Người Tù Chung Thân Vượt Ngục

Sau một hồi nói chuyện qua điện thoại, Dung báo cho tôi:

“Bác biết chuyện ǵ xẩy ra cho ba cháu chưa?”

“Chưa. Chuyện ǵ?“

“Ba cháu đă vào chùa, xuống tóc đi tu từ hơn nửa năm nay. Ba cháu hiện tu ở một chùa gần thành phố bác ở. Ba cháu không cho ai biết chuyện ông đi tu. Dấu, không cho biết tu ở chùa nào. Cháu mới t́m ra. Cháu định tháng tới qua thăm, và rủ bác cùng đi luôn. Gặp bác chắc Ba cháu mừng lắm.”

“Bác cũng mong gặp ba cháu. Lâu rồi, ba cháu và bác chưa gặp lại nhau. À, tại sao ba cháu có quyết định đi tu? Sao lại phải dấu chuyện tu hành. Đi tu, chứ có phải đi tù đâu mà dấu diếm. C̣n mẹ cháu th́ sao?”

Dung ậm ừ, như không muốn nói. Một lúc sau mới trả lời:

“Mẹ cháu vẫn b́nh thường. Vẫn oai phong như cũ. Thật ra ba cháu không cho ai biết tu nơi nào, v́ sợ mẹ cháu đến phá đám. Bốn tháng trước, ba cháu tu tại một chùa gần West Virginia, mẹ cháu đến làm ồn ào, bắt ba cháu trở về. La mắng cả sư cụ, xỉ vả ông ta đủ điều, c̣n phao vu lên rằng sư cụ đồng tính luyến ái với ba cháu. Thiệt t́nh! Mẹ cháu nói rằng, ba cháu đức mỏng, đừng tu làm chi cho phí công. Lỡ có lên được niết bàn, cũng chỉ đi bưng ống nhổ cho thiên hạ, v́ kém công đức. Về địa ngục, may ra c̣n được đi làm thơ kư, gác gian, đỡ nhọc nhằn hơn, bởi tội lỗi cũng không nhiều lắm. Nhà chùa khuyên ba cháu đi t́m nơi khác tu. Ư họ muốn đuổi khéo. Ba cháu ra đi, như đi trốn. Thật buồn.”

Tôi cười khà khà, rồi an ủi Dung, người con gái út của bạn cũ:

“Thôi, cháu đừng buồn. Đi tu để giải thoát khỏi mọi khổ đau, hệ lụy. Biết đâu rồi Ba cháu cũng thành một thứ Phật nho nhỏ nào đó. Cháu biết không, ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni nửa đêm cũng trốn hoàng cung ra đi, bỏ lại vợ con, ngai vàng, để t́m đạo. Trường hợp ba cháu, sao cũng có phần tương tự.”

“Thôi, để gặp bác, cháu sẽ nói nhiều hơn. Không chừng bác có thể khuyên ba cháu trở về. Ba cháu chỉ c̣n có bác, người bạn thân nhất, chưa buồn giận ba cháu thôi. Ba cháu thường hay nhắc đến bác với giọng thân thiết lắm.”
Hai tuần sau, tôi lên phi trường San Francisco đón Dung, con gái út của Hùng, người bạn cũ từ thời c̣n cắp sách đến trường. Hai bác cháu từ nhiều năm không gặp, đă nhận ra nhau ngay. Dung giống mẹ của cháu thời c̣n con gái. Nhỏ nhắn, trắng trẻo, mặt hơi xương, có nụ cười toét hai vành môi ra đến mang tai, nụ cười tinh nghịch, dí dỏm. Ba mẹ của Dung là bạn cũ ngày xưa.... Thật ra, mẹ Dung là em gái của bạn tôi. Tôi biết bà từ khi mũi xanh c̣n hít vào trồi ra và dùng tay áo quẹt mũi. Bà xem tôi như ông anh trong gia đ́nh, hay ṿi vĩnh bánh quà.

Dung ôm ngang người tôi và nói:

“Lạ thật, bác không thay đổi ǵ cả, cháu nhận ra bác ngay. Tóc bác c̣n dày và đen. Đầu ba cháu hói láng, chỉ c̣n cái vành tóc thưa sau đầu thôi”.

Tôi cười với cháu:

“Đầu bác cũng ‘phồn vinh giả tạo’ cháu à. Bác nhuộm tóc. C̣n ba cháu, có tóc đâu mà gọi xuống tóc đi tu? Ông ta đă láng như sư cụ từ lâu rồi mà!”


Hai bác cháu cùng về trên con đường xa lộ có xe cộ nêm cứng và khói bụi lù mù. Cái giọng nói nhăo nhẹt, ướt rượt kéo dài những tiếng sau cùng của Dung, làm tôi nhớ đến bà Thu, mẹ của Dung. Bà là người con gái út trong một gia đ́nh toàn anh trai, nên được cưng ch́u, và nhơng nhẽo với các anh, với cha mẹ, và cả với mọi người chung quanh. Bà thông minh, học giỏi, ganh đua với bạn bè, không chịu thua ai. Khi lên đại học, bà đỗ ba cái bằng cử nhân cùng một năm. Thông minh, học giỏi nên bà thường kiêu hănh. Bà lạm bàn cả chuyện chính trị, kinh tế. Nhiều khi bà nói hăng say đến nước bọt đóng trắng bên mép. Mỗi lần có vấn đề lâm vào một cuộc tranh luận với bà, tôi thường thoái thác:

“Thôi, anh chịu thua cô. Khi nào cô cũng có lư hơn người khác cả. Tội ǵ tranh luận thắng cô, để cô nhè nước mắt ra, ai dỗ cho được.”

“Thua phải có chầu phở, bún ḅ ǵ chớ. Thua không thôi ai mà chịu cho.”

Rồi bà cười hăng hắc thích thú, không giữ ǵn ư tứ ǵ cả.

Tôi liếc nh́n qua cô cháu gái đang ngồi, hai tay đan nhau, tôi nói:

“Cháu giống mẹ cháu quá. Từ dáng điệu cho đến giọng nói..”

Dung có vẻ không bằng ḷng sự so sánh của tôi. Mặt cháu hơi buồn. Im lặng một lát, Dung nói nho nhỏ:

“Không giống đâu bác à... Mẹ cháu cứng rắn lắm. Cháu mềm yếu, có lẽ cháu giống ba cháu nhiều hơn.” Tôi nói nho nhỏ:

“Đúng. Mẹ cháu cứng rắn. Bác biết điều đó từ thời bà c̣n nhỏ. Nhưng có chết ai đâu?” Dung nói nhỏ như hơi thở:

“Có. Chết một đời ba cháu.”

Hai bác cháu im lặng cho đến khi về đến nhà. Vợ tôi đón và thân mật ôm lấy Dung: “Trời, cháu giống hệt mẹ cháu.” Dung lại thoái thác:

“Không giống đâu bác.”

Vợ tôi không hiểu ư nói tiếp:

“Giống hệt như đúc ra từ một khuôn. Từ dáng điệu, cử chỉ, giọng nói, ướt và ngọt như mật đổ ra đầy bàn. Thôi cháu thay áo quần, tắm rửa đi rồi ăn cơm. Đường xa, bay nhiều giờ mệt nhọc. Tiếc hai thằng con trai của bác lấy vợ sớm quá, không th́ cháu về làm dâu nhà bác cũng vui.”

Trong bữa ăn tối, Dung đưa nhận xét:

“Hai bác sao hạnh phúc quá. Tâm đầu ư hợp. Bác trai nói ǵ, bác gái cũng đồng ư vui vẻ. Bác gái nói ǵ, bác trai cũng phụ họa, thân mật. Ba mẹ cháu không được như vậy. Mẹ cháu khi nào cũng đầy cả uy quyền. Khi nào cũng khích bác, chê bai. Ba cháu có khi im lặng đến rợn người.”

Vợ tôi nói với cháu:

“Căi nhau làm chi hở cháu? Vợ chồng tranh hơn thua làm chi? Hơn cũng chẳng được cái ǵ, khi thua lại bực ḿnh, và gia đ́nh mất vui. Ngày xưa, bác cũng thích căi vă, hay cằn nhằn, nhưng rồi học được trong sách vở, học được từ bạn bè, thay đổi dần dần, và thấy không khí gia đ́nh vui vẻ, thân mật, ấm cúng hơn. Hạnh phúc gia đ́nh phải tạo ra, không phải tự nhiên nó đến với ḿnh. Trồng cây cũng phải tưới bón đều đặn, hạnh phúc gia đ́nh cũng phải xây dựng, chăm bón không ngừng.”

Dung nh́n vợ tôi với ánh mắt hơi buồn và hỏi:

“Mục tiêu tối thượng của con người trên thế gian nầy là đi t́m hạnh phúc, thế nhưng sao không có một ngôi trường nào mở ra, để dạy cách sống hạnh phúc cho mọi người? Trường dạy về khoa học, nhân văn, xă hội có quá nhiều. Nhưng cái môn học quan trọng nhất là sống sao cho hạnh phúc, lại không có một ngôi trường nào cả, cũng không là một bộ môn nhỏ của những trường lớn. Sao vậy hở bác?”

Nghe câu hỏi ngộ nghĩnh, tôi cười:

“Có chứ, có khắp nơi, như nhà chùa, nhà thờ, đền thánh. Ở những nơi đó, các vị tu sĩ cũng giảng dạy tín đồ, sống sao cho hạnh phúc. T́m hạnh phúc cho riêng ḿnh, và đem hạnh phúc rải rắc cho những người bất hạnh chung quanh. Kinh điển dạy con người làm lành, tránh ác. Đem kiếp sau ra hù dọa, để ngăn ngừa cái ác, cái xấu. Phải biết kiêng, biết sợ một cái ǵ đó, mới dễ dàng ngăn cản cái xấu trong mỗi người bùng dậy. Ngoài ra, c̣n có những khóa hội thảo, sách viết về hạnh phúc cũng tràn đầy trên thị trường, đọc không hết, sợ không đủ tiền để mua. Ngay cả kinh Phật, kinh Thánh, kinh Koran cũng là những cuốn sách dạy về hạnh phúc đó cháu à.“

“Không. Cháu muốn nói đến một ngôi trường chính thức, để người ta theo học một cách nghiêm chỉnh. Có cấp bằng, có thi cử đàng hoàng. Có học kỹ mới thấm, chứ đọc qua, nghe qua, sẽ mau quên lắm, và chỉ biết lơ mơ, nhớ lơ mơ cho nên không thi hành những điều học được.. Bởi vậy, nên trên thế gian nầy, chính con người làm khổ con người nhiều nhất... Con người gây rắc rối cho con người nhiều nhất. Bác có đồng ư không?”

Tôi nh́n Dung, tuổi trẻ sao có những ư nghĩ chín chắn, lạ lùng. Chuyện ǵ đă xẩy ra trong đời cháu, để cháu có những suy tư đó? Dung ngần ngại nh́n hai vợ chồng tôi và tiếp:

“Bác không đồng ư rằng chính con người gây tai vạ, gây khổ đau cho con người nhiều hơn thiên tai, thú dữ và các thứ khác sao? Từ tranh chấp thế giới, chiến tranh, cho đến tranh chấp chính trị, tranh chấp quyền hành. Con người bày ra để làm khổ nhau, trong lúc đó, khi nào cũng hô hào, tuyên bố rằng nhân danh hạnh phúc, để tạo ra những khổ đau, khó khăn cho người khác. Cháu thấy trong các cơ sở chính phủ, cơ sở kinh doanh thương măi, và cả những người hành nghề tư nữa, lâu lâu cũng có một khóa tu nghiệp.. Để người ta ôn lại nghề nghiệp, và theo kịp các kỹ thuật tân tiến, để khỏi thụt lùi và lạc hậu. Nhưng không có lớp tu nghiệp nào về hạnh phúc gia đ́nh. Để người ta nhắc nhở và dạy bảo đúng cách làm cha mẹ, làm con cái, làm anh em, làm chồng làm vợ. Không trường, không lớp, cho nên mỗi người tự học lấy, tự t́m lấy, có người may mắn học được những điều hay, tốt, có người thiếu may mắn, không học được ǵ cả, hoặc học được toàn điều xấu xa, mà không biết đó là xấu, nguy hại, phá vỡ hạnh phúc họ đang kiếm t́m. Cháu nghĩ phải có những khóa tu nghiệp thường xuyên về gây dựng hạnh phúc, bắt mỗi người làm cha, làm mẹ, làm con, làm chồng làm vợ, phải tham dự hàng năm, hoặc hàng hai năm một lần. Để đừng quên, để nhắc nhở, để học thêm. Bởi cuộc đời nầy, tiền bạc, danh vọng, tiếng tăm, cũng chỉ để t́m kiếm và vun xới cho hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đ́nh mà thôi. Quan trọng như vậy, sao thiên hạ không đặt thành vấn đề. Những người cầm quyền, nhân danh đem lại hạnh phúc cho nhân dân, cũng không có một ngân khoản, một cơ quan chính thức nào chăm lo cho vấn đề quan trọng nầy.“

Tôi nói đùa: “Hay cháu mở một cơ sở kinh doanh, một trường đại học dạy hạnh phúc gia đ́nh, hạnh phúc cá nhân. Kêu gọi các nhà đầu tư, bán cổ phiếu sinh lời. Một ngôi trường đại học mới, cho tất cả mọi công dân, là môn học bắt buộc, phải tu nghiệp hằng năm, nếu không sẽ bị phạt vạ.”

Cả ba chúng tôi đều cười vui vẻ. Dung nói tiếp trong ánh mắt tinh nghịch:

“Phải đó bác à. Gia đ́nh lục đục, li dị, con cái hư hỏng, gây tội ác, vợ chồng giết nhau, tốn kém ngân sách của quốc gia nhiều lắm, dân chúng phải đóng thuế để trang trải cho cái thiếu hạnh phúc trong xă hội. Phí tiền quá. Bác nói trường đại học? Cháu nghĩ rằng, phải mở lớp từ sơ đẳng trở đi. V́ cháu thấy nhiều gia đ́nh, nhiều người lớn tuổi, có đủ thứ bằng cấp, bằng cấp cao, nhưng xử thế như một kẻ không có chút hiểu biết nào về ư niệm hạnh phúc. Phải xem họ như những kẻ thất học về bộ môn xây dựng hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc cho người chung quanh. Có thể họ thông thái về khoa học, nhân văn, xă hội, nhưng họ như một kẻ thất học về thứ quan trọng nhất, thứ mà họ cố công theo đuổi trong đời người, là sống cho hạnh phúc.”

Vợ tôi tṛn mắt ngạc nhiên nh́n Dung. Buổi tối trước khi ngủ, vợ tôi thầm th́:

“Khổ đau nào đă làm cho con bé chừng đó tuổi có những ư nghĩ lạ lùng kia? Tội nghiệp.. Trường dạy hạnh phúc? Đâu phải vô lư. Đời cũng là một trường học, phải vấp ngă, phải đớn đau, mới nhận chân ra ư nghĩa, t́m được vài phần chân lư.”

Tôi thao thức nghĩ đến bà nội tôi, học vấn của bà rất ít, chỉ đọc được năm ba chục chữ nho. Bà dạy con, dạy cháu qua ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. Việc nào cũng có một câu thích ứng, khôn ngoan để nói ra. Nhắc đi nhắc lại măi, làm nó len vào kư ức của con cháu, không thể quên, không phai được. Những câu như: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau. Chồng giận th́ vợ làm ngơ, đừng đổ thêm dầu lửa vở nhà thiêu. Một câu nhịn chín câu lành. Thương người như thể thương thân. Điều ḿnh không muốn đừng làm cho người khác.. Anh em như thể tay chân. Được mùa chớ phụ môn khoai. Vân vân và vân vân..” Trong đầu bà tôi, có cả một kho tàng ca dao, những câu nói khôn ngoan của người xưa, mỗi ngày bà nhắc đi nhắc lại cho con cháu nghe, như những lời hướng dẫn cách ứng xử trong cuộc đời thường. Ông anh con bác tôi, thường chế nhạo bà, sửa câu nói của bà, để cười, và nói thầm với tôi: “Một lần nhịn, chín lần nó cưỡi lên đầu ḿnh. Anh em như thể râu ria. Được mùa, tội ǵ đớp môn khoai...” Đó là thời anh c̣n nhỏ, lớn lên, tôi cũng nghe anh dạy con cái bằng những ca dao của bà tôi thường nói ngày xưa.

Buổi sáng thứ bảy, sau bữa điểm tâm, tôi chở Dung lên chùa thăm ba của cháu.. Trời mát, nắng vàng, cỏ cây xanh tươi. Xa lộ vắng, ít xe, tay lái khoan thai, và trí óc thư dăn. Tôi vặn nhạc. Tiếng nhạc vui tươi, dồn dập, như đổ thêm nguồn sống đất trời.

“Trời đẹp quá bác nhỉ.. Nhạc vui làm tinh thần hăng hái thêm. Có khi nào bác nghe nhạc buồn không? Nhạc Việt Nam ḿnh, nhiều bài nghe buồn đứt ruột, buồn đến ră rời thân xác, mềm nhũn tâm trí ra.”

“Có, thỉnh thoảng bác cũng nghe nhạc buồn. Để khơi một chút đau đớn, một chút nhớ thương, đưa hồn đi lạc về kỷ niệm xa xưa. Cũng như một chút khoái lạc trong xa xót mênh mang. Nhưng chỉ thoáng chốc thôi và không thường xuyên. Hai bác thường ngày nhắc nhủ nhau rằng, chuyện không vui nên quên liền đi, chuyện bực ḿnh đừng than văn, rán nói với nhau những chuyện vui, những lời tử tế.“

Dung tṛn mắt: “Lạ thật, chưa ai dạy cho nháu những điều bác vừa nói. Ba mẹ cháu ít khi nói chuyện với nhau bằng giọng tử tế. Có thể nào bác khuyên khéo ba cháu trở về với gia đ́nh không? Mẹ cháu buồn lắm, cứ ngẫn người ra, cháu sợ mẹ buồn rồi phát bệnh, th́ khổ lắm.”

“Để xem, bác không dám hứa, khi thuận bác sẽ nói.”

Hai bác cháu vào chùa. Chùa nguyên là một căn nhà được thiết kế lại, pḥng khách lớn làm niệm Phật đường. Có một tượng Phật ngồi với cái đầu quá to và dài so với thân ḿnh. Phần nhà xe được nới rộng, che mái chạy dài ra ngoài sân sau, làm trai pḥng. Sư cụ đưa chúng tôi ra sau vườn. Hùng, bạn tôi, bố của Dung, mang bà-ba màu tro nhạt, đang ngồi giặt áo quần bằng tay, bên ṿi nước. Hùng ngững đầu lên nh́n, với vẻ ngạc nhiên. Hai tay anh c̣n dính đầy bọt xà pḥng. Anh vội vă đứng dậy, ôm chầm Dung và tôi vào hai ṿng tay mừng vui, nói: “Khỉ.. Ai cho các người tới đây quấy rầy kẻ tu hành!”

Tôi trả lời:

“Phật có cấp giấy phép cho tôi đến thăm ông. Đừng lộn xộn. Tu là bỏ hết bạn bè, bỏ con cái hay sao?”

Bạn tôi xả xà pḥng bộ áo quần nâu, rồi treo lên dây phơi nắng, như ngày xưa c̣n ở Việt Nam. Dung nh́n theo bố với ánh mắt thương cảm:

“Ở đây không có máy giặt hay sao?”

“Chùa không có. Chỉ giặt một bộ thôi, giặt tay cho mau. Ba chỉ có hai bộ quần áo để thay đổi. Hai ngày, thay ra phải giặt liền.”

Hùng đưa chúng tôi vào trai pḥng, ngồi trên băng dài nói chuyện. Trà đậm chát trong b́nh thủy được rót ra ba chén nhỏ. Hùng cười, nụ cười rất hiền và đầy thương mến, hỏi Dung:

“Cả nhà vẫn b́nh thường chứ?”

Dung nh́n bố, chớp mắt, buồn buồn, giọng hơi hạ xuống:

“Không b́nh thường ba ạ. Mẹ con xuống tinh thần, và mong ba trở về sớm.”

Hùng nh́n con gái, rồi nh́n tôi.. Hơi lúng túng, sau một tiếng thở dài, Hùng nói một hơi dài:

“Dung à. Nhân sẵn có bác đây, ba nói ra cho con nghe, cũng để bác chia sẻ tâm sự của ba.. Ba muốn nói với bác từ lâu, nhưng chưa có dịp. Đời ba, có ba lần sung sướng nhất, xem như chết đi sống lại. Lần thứ nhất là ra khỏi trại tù cọng sản. Thoát tù, ai không sung sướng cho được? nhất là thứ tù không có án, không có thời hạn giam giữ. Lần thứ hai là khi vượt biển, đặt chân lên đất Mă Lai, dù bị dân họ đánh đập, xua đuổi, nhưng thấy được ánh sáng tự do trước mắt. Mừng đến khóc. Và lần thứ ba, ra khỏi chính nhà ḿnh, vào chùa đi tu. Ba thấy ḿnh như một kẻ mang án chung thân thoát được ngục tù. Trong ba lần đó, đem so sánh, th́ lần sau cùng nầy xem như sung sướng, khoan khoái nhất. Ba là một kẻ nhu nhược, hèn nhát. Ba tên là Nguyễn Hổ Hùng, ba xấu hổ với cái tên của ḿnh. Chẳng có hùng hổ tí ti nào cả. Đáng ra, phải đổi thành Nguyễn Dun Dế mới đúng. Chính ba cũng tự khinh ḿnh. Tại sao? Tại v́ ba thương các con, không muốn các con thấy gia đ́nh lục đục, mất hạnh phúc. Không muốn gieo vào tâm trí non nớt của các con những muộn phiền về một gia đ́nh thiếu ḥa thuận. Nó sẽ có thể ảnh hưởng đến suốt đời, ảnh hưởng tới việc học, tới tương lai sau nầy của các con. Nhưng ba cũng đă làm gương xấu cho các con về sự bất lực, yếu đuối, bị ức hiếp, chèn nén mà nín lặng chịu đựng. Mẹ con đă ức chế ba trong mấy chục năm nay. Nói ra th́ xấu hổ, nhưng có thực, ban đầu chỉ v́ muốn yên nhà yên cửa nên chịu nhịn, nhưng dần dà về sau, nó thành nỗi hèn nhát, sợ hăi. Cái sợ nó xâm chiếm trong ba, không biết từ bao giờ, nhưng lo sợ thường trực. Sợ mẹ con. Khi nào cũng nơm nớp sợ. Nghe tiếng mẹ con ho cũng giật ḿnh, nghe tiếng dép của mẹ con, trong ḷng cũng không yên. Nghe tiếng mẹ con nói ǵ đó với ai, cũng lo v́ lỡ mẹ nói với ba, mà ba không nghe kịp, sẽ có gây gỗ, có lôi thôi. Trở thành phản xạ có điều kiện, như con chó trong thí nghiệm tâm lư, cứ nghe tiếng chuông là chảy nước miếng. Ba sợ mẹ con gây gỗ, khóc lóc, cằn nhằn, nói những điều khinh bạc làm ba đau đớn, gán cho ba những tội lỗi ba không hề sai phạm. Sự lấn ép của mẹ con, mỗi ngày một chút, từ từ, tiệm tiến, nhưng vững chắc và quá đáng.

Ngay từ khi ba mới bảo lănh được cho mẹ và các con từ trại tị nạn đến Mỹ, mẹ con ngày đêm khóc lóc, tra hỏi ba làm ǵ trong bao nhiêu năm, mà không mua được căn nhà, phải đi ở thuê. Mẹ con c̣n nói rằng ba không gởi tiền về nuôi gia đ́nh. Không gởi tiền về, làm sao mẹ sống phong lưu, đi nghỉ mát hàng tháng ở Vũng Tàu, Đà Lạt. Rồi đi vượt biển mấy lần mất tiền, bị lừa. Không gởi tiền về làm sao mà đi vượt biển được. Hồi ba mới đến Mỹ, tiếng Anh tiếng u c̣n ấm ớ, nghe không được, nói không ra hơi, phải đi làm lao động chân tay, lương tối thiểu.. Công việc khi có, khi không. Làm một lúc ba việc, ba nơi khác nhau. Ngày đi làm thợ gói hàng, tối đi làm an ninh canh gác, thứ bảy chủ nhật theo các nhóm người xứ Nam Mỹ đi hái trái ớt, hái dâu cho các nông trại. Trời nóng như lửa đốt trên lưng. Làm việc lănh lương theo khối lượng dâu, ớt hái được. Cong lưng trên ruộng dâu suốt ngày, cái lưng đau như muốn găy đôi. Hai tay đen kịt như nhúng bùn v́ màu nhựa cây, phải chờ lột da mới hết màu đen điu. Mỗi đêm chỉ ngủ có ba bốn giờ. Bao nhiêu tiền làm được gom góp gởi về cho mẹ con, hy vọng có ngày gia đ́nh sớm đoàn tụ. Ba chỉ ăn ḿ gói, hột gà, gà kho quanh năm. Nhà cũng không dám thuê, chỉ chia pḥng ở trọ.. Thế mà mẹ con cứ khóc lóc, cả ban ngày, ban đêm, những khi đi chợ, đi chơi, hỏi tiền để đâu cả. Đem cho con bồ nào. Những dằn vặt nầy, kéo dài cho đến gần cả chục năm cũng chưa dứt. Ba khổ tâm lắm, giải thích cách nào mẹ con cũng không nghe, không chịu hiểu. Ban đầu th́ không hiểu, nhưng về sau, giả vờ không hiểu.. Ba cũng thông cảm, v́ không phải chỉ ḿnh ba bị ở trong hoàn cảnh nầy, nhiều bạn bè ba cũng phải chịu cái dằn vặt tương tự của những người vợ qua sau. Hỏi sao ai cũng mua nhà, mà ba không mua được. Tiền để đâu? Con biét, phải cả hai vợ chồng cùng đi làm, và làm công việc có đồng lương kha khá, mới gồng ḿnh lên mua được căn nhà. Chứ mới qua Mỹ, chưa có việc chuyên môn, chưa công việc lương khá, và bao nhiêu tiền dể dành, cứ lo chuyển về Việt Nam cho vợ con cả. Lấy ǵ để mua nhà. Ai bán cho. Ngân hàng nào cho vay. Có mua được, cũng làm sao đủ tiền trả hàng tháng? Mẹ con than văn, so sánh với những gia đ́nh khác. Khi nào cũng thở dài, thở ngắn, cằn nhằn và chê bai. Ba cũng đă làm hết sức ḿnh, nhưng không làm sao cho mẹ con bằng ḷng. Có lẽ ba cũng có phần lỗi, v́ không đủ tài cán, không đủ may mắn để làm ra thật nhiều tiền, và có những phương tiện vật chất như mẹ con mong muốn.

Trong nhà, ba như một tù nhân, một tên đầy tớ, một tên nô lệ. Mẹ con như một bà chủ, một bà mẹ chồng khắc nghiệt đời xưa, luôn luôn ḍm ngó, phê b́nh, nạt nộ ba. Ba co rúm người lại trước cái nh́n quắc mắt của mẹ con. Trong bữa ăn, nếu ba vô t́nh làm rớt hạt cơm, hay chút thức ăn ra bàn, mẹ con mắng ba xối xả, chê bai và nói những lời tàn nhẫn trước mặt con cái, trước mặt bà con, họ hàng. Bởi vậy, nên trong mỗi bữa cơm, trong ḷng ba cũng không yên, cũng lo lắng sợ vô t́nh làm rớt giọt canh, rơi cọng rau. Mất hết cả tự nhiên, mất hết cả sinh thú trong khi ẩm thực. Lo lắng, khi nào cũng lo lắng không nguôi. C̣n mẹ con nhiều lần làm đổ cả tô canh, làm rớt cả dĩa thức ăn ra sàn nhà, vỡ tan tành, cũng không ai dám nói một lời nhỏ. Những lúc nầy, ba chỉ an ủi mẹ con rằng không can ǵ, ai cũng có lúc sẩy tay. Nói lời an ủi, cũng sợ bị quật lại bằng những câu nói đau ḷng.

Khi ba quét nhà, lau chùi bàn ghế, mẹ con cũng đưa mắt ḍm ngó vào các hốc kẹt để t́m cọng rác bỏ sót, đưa ngón tay quẹt vào góc bàn, xem có c̣n bụi bám hay không. Để rầy rà ba, chê ba cẩu thả, làm biếng. Và bắt ba phải quét lại, chùi lại. Khi ba rửa chén bát, mẹ con cũng đứng chỉ huy và cằn nhằn, tại sao không rửa cái nầy trước, cái kia sau, và giảng giải về cách tổ chức công việc cho khoa học. Ba đă từng rửa chén bát nồi niêu ở nhà hàng, cả ngàn cái mỗi ngày, chưa có ông chủ bà chủ nào chê bai than phiền cả. Những khi ba đang dở tay làm một công việc ǵ đó, như đang đứng trên thang cưa cây, hoặc sơn lại bức tường, mà mẹ con nhờ làm việc khác, dù việc nhỏ nhặt đến đâu, cũng phải buông tay để làm ngay, không làm liền sẽ có ồn ào, làm liền th́ mẹ con lại chê bai trách mắng ba tại sao không dẹp cái thang, tại sao c̣n để thùng sơn đó.... Việc ǵ ba làm, mẹ con cũng trách móc, uống nước chưa xong, mẹ con cũng lườm mắt hỏi sao không cất cái ly ngay, và chê ba làm biếng. Cất con dao vào chạn, mẹ con cũng kiếm cớ để phàn nàn, nhăn nhó. Áo quần đang thay, chưa cất kịp, cũng la hoảng lên. Con biết hết những điều đó. Ba nhắc lại cho bác nghe, để bác biết cho t́nh cảnh của ba. Mỗi lần lái xe cho mẹ con đi đâu, như cả một cực h́nh, dọc đường, cứ thế mà mẹ con ra rả than văn đủ chuyện, chê trách ba đủ điều, bới móc chuyện xưa từ mấy chục năm trước để mắng mỏ ba, dù cho ba không hề sai phạm. Khi lái xe trên đường, mẹ con như ông tướng ra lệnh, với giọng hách dịch sai bảo, lái mau, lái chậm lại, quẹo phải, quẹo trái. Chưa nghe mẹ con ra lệnh với cái giọng dịu dàng bao giờ. Ba là chồng, không phải tài xế, cũng không phải đứa nô lệ.

Nói với tài xế với giọng hách dịch như vậy, họ cũng bỏ việc, hoặc mắng lại cho nhục nhă. Mỗi khi lái xe, ba vừa bực ḿnh v́ những lời khó nghe của mẹ, vừa lo lắng sợ đi lạc đường. Nếu chỉ lạc đường một đoạn ngắn, mẹ con làm như trời đất long lở, làm như ba phạm tội sát nhân không bằng. Mấy lần, người khác bất cẩn, cọ quẹt vào xe ḿnh, thế mà ba lănh đủ, bị mẹ con cằn nhằn, xỉ vả, nhiếc móc ba cả năm trời. Rồi thỉnh thoảng cũng c̣n nhắc lại. Rồi những khi mẹ con đọc báo, xem truyền h́nh, thấy những chuyện xấu xa xẩy ra trong xă hội, mẹ con xỉ vả, chửi bới, trách móc, làm như chính ba là kẻ tội phạm. Đến khi ba phát cáu, gắt lên, mà mẹ con cũng không tha, cứ tiếp tục hành hạ ba bằng những ngôn từ không tử tế. Vào tiệm ăn, bao giờ mẹ con cũng giận ba, v́ không lấy đũa muỗng kịp thời cho mẹ, v́ không lấy đủ khăn giấy, hoặc pha trà cho mẹ con quá đầy, quá vơi. Chưa bao giờ đi ăn tiệm chung với mẹ con, mà ba được quyền lựa chọn món ăn ḿnh thích. Bởi vậy, những buổi trưa đi làm, ba thích ngồi ăn một ḿnh trong tiệm, thấy ḷng thanh thản, nhàn nhă, và sung sướng lắm. Thế nhưng nhiều khi mẹ con cứ bắt ba bới cơm theo, để tiết kiệm tiền. Mỗi sáng đi ra khỏi nhà, đến sở, ba cảm thấy b́nh yên, sung sướng, và thấy bạn bè, đồng nghiệp tử tế với ḿnh quá. Ngồi trong sở, ba thấy vui hơn ngồi trong chính ngôi nhà ḿnh. Trong sở, ba được xem như người cẩn thận, chăm chỉ, thường được giao cho phụ trách những dự án khó khăn. Thế nhưng, mẹ con xem ba như người cẩu thả, làm biếng, cái ǵ ba làm, mẹ cũng chê bai. Mỗi buổi chiều tan sở, ba nấn ná để về nhà chậm hơn, lái xe chậm hơn, v́ về đến nhà, tự nhiên cái nỗi lo sợ dâng lên trong ḷng. Mở cửa nhà, mà ḷng không vui, nghe tiếng mẹ con nói đă giật ḿnh, hoảng hốt. Có khi về nhà, phải đi nhè nhẹ, sợ mẹ con biết ba đă về. Mỗi đêm, ba cũng không có quyền thức đêm đọc sách, xem truyền h́nh, mẹ con ra lệnh đi ngủ, phải gấp gấp thi hành. Không th́ tru tréo lên, làm ầm nhà ầm cửa. Ba như một đứa bé hai, ba tuổi, phải tuân phục tuyệt đối. Ba đọc sách, xem truyền h́nh, mẹ con cũng kiểm soát, cũng bảo phải đọc loại sách nầy, sách kia, phải xem đài nầy, đài kia. Không cho ba xem, đọc những sách, những chương tŕnh truyền h́nh ba thích. Đêm nằm ngủ bên mẹ con, cũng không dám trở ḿnh nhiều, sợ mẹ con mất ngủ, thức giấc dậy phàn nàn, cau có. Cái lo đi cả vào giâc ngủ, nhiều đêm ác mộng thấy bị mẹ con dằn vặt, cằn nhằn. Ngay cả bây giờ, xa mẹ con vạn dặm, những giấc ác mộng đó vẫn chưa thôi.

Áo quần của ba, cũng phải mặc những thứ mẹ con mua, ba không có quyền lựa chọn áo quần cho ba. Tự mua cái áo, sẽ có chuyện rầy rà, mỗi lần đem cái áo đó ra mặc, mẹ con kiếm cớ chỉ trích, gây gỗ, và nói những lời đau ḷng khó nghe. Bởi vậy, có những cái áo ba không dám đụng đến. Ba phải mặc những thứ áo quần mẹ mua cho, dù không ưa, không thoải mái.

Mỗi khi mua xe, mua nhà, là ba không dám có ư kiến, cứ đưa ư kiến ra, trước hết sẽ bị chê bai, khích bác. Nếu không, th́ sau nầy, có bất cứ chuyện ǵ nhỏ nhặt xẩy ra cho căn nhà, cho chiếc xe, mẹ con níu lấy ba để đổ lỗi, làm t́nh, làm tội từ năm nầy qua năm kia. Khổ lắm. Ba cứ để cho mẹ con toàn quyền quyết định. Làm ǵ th́ làm. Nhưng cũng có khi chẳng được yên đâu. Nếu có chuyện bất trắc, mẹ con trách cứ ba vô trách nhiệm, để mẹ con phải gánh vác một ḿnh. Những khi trong nhà có thứ ǵ hư hỏng, ba phải sửa chữa, và làm với nỗi lo lắng, bất an, sợ sửa không được, mẹ con chê bai, nhục mạ, nói những lời hỗn láo khó nghe. Nếu kêu thợ sửa những thứ lặt vặt, th́ mẹ con cứ lăi nhăi ba bất tài, vô dụng, vụng về.

Mẹ con phong tỏa kinh tế, không cho ba giữ tiền, mỗi khi t́m thấy tiền trong túi ba, mẹ con gây gổ, ồn ào. Hàng tháng, khi nhận được kết toán chương mục của ngân hàng, mẹ con ḍ t́m, hạch xách hỏi ba với giọng tra vấn, tại sao có mục nầy, tại sao có mục kia, trong lúc chỉ có mẹ con kư ngân phiếu và lấy tiền mà thôi. Ba bảo cứ đến hỏi ngân hàng, c̣n ba không biết. Nói thế cũng bị mắng mỏ, rằng không biết ǵ cả. Mẹ con sợ ba gởi tiền giúp đỡ những người bà con bên quê nhà.. Đă giữ hết tiền, mà mẹ con khi nào cũng xa gần chửi bới bà con, bạn bè ba, là ăn bám, làm biếng, tham lam.. Khi ba nghèo khó, ba chịu ơn không biết bao nhiêu người, khi có chút tiền bạc, khá lên, th́ không ai nhờ vả ba được một xu nào. Ba tự xấu hổ với lương tâm. Có những bà con bên nhà đau yếu, khó khăn, ba phải mượn tiền bạn bè để gởi về giúp đỡ. Ba c̣n nợ của bác đây mấy ngàn đồng, đă nhiều năm, chưa trả được một xu. Ba đợi đến sang năm, đủ tuổi lănh non tiền an sinh xă hội, rồi thanh toán luôn.

Ba sợ nhất những khi bị thất nghiệp. Mỗi lần thất nghiệp phải chịu đựng sự dày ṿ của mẹ con. Mẹ con chê bai ba, đổ cho ba nhiều tội, cho rằng v́ ba vô trách nhiệm, làm biếng, nên bị cho nghỉ việc. Mẹ con nói rằng, nếu ba khá hơn, người ta cho người khác nghỉ, chứ không phải ba. Mẹ con đằn vặt ba ngày đêm, và thúc hối ba đi t́m việc, làm như ba không muốn t́m ra việc. Chưa xong, mẹ con c̣n bêu rếu, đi đâu, gặp ai, cũng rêu rao ba bị cho nghỉ việc v́ kém cỏi. Dù cho cái sở của ba làm có bị phá sản, mẹ con cũng đổ lỗi cho ba. Những khi nầy, mẹ con cho rằng ba ăn bám vào vợ. Ba tin rằng, đời ba chưa hề ăn được của mẹ con một miếng cơm nào. Có ăn của mẹ con được một miếng cơm, th́ e cũng phải hộc ra ba bụm máu.

Ba c̣n nhớ cái thời mẹ con được công ty cho một chức vụ nhỏ, làm trưởng toán, có ba người nhân viên làm việc dưới quyền. Cái thời nầy, mẹ con càng hùng hổ hơn. Làm như bà xếp, kẻ chỉ huy tất cả mọi sự. Miệng phán ra toàn mệnh lệnh. Ba càng sợ hăi hơn. Bà con quen biết cũng phải khó chịu lây.

Một điều, cho đến ngày nhắm mắt, ba cũng c̣n ân hận, là chuyện bà nội con. Ông nội con mất khi ba c̣n bé. Bà buôn tảo bán tần, nuôi ba học hành đến nơi đến chốn. Có nghề nghiệp vững vàng, có chút địa vị trong xă hội. Biết bao nhiêu công phu, khó khăn, hy sinh để nuôi nấng ba. Thế nhưng, khi ba bảo lănh được bà nội qua đây, mẹ con hất hủi, dằn vặt, nói nặng, nói nhẹ, để bà không sống nổi với con cháu, phải về lại bên quê nhà. Rồi bà mất, mà ba không về được. Ba khổ tâm lắm lắm. Không có ǵ bù đắp, không có ǵ chuộc lại những mất mát trong ḷng ba. Ba hèn nhát, để vợ đối xử với mẹ như vậy.. Không ai có thể dung thứ cho ba cả. Ba có tu mấy mươi kiếp cũng không chuộc lại được tội của ba. Ba biết bà nội đứt ruột đứt gan khi thấy ba đớn hèn, sợ mẹ con như sợ cọp dữ. Ba đă nói, cái sợ như một phản ứng có điều kiện, nó nhập vào trong tiềm thức, ăn sâu vào trong năo bộ. Lư trí không điều khiển được cái nỗi sợ trong ḷng.

C̣n chuyện vợ chồng, th́ cái sợ nó che khuất cả t́nh thương yêu. Điều sau đây, đáng ra ba chỉ nói riêng với bác, nhưng con có thể nghe để học kinh nghiệm cho đời sống gia đ́nh tương lai. Vợ chồng không c̣n t́nh yêu say mê, những khi gần gũi thể xác, th́ cũng chỉ như một việc trả nợ quỷ thần, làm cho xong bổn phận, và khó khăn lắm mới có thể khởi đầu. Nhiều khi ba tưởng ḿnh đă bị bất lực..

Bạn bè gần của ba, ai cũng biết và tránh không muốn đến nhà. Cái thái độ của mẹ con làm họ khó chịu.. Những khi có bạn bè từ xa đến thăm, ba lo lắng lắm. Mẹ con chỉ nấu giúp b́nh trà, hay làm một tô ḿ gói, cũng than văn, cằn nhằn rằng không có sức để hầu hạ bạn của ba. Có khi mẹ con không ra chào họ. Khách cũng buồn v́ nghĩ chủ nhà không muốn tiếp họ. Sau khi khách về, ḷng ba lo lắng lắm, sợ sóng gió dậy lên trong gia đ́nh.

Bà con xa gần bên nội đều lánh mặt, không muốn giao tiếp với gia đ́nh ḿnh, v́ thái độ thiếu lịch sự của mẹ con. Gia đ́nh bên nội khinh ba bạc nhược, hèn nhát. Họ đúng. Nhưng con biết nguyên nhân sâu xa nào, làm ba trở thành yếu đuối, bạc nhược như vậy? Có lẽ v́ ba mồ côi cha sớm, suốt một đời ba tha thiết t́nh phụ tử mà không có. Ba không muốn các con phải thiếu mất t́nh thương của cha, hoặc của mẹ trong khi tuổi c̣n thơ ấu. Ba thấy nhiều gia đ́nh, cha mẹ li tán, con cái bơ vơ đau khổ tội nghiệp lắm, có đứa phải bỏ học, những đứa khác có thể thành công trong cuộc đời, nhưng vết thương, niềm đau trong ḷng không bao giờ vơi lấp được. Đó là lư do chính yếu... Bởi vậy, nên ba nguyện khi nào các con học xong, kiếm được việc làm tốt, ba vào chùa tu, rũ sạch lo âu phiền muộn. Để hết nhà cửa, tiền bạc, tài sản lại cho mẹ con, ba không cần mang theo một xu. Ba đă già, đời không c̣n bao năm nữa, tại sao lại phải sống trong lo âu, sợ hăi, bực bội, không vui? Ba muốn những năm ngắn ngủi c̣n lại trong đời ḿnh, thành những ngày tháng thảnh thơi, dễ chịu, thong dong, không bị kềm kẹp, không bị kiểm soát, không bị dằn vặt, đay nghiến bởi bất cứ ai. Ba bây giờ như kẻ bị tù chung thân, đă thoát được ngục tù. Con đừng bắt giam lại, tội nghiệp ba lắm.“

Hùng bưng trà, chiêu một hơi dài cạn chén, nở một nụ cười thỏa măn, có lẽ v́ đă nói ra được hết nỗi niềm chất chứa trong ḷng từ lâu. Tôi thở dài. Dung th́ nước mắt rưng rưng, mũi phập phồng, nắm chặt lấy tay bố.

Tôi đưa tay ṿ cái đầu láng bóng của Hùng và nói đùa:

“Cái đầu của ông trơn quá, e bụi cũng không bám vào được. Không ngờ đời ông cay đắng đến thế. Ngày xưa, khi c̣n sinh viên, mỗi lần biểu t́nh, băi khóa, ông đi đầu cầm biểu ngữ, la hét hùng dũng lắm, chẳng sợ trời đất ǵ cả. Ra làm việc, ông cũng chẳng coi thượng cấp ra một kí lô nào... Thế mà lớn lên, chỉ sợ vợ thôi. Thiệt đời cũng lạ.”

Chúng tôi cùng cười. Dung đưa tay lau nước mắt và hỏi:

“Ở đây ba thấy sao? Có dễ chịu không? “

“Thiên đường! Ba sung sướng lắm. Trong ḷng ba nhẹ nhàng, cái niềm lo âu đè nặng mấy mươi năm nay nó tuột đi, nhẹ bỗng lâng lâng. Mỗi sáng thức dậy, vui sướng. Sống từng giờ khắc không có một chút lo âu, ḷng yên ổn. Chỉ riêng cái ư thức ḿnh hết lo, hết sợ hăi, cũng đă sung sướng lắm rồi.”

Dung ngập ngừng: “Con hỏi, ba có tin đi tu sẽ được ... cái ǵ đó, để mai sau về niết bàn hay ... ǵ ǵ ấy không?”

Hùng cười: “Ba chẳng tin cái ǵ cả. Có lẽ chết là hết, tan thành tro bụi. Nhưng đọc kinh Phật, ba t́m được rất nhiều an ủi, thanh thản cho tâm hồn, cởi ra được nhiều sân si c̣n ẩn náu trong ḿnh. Càng đọc, càng thấy ḿnh nhẹ nhàng, thanh thoát. Chỉ có thế thôi.”

Buổi trưa, tôi mời Hùng ra tiệm ăn cơm chay, Hùng không chịu, và mời ở lại ăn cơm chùa. Chúng tôi ăn vào lúc gần một giờ chiều. Cơm ba món, canh bí đỏ, rau luộc, và dưa kho. Tôi ăn được ba chén đầy. Tôi nói với Hùng:

“Cơm ngon quá. Món ăn thanh đạm, giản dị, nhưng rất ngon. Tôi làm một lúc ba chén đầy. Ở nhà, chỉ ăn được hai chén đă là nhiều lắm.”

Hùng cười, nụ cười lém lỉnh thân thiết ngày xưa khi chúng tôi c̣n đi học, và trả lời:

“Để cho đói đến đắng miệng, th́ ăn cơm nguội cũng ngon. Đây cũng như chủ trương của nhà chùa. Không khi nào dọn cơm đúng bữa, phải dọn cơm cho khách thập phương càng trễ càng tốt..”

Tôi chèo kéo và năn nỉ lắm, Hùng mới chịu theo chúng tôi về nhà thăm, ở lại đêm chơi. Hùng mang áo cà sa vàng, cổ quàng một chuỗi hạt màu nâu, đem theo một bộ áo quần ngủ. Về đến nhà, vợ tôi mở cửa, chắp tay vái, và nói:

“Bây giờ chúng tôi phải kêu anh bằng ǵ cho đúng nhỉ? Thượng tọa, đại đức hay thầy...”

“Chẳng thượng tọa, đại đức ǵ cả. Tôi mới vào tu, chẳng có chức vị ǵ. Tôi cũng chẳng cần chức vị. Đi tu để t́m thanh thản cho tâm hồn. Tránh đau phiền nơi tục lụy. Được vậy, đă xem như đốn ngộ rồi.”

Vợ tôi rót nước, pha trà, và dọn bánh mời khách. Chúng tôi ngồi nói chuyện xưa, hàn huyên, nhắc đến bạn bè cũ. Kẻ mất người c̣n. Nhắc đến những kỷ niệm xưa, khi chúng tôi c̣n đi học, c̣n ở tỉnh lỵ nhỏ. Rồi vợ tôi lấy xe ra đi. Một lúc sau xách về nhiều bao thức ăn, rau, cải, tàu hủ, nước tương, chao. Chúng tôi phụ mang vào trong bếp.

Buổi tối, khi vợ tôi mời vào bàn ăn, thấy trên bàn dọn sẵn gần chục món chay khác nhau, màu sắc xanh đỏ, ngon lành. Có món canh khổ qua dồn thịt chay, chả cua chay vàng ruộm, thịt gà xào sả ớt chay, thịt heo hầm chay, giả cầy chay, miến xào, xà lách bát bửu, cá trê nướng chay, tôm kho nước dừa chay.

Hùng có vẻ ái ngại, nói:

“Để chị phải mất công mệt nhọc như thế nầy, tôi áy náy quá. Đáng ra tôi phải nói trước, chỉ cần cho tôi chai nước tương tưới vào cơm ăn cũng đủ rồi.”

Vợ tôi cười vui vẻ:

“Thôi, anh đừng khách sáo. Mấy khi tôi được dịp ôn lại cách nấu cơm chay của mẹ tôi ngày xưa... Tôi phải cám ơn anh mới phải, nhờ có anh đến chơi, tôi mới có cơ hội nấu đồ chay. Ngày mai, có cháo gà ăn điểm tâm. Cháo gà đặc biệt lắm, cháo chay, nếu không nói trước, th́ tưởng như cháo gà thật.”

Tôi cười: “Đă ăn chay rồi, c̣n vọng mặn. Ḱa, con cá chiên kia là chay hay mặn, sao giống thế, c̣n dĩa tôm kho nầy nữa. Toàn cả lừa mị thánh thần.”

Vợ tôi cười nói: “Đấy, thế gian nầy đầy cả giả dối. Ngang nhiên lừa mị thánh thần rồi c̣n hiu hiu tự đắc. Không chừng, biết bị đánh lừa, mà mấy ổng lại khoái!”

Khi mở bia mời khách, vợ tôi mới biết không c̣n nước đá trong ngăn lạnh. Bên ngoài trời đổ mưa tầm tă, vợ tôi hơi bối rối, rồi chạy vào lấy dù ra xe đi mua nước đá. Tôi ngăn lại, cả Hùng cũng cản, v́ uống bia không có nước đá càng ngon, cũng chẳng sao. Vợ tôi cười:

“Các anh uống bia không có nước đá mất ngon đi”.

“Nhưng trời mưa to quá, vả lại, đi làm chi cho ướt át, khổ thân.”

“Để em đi, lỗi tại em không làm đá sẵn, và quên để bia vào tủ lạnh. Các anh và cháu chờ nhé..”

Hùng áy náy nh́n theo vợ tôi đang xách dù mở cửa nhà xe ra đi. Mười lăm phút sau, vợ tôi chạy về với nét mặt vui vẻ, hớn hở, mang theo một bịch nước đá lớn. Bỏ nước đá vào ly của Hùng và tôi, vợ tôi nhẹ nhàng:

“Không có nước đá, bữa ăn cũng mất ngon phần nào, uổng công tôi làm bếp..“

Vợ tôi tắt đèn điện, bưng ra ba đế đèn cầy, ánh sáng vàng tỏa ra trong nhà ấm cúng. Chúng tôi nâng đũa. Hùng cười đùa:

“Bây giờ tôi mới hiểu câu nói ‘Thân trai mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu’. Nầy ông Nguyên, ông có vợ hiền, gia đ́nh thật ấm cúng hạnh phúc. Không tu mà được hưởng phước đấy.”

Tôi đùa lại: “Không phải trong nhờ, đục chịu đâu. Có đục cũng phải gạn lọc cho thành trong... Phải ‘Dạy con từ thuở c̣n thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về...’ Để trễ quá, chỉ c̣n có nước vô chùa lánh nạn như ông mà thôi.”

Dung nói giọng nhăo nhẹt: “Lánh nạn đâu cần phải vào chùa hở ba? Lánh nạn th́ ở đâu chẳng được? Sao ba không qua Hawaii hoặc về Florida ở, vừa ấm áp vừa vui.”

Hùng trả lời: “Vào chùa, xem như dứt khoát, ḿnh dễ làm quen với kinh kệ hơn. Ở ngoài c̣n ham cái khác, c̣n vọng động. Nhưng mục đích chính, để các con được dễ dàng trong chuyện nhân duyên, Ba không muốn các con mang tiếng có cha mẹ li dị. Ba đi tu, không ai có thể dị nghị các con. Người ta nghĩ ba làm việc tốt. Bây giờ các con lớn rồi, ba có cơ hội để sống thêm ít năm trong yên b́nh tâm trí, không ái ngại. Nếu từ đầu, không v́ các con, th́ ba đă lấy quyết định dứt khoát ngay. Ba đâu phải là một kẻ ngu đần để cắn răng chịu đựng mấy mươi năm nay. Khi nào các con có gia đ́nh hết rồi, và nếu ba không t́m được an nhiên tự tại trong khi ở chùa, ba sẽ xét lại việc đi tu. Nhưng hiện nay, như ba đă nói với con, là thiên đường đă t́m thấy, không cần phải chờ qua kiếp sau, hoặc đi đâu xa vời..”

Dung thở dài nói như khóc:

“Con biết ba khổ lâu nay, nhưng không ngờ trong ḷng ba khổ đến thế. Con thương mẹ, nên mù quáng, không thấy hết uẩn khúc trong ba. Con qua đây để thăm ba, cũng định để thuyết phục ba trở về với mẹ.. Nhưng bây giờ, con tin, ba ở lại tu hành cũng đúng, không có lư do ǵ để ba phải chịu đựng cay cực nhiều hơn nữa.”

Ngày chủ nhật, vợ chồng tôi đưa Hùng và cháu Dung đi thăm San Francisco. Chúng tôi đi bằng xe điện tốc hành, rồi lấy xe bus, ra bến tàu, đi thăm cầu Golden Gate đỏ chói phơi ḿnh một nửa ngoài nắng, một nửa ch́m trong mây mù. Chụp mấy tấm h́nh kỷ niệm. Về phố Tàu ăn “tỉm xấm” và qua thăm vườn Nhật. Buổi tối đi nghe nhạc ḥa tấu đến khuya mới về đến nhà. Chúng tôi pha trà, ngồi nói chuyện cho đến khuya....

Hùng cảm động nói với vợ tôi:

“Bây giờ, tôi tin hạnh phúc gia đ́nh có thật trên đời nầy. Ở nhà anh chị hai hôm, đi chơi với anh chị suốt ngày, mà chưa hề nghe vợ chồng gay gắt nhau một lời. Người xướng, người họa, vui vẻ, ḥa đồng, khi nào cũng ngọt ngào, tử tế, dịu dàng. Đời sống thật hạnh phúc. Khi đủ ăn, đủ mặc, không túng thiếu, mà cuộc sống có hạnh phúc, th́ đâu cần đi t́m thiên đàng cho xa xôi.”

Dung nh́n vợ tôi và hỏi: “Bác cho con một lời khuyên, sau nầy làm sao để tạo được một gia đ́nh hạnh phúc?”

Vợ tôi cười và trả lời: “Cả hai người đều phải biết cho nhiều hơn nhận. Đừng đ̣i hỏi ai phải có bổn phận đối với ḿnh. Nên luôn luôn tự hỏi ḿnh đă làm được ǵ cho người khác chưa, đừng hỏi tại sao người khác chưa làm việc nầy, việc kia cho ḿnh.. Biết chấp nhận và thương cả cái ưu điểm, lẫn khuyết điểm của người ḿnh thương”.

Tràm Cà Mau

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm