố bảo để tránh rốc kết ( cũng may thời đó chưa có hải tặc cát ) nửa đêm nghe pháo kích là tự động mọi nhà đánh thức trẻ con dậy và chạy ra nhảy xuống hào, bọn trẻ con không quên vơ mềm và gối theo để ngủ tiếp trong hào.

Hàng xóm sát vách nhà tôi là nhà bác B́nh, chuyện bi hài của hai gia đ́nh có con trùng tên cũng thiệt khổ, nhà tôi Huệ Lan nhà bác Lan Huệ - và không gia đ́nh nào chịu gọi thêm tên riêng, cuối cùng nhà ai th́ kêu theo tên kèm theo tên bố - tôi Huệ Kha, nhà bác Huệ B́nh (thời ôb hổng được đâu).

Các bệnh dịch đă len lỏi vào khu gia binh của tôi, tôi đă mất đi cả chục đứa bạn, chó dại cắn, thương hàn, uốn ván nhất là đậu mùa lây lan khủng khiếp, vượt qua được th́ bị rỗ mặt, rồi sốt ban đỏ ... khi ấy chưa có tiêm chủng rộng răi từ học đường, nhà tôi may mắn vượt thoát.

6 tuổi th́ tôi bắt đầu đi học, phương tiện là xe GMC có thêm cầu thang sắt móc vào để học sinh dễ lên xuống, đủ mọi lứa tuổi chen chúc trong chiếc xe ấy, chắc hẳn ai ở trong gia binh cũng nếm trải sự dằn sóc của người đứng giữa trên xe nhưng vui lắm không tả hết được, náo nhiệt như một cái chợ. Bố mẹ đùa bảo xe GMC là cái chợ thu gọn, nhưng có một điều tuyệt vời - Bây giờ tôi mới biết đó là nền giáo dục của nhà trường và kỷ luật của con nhà lính, hàng mấy chục học sinh trong 1 cái xe nhưng tôi nhớ là không đánh nhau, không chửi bậy, chỉ có bọn con trai chọc con gái đến phát khóc mới thôi và bọn trẻ chia sẻ cho nhau thứ ǵ chúng mang theo. Có lần xe đang chạy đến trường th́ phía trước bị pháo kích, xe dừng lại, chú Thái lái xe nhảy xuống khỏi cabin đỡ chúng tôi xuống xe và hướng dẫn chúng tôi núp vào các bụi cây quanh đó, chúng tôi hăi hũng la khóc, rồi cũng qua mọi sự trở lại b́nh thường, xe đi vào cỏ để tránh hố bị pháo kích, chiến tranh là thế và trẻ con th́ chóng quên. Xe Jeep bố lái mấy lần cũng bị pháo trượt, xe lật bố bị thương nhẹ nhưng có một ngón giữa bị vỡ xương và lún xuống - Đây là ngón tay mà tôi trân trọng nhất, khi bố lâm bệnh nặng tôi đă cắt tỉa móng một cách chu đáo nhất, cũng chính bàn tay này đă lay em gái út tỉnh ngủ khi mà cô ấy ngủ gật trong lúc lái xe, lúc này bố đă mất được 1 tuần. Chúa đă cho bố linh thiêng giúp đỡ gia đ́nh trong cơn nguy khốn - Con gái tôi đang lái xe trên đường cao tốc, một chiếc xe mất phanh lao tới, cháu đánh vào tà luy bên đường nhưng chiếc xe đó vẫn lao về phía xe cháu, cháu nghĩ là chết chắc rồi và nhắm mắt bật gọi “ Ông ơi! cứu con “ đột nhiên xe sau giống như có ai bẻ lái qua len khác và cháu vượt qua khi nh́n vào kính chiếu hậu th́ xe đó dừng đứng lại luôn.

Trường chúng tôi học là các pḥng dạy giáo lư, được Cha chia ra thành các lớp học trong tuần, thầy dạy là các thầy tu và các sơ, cuối thứ sáu học sinh luôn được kẹo que và bánh qui đến từ chính phủ hổ trợ cho trường, nước uống từ các bồn do Mỹ viện trợ, khi thiếu giáo viên Cha quản nhiệm cũng trở thành thạy dạy cho con nhà lính đi học, trước nhà thờ cũng đào hào và đặt bao cát, thời chiến mà. Chỉ riêng tiểu học chị em tôi di chuyển đi học làm 4 trường, bố biệt phái đi đâu là gia đ́nh theo đó.

Mỗi chiều thứ bẩy, bố chở cả nhà đi lễ tại thị xă cách đó 4 cây số, có lần vừa vào trong cổng nhà thờ đột nhiên bố thấy người ta chạy tán loạn, bố chạy vội vào băi cỏ nhà thờ rồi bắt chúng tôi núp dưới gầm xe, c̣n bố nấp bên hông, dưới gầm xe nh́n ra chúng tôi thấy lính Mỹ trắng bắn nhau với với Mỹ đen, đạn bay vèo vèo, sợ quá chúng tôi bịt tai và nhắm mắt lại cầu nguyện. Rồi vài xe quân cảnh đến, bố mới cho chị em chúng tôi chui ra và vào nhà thờ. Hồi đó là năm 1963 - Khiếp quá.

Năm cuối tiểu học, tôi chuyển đến học ở trường Phaolo và gia đ́nh cũng không c̣n ở trong trại gia binh nữa, tôi tung tăng đi bộ hơn cây số để đến trường, đối diện trường là trại Pháo Binh đầy súng pháo, con nhà lính đâu sợ ǵ súng ống, nhiều khi tan trường lũ học sinh chạy đến trước cổng để nh́n vào trong, và kẹo là đề tài muôn thủa của người lón cho trẻ con - Các chú gác cổng hay cho chúng tôi kẹo và ngược lại chúng tôi luôn có quà từ nhà có đem theo để tặng lại. Sát cổng trường phía bên trong có một hàng thông non rất đẹp, mỗi học sinh khi ra chơi được nhà trường phát cho một ổ bánh ḿ không và nước uống ( chính phủ Mỹ tài trợ cho trường ) ai bảo thời VNCH là đói khổ. Con nhà lính chúng tôi ăn no, mặc đẹp, chưa thấy ai trong chúng tôi khi đi học hoặc trong cuộc sống mà bị đói, và bị thất học - Giờ ra chơi chúng tôi trèo lên cây ngồi vắt vẻo, vừa ăn vừa đùa giỡn, đôi khi có các xe GMC chở đầy lính Mỹ chạy qua, chúng tôi hét lên “ Hello ” thông lệ các chú lính Mỹ thẩy kẹo hoặc vài thứ linh tinh vào, bác Cai luôn là người nhặt lên và đưa lại cho chúng tôi - Học sinh thời chiến sáng đi học, chiều vừa giữ em và chơi ḷ c̣, nhảy dây ,,,, tối ngủ mà nghe pháo kích là bật dậy chạy ra hầm trú ẩn mà run lập cập v́ sợ và ngái ngủ.

Bước vào đệ thất, gia đ́nh tôi lại di chuyển vào trung tâm phố. Tôi đi học tại trường Trung tiểu học Minh Đức, trường thuộc về nhà thờ nên kỷ luật rất nghiêm khắc, hiệu trưởng là Cha chánh xứ kiêm thầy dạy thế. Thầy dạy học của trường phần lớn là lính dạy ngoài giờ, đến từ Huế nhiều nhất. Đồng phục của trường; nữ sinh áo dài trắng thất nơ xanh lục trên cổ, nam sinh áo sơ mi trắng có sọc xanh lục và 5 nếp gấp:

Nam sinh áo trắng sọc xanh.
Nữ sinh nơ thắt áo càng thêm tươi ...

Các thầy nhiều khi đến lớp vẫn c̣n mặc nguyên bộ đồ lính vương vất bụi đỏ trường sa và đôi giày bốt đồ xô vẫn c̣n in hằn vết bùn đất - Thương các thầy vất vả - Chúng tôi cố gắng ngoan ngoăn và chăm chỉ học để khỏi phụ công lao của các thầy, học sinh cũng không quậy phá trong các môn của thầy ( có lẽ sợ uy lính cũng nên ).

Tôi nhớ như in Tết năm 1970, bố chở cả nhà đi chúc tết, đến nhà bác Điền, xe vừa dừng th́ nghe pháo kích rốc kết, bố la lên “ các con nằm rạp xuống không được ngóc đầu ". Hai chị em tôi đang hớn hở khoe áo mới nên đâu chịu nghe lời bố v́ sợ bẩn áo, cúi đầu chạy lúp xúp vào nhà bác - Ôi trời ạ ! Nh́n tới bàn ăn ngay sát cửa, một viên đạn xuyên thủng mái tôn và cắm thẳng vào nắp soong cơm đang c̣n nóng hổi. Nhà bác chờ gia đ́nh tôi đến để ăn bữa cơm đầu năm, em trai gần kế tôi nghe pháo kích nên chui vào chuồng gà nấp, thấy yên cậu chui ra vừa đi vừa nhảy loi choi, th́ ra cậu bị mạt gà cắn mẩn nổi khắp người, và một mùi hôi không tả được, bố ra bờ rào bẻ vài cành dă quỳ ṿ lá nấu nước tắm cho cậu. Thiệt kỳ diệu, sau một hồi chà xát, các vết mẩn dịu đi hết ngứa. Một kỷ niệm thời chiến khó quên mà gia đ́nh tôi trải qua.

Rồi tới mùa hè đỏ lửa 1972, chiến trận leo thang, chúng tôi sống trong pháo kích triền miên, xếp bút nghiên, bố gởi 6 chị em về Bảo Lộc - Lâm Đồng lánh nạn ở nhà ông bà nội v́ t́nh h́nh Pleiku rất căng. Bố nghĩ dầu sao ở đây cũng gần thành phố Sài G̣n, giao thông đỡ bị cắt đứt và bố yên tâm hơn. Lúc này tôi kiêm 3 vai tṛ: phụ huynh, chị cả lo lắng cho các em và làm thầy dạy cho các em khỏi quên chữ. Khi đă tạm yên bố đón chị em tôi về lại để đi học, lúc này tôi đă phổng phao ra vẻ thiếu nữ, tạm biệt các tṛ chơi nhảy dây, đánh chuyền, u mọi ... để tập tành mơ mộng. Trước cổng trường đối diện bên kia đường thấp thoáng các sắc phục lính đứng chờ nữ sinh tan trường, hihi rất tiếc tôi chưa có fan chờ v́ c̣n đang tóc cột đuôi gà và “ em c̣n bé lắm mấy anh ơi “.

Tuổi học tṛ thích nhất là áp tết, v́ đây là dịp để chúng tôi làm cây “ Mùa Xuân Chiến Sĩ “. Tṛ nào cũng háo hức nắn nót viết đi viết lại và vận dụng hết IQ để viết những lá thư mặn nồng t́nh cảm từ hậu phương gởi tiền tuyến, chăm chỉ từng đường kim mũi thêu trên chiếc khăn tay hoặc bao gối, thôi th́ đủ mọi kiểu hoa tưởng tượng ra mà đến tận thế cũng chưa có tên. Cô thầy bảo chúng tôi cứ h́nh dung niềm vui và động lực lúc các anh chiến sĩ nhận được quà như thế nào để thể hiện một cách chân thành nhất.

Thật t́nh cờ lá thư và khăn thêu của tôi đến tay một anh lính có em gái trùng tên họ và tuổi với tôi, anh hồi âm theo tên, lớp và địa chỉ của trường cho tôi. Tôi đă cho anh địa chỉ nhà, chúng tôi viết thư qua lại, anh kể về gian lao và niềm vui đời lính để giữ yên quê nhà, những hoài băo khi hết chiến tranh và mong tôi kể cho anh nghe chuyện học của tôi.

7 chị em tôi mỗi ngày mỗi lớn, chiến tranh th́ không biết đến bao giờ, nên bố mẹ tôi có ư định sẽ cho 2 chị em tôi đi du học.Bố ngăn đôi nhà mở thêm quán cà phê lấy tên Quán Nhỏ, một bên vẫn giữ nguyên tiệm cắt tóc. V́ nghĩ rằng du học chi phí rất cao, bố mẹ bán thửa vườn trên Bảo Lộc lấy tiền gởi ngân hàng để dành cho tôi. Là chị cả, bố trong quân ngũ, ngoài giờ học tôi phụ mẹ chăm lo cho các em và phụ mẹ buôn bán, nhưng tôi vẫn c̣n thời gian vi vu với các bạn hoa niên, ai đă đi qua tuổi học tṛ thời chiến mới thấy ḷng luyến lưu. Hạnh phúc của tôi khi đó là được đặc cách chuẩn bị cho bố 2 bộ binh phục hằng tuần, giày bố tôi đánh bóng soi mặt luôn - Giờ này bố đang ở nơi xa, tôi vẫn mong được thấy lại bố với bộ binh phục oai nghiêm cười nắm tay con gái rượu của bố tung tăng, trong giấc mơ.

Một ngày vào xẩm tối, ngày thường và trời mưa nên quán vắng khách, có một người lính mặc quân phục rằn ri, đội mũ bê rê vào quán, đến quầy gọi cà phê, vừa cười vừa tháo ba lô lấy ra một nhánh lan rừng và hỏi tôi:

- Xin lỗi đây có phải nhà cô NH học trường MĐ không ?.

Tôi nh́n anh bỡ ngỡ và trả lời:

- Dạ phải, có chi không anh ?.

Anh giới thiệu tên và trao tôi nhánh lan rừng bông trắng muốt và toả hương thơm ngát. Cầm món quà mà anh mang từ rừng về tôi quá xúc động không nghĩ ḿnh gặp anh, tôi đă oà khóc nức nở, bối rối anh rút ra chiếc khăn mu xoa và lau nước mắt cho tôi, mẹ tôi đang làm việc phía sau nghe tôi khóc vội chạy ra hỏi:

- Chuyện ǵ sao con khóc ?

Tôi giới thiệu anh với mẹ, anh chào hỏi mẹ lễ phép - Rồi từ đó mỗi khi được phép anh lại ghé đến nhà tôi, mẹ tôi coi anh như con trai, chuẩn bị cho anh nhiều thứ để anh mang về đơn vị, mẹ bảo âu cũng là cái duyên trời tặng - Cho đến một ngày, chúng tôi đi ăn kem và anh ngỏ lời rằng tôi có thể yêu lính không ? Cho anh là người yêu bé nhé, anh biết ngỏ lời trong lúc c̣n đang chiến tranh là một thiệt tḥi lớn cho bé, nhưng v́ đời lính rày đây mai đó , anh mong muốn có h́nh bóng bé trong tim để mỗi khi hành quân, nghĩ đến bé là anh có thêm sức mạnh, nếu bé đồng ư sau khi suy nghĩ anh sẽ thưa chuyện với ba mẹ. Tôi thật bất ngờ v́ chỉ coi anh là anh trai thôi, hơn nữa dù chưa nói ra nhưng trong tim tôi đă phảng phất bóng h́nh của một người bạn của chú tôi - chú là phi công cùng đơn vị với chú đóng quân ở phi trường Cù Hanh, mỗi cuối tuần họ đều đến nhà tôi, ba mẹ tôi dành cho 2 chú một căn pḥng để nghỉ ngơi cuối tuần. Bạn của chú cũng thích tôi và nói với mẹ:

- Bác ạ ! Để dành H cho cháu nha bác, cháu sẽ chờ H trưởng thành và ba mẹ cháu đến thăm nhà bác.

Khi ấy tôi mắc cở chạy vào pḥng mà tim đập rộn ră.

Tôi đă kể cho anh nghe về chuyện của tôi, anh đượm buồn và bảo thôi thế là em gái anh luôn nhé! Tội cho anh quá ! Một tháng sau anh đến và lấy chiếc mũ bê rê đọi lên đầu tôi và ngắm nh́n cười tủm tỉm:

- Bé đội mũ này trông xinh quá, nhất định sau trận hành quân Hạ Lào, anh sẽ tặng bé chiếc mũ này.

Anh chào mẹ để về chuẩn bị cho chiến trận Hạ Lào, thương con trai mẹ góm ghém nhiều thứ và chai dầu để chống lạnh.

Vậy mà tuần sau gia đ́nh tôi chết điếng khi nghe bạn anh báo tin anh đă mất khi đang hành quân, tim tôi nghẹn thắt - Anh ơi ! sao anh lỗi hẹn với bé không mang tặng bé chiếc mũ bê rê như anh đă hứa. Chiến tranh là thế luôn làm cho người lỗi hẹn v́ họ đi măi không về. Năm 1977, tôi có về Phan Thiết t́m đến nhà anh nhưng hàng xóm bảo kể từ khi con trai mất ông bà buồn lắm v́ anh là con trai duy nhất, không chịu được nỗi đau mất anh ông bà đă dọn về SG để ở nhưng họ không có địa chỉ của gia đ́nh anh. Tôi chỉ biết nhớ và cầu nguyện cho anh thôi.

Chiến tranh vẫn thế và bọn chúng tôi cũng trưởng thành lên trong lửa đạn.

Tháng 4 1974, tôi nhận thêm một tin sé đánh từ chú tôi: bạn chú đă mất tích trong chuyến bay bằng trực thăng từ Pleiku về Nha Trang, máy bay trúng đạn và bị rơi, không t́m được xác, tôi bật khóc nức nở, cũng may là cuối tuần được nghỉ học, tôi đau đớn không ăn uống ǵ được nằm bẹp trong pḥng suốt 2 ngày, mẹ lo lắng cử em gái canh chừng tôi luôn - Tôi tự nhủ ḷng chắc định mệnh của tôi không thuộc về lính, từng người đă rời xa tôi khi tôi chỉ là cô bé tuổi trăng tṛn, dù chưa định h́nh hết được t́nh yêu, nhưng h́nh ảnh họ đă chiếm giữ trải tim tôi và tôi sẽ không lập gia đ́nh với ai khi biết họ đă từng là lính. Tôi muốn giữ ḷng thuỷ chung với anh và chú, tôi đă thực hiện được, chồng tôi không phải là lính và tôi có quyền giữ cho ḿnh bóng h́nh người lính năm xưa.

Tết 1975, Pleiku đă trong tâm băo của chiến trận, các đoàn xe GMC chở đầy lính xuôi ngược ngoài đường, ai cũng đang cảm thấy bất an, học sinh chúng tôi cũng lơ là việc học, các thầy vắng tiết liên tục v́ đơn vị thiết quân luật, các cô dạy thay, chúng tôi cũng vội vàng lưu bút cho nhau để nhớ nhau.

Thứ Sáu 14-3-75, sáng sớm thấy bố hốt hoảng trở về: tập trung cả gia đ́nh lại thông báo trưa nay gia đ́nh sẽ đi tản cư, các con phụ mẹ gói ghém đồ đạc mang những ǵ thật cần thiết nhất là rương giấy tờ tuyệt đối không được quên, bố đi kiếm xe. Chị em tôi rụng rời lóng ngóng không biết đóng cái ǵ, nhưng bản năng chị cả mách bảo, tôi đă phụ mẹ tươm tất, mẹ thở dài than vắn dài và lo lắng cho ngày mai, c̣n tôi chỉ nhớ đến các bạn mà không sao thông báo được v́ trường đă đóng cửa cách đó một tuần - 10 giờ bố trở về với một xe Ba Lua, bố rủ thêm được một gia đ́nh bán tạp hoá nên sẽ không phải mang lương thực, 2 gia đ́nh hàng xóm, nhà tôi chất chồng đồ đạc trong xe, tôi đă lén mang theo giỏ lan anh tặng mà tôi chăm chút như có hương hồn anh hoá thân trong nhánh Lan này. 2 giờ xe lăn bánh để lại sau lưng một trời kỷ niệm mà chúng tôi nghĩ sẽ không quay trở lại. Từng đoàn xe lũ lượt nối đuôi nhau, các anh lính, vai mang súng mà mặt mày xơ xác vẫy tay chào chúng tôi. Tiến dần đến Phú Túc th́ ḍng xe chậm đứng lại v́ chờ lính mở đường máu v́ đường chính đă bị VC chận lại, di tản trên đại lộ 23 đă trở thành đại lộ kinh hoàng, xác người, đói khát, cướp bóc, đạn hai bên bắn nhau, thiếu nước là điều kinh khủng nhất, có đoạn cả vài chục người dành nhau múc nước từ chỗ trâu đằm - trẻ em không chịu nổi cái nóng hừng hực và không khí ngột ngạt trong xe, kêu khóc thiệt tội - ḍng xe nhích từng mét một đến được Sông Ba th́ dính pháo kích, tiềng la khóc hoảng loạn. Gia đ́nh tôi bị lạc mất cậu em kề út mà bố giao trách nhiệm cho tôi đi đâu cũng phải dẫn em theo, đứa lón trong đứa bé, tôi thất thểu ngược xuôi t́m em suốt 3 tiếng đồng hồ, khi quay trở lại th́ bố đă t́m được em, ơn Chúa gia đ́nh tôi quá mừng. Đến chiều Chủ Nhật biết không thể làm ǵ hơn là chờ chết, bố thông báo cho toàn xe, cố gắng t́m phương tiện nào di chuyển được th́ đi chứ chờ ở đây là dễ trúng đạn. Mọi người cũng đă quá nản và đồng ư chia tay nhau, bố dắt gia đ́nh đi t́m nơi vắng người lộn chiếc áo pilot màu cam bên trong và hủ lên trời để trực thăng dễ thấy, cuối cùng sau vài giờ kiên tŕ, một chiếc trực thăng thấy tín hiệu đáp xuống và bốc thêm một gia đ́nh vừa sanh em bé, em gái tôi bị b́nh thuỷ nước sôi đổ lên chân và bị bỏng, trực thăng chở đến bện viện Tuy Hoà. Gia đ́nh tôi như chết đi sống lại, ơn người phi công đó đến trọn đời, chú đă không nhận bất kỳ một tặng vật nào ngoài lời cảm ơn. Sau này bố mới nói, khi bố để gia đ́nh có chỗ chờ an toàn, bố quay lại xe, th́ xe trúng đạn pháo kích cháy tan tành, cũng may 3 gia đ́nh đă không ở trên xe. Để về đến SG gia đ́nh tôi phải di chuyển vừa xe vừa tàu thủy mới đến được, không c̣n ǵ ngoài mỗi bộ đồ mặc trên người, mẹ quấn theo người được tiền, vàng. Nhờ thế gia đ́nh mới thuê nhà ở Tân B́nh trụ được cho đến 30-4, Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Bố thẫn thờ, mẹ chết lặng, tôi ôm các em và khóc nức nở, cánh cửa vô định đă mở ra.

Ngày 2/5/75, bố đem cả gia đ́nh về Cái Sắn - Rạch Giá để sinh sống tạm thời.

Ngày 15, sau khi gia đ́nh đă yên ổn chỗ ở cũng là lúc bố nhận được giấy mời bố đi tŕnh diện đi "tập trung cải tạo".

Mẹ nước mắt vắn dài gói ghém hành trang và ít đồ khô để bố mang theo. Mẹ biết bố sẽ bi giam 1 một thời gian trong lao tù mà không biết sống chết ra sao - mẹ bảo: với 3 tội danh Nguỵ quân - Bắc 54 - Đạo Thiên Chúa Giáo là nặng lắm con ơi !

C̣n đâu nữa tuổi hoa mộng của tôi, bạn bè và thầy cô, nhà của tôi - Tất cả đă dần trôi để tôi và mẹ đối diện với thực tại 8 miệng ăn và hàng tháng đi thăm cha tôi cách vài trăm cây số, tuổi xuân ơi ... tuổi học tṛ ơi ,,,,,, xa rồi c̣n đâu ...

Tuberose Nguyen

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm