NHƯ VẦNG TRĂNG KHUYA

 Vi Vân.

Buổi chiều cuối năm tôi đang loay hoay quét dọn lá chết, cây khô ở vườn sau th́ tai tôi bỗng nghe tiếng nhạc vang lên đâu đó.Tôi bước đến gần bờ rào và lắng nghe, th́ ra tiếng nhạc xuất phát từ nhà Victor anh bạn láng giềng người Mỹ gốc Ư Đại Lợi của tôi. Tôi nhận ra đó là bài “Come Back To Sorrento”, một bản nhạc xưa tha thiết truyền cảm khi trầm, khi bổng, nghẹn ngào, mênh mang xa vắng, gợi nhớ gợi thương. Người nghe sẽ liên tưởng đến thành phố Sorrento nằm bên bờ biển miền Nam nước Ư với những thắng cảnh tuyệt vời, với những dăy nhà tầng tầng lớp lớp có lối kiến trúc đặc biệt mang sắc thái của Italian. Tôi biết mỗi lần Victor nghe “ Italian songs ” là anh ta đang nhớ nhà. Bỗng dưng tôi chợt thấy nhớ quê hương ḿnh da diết. Quê tôi cũng ở miền Nam của một quốc gia cách đây nửa ṿng trái đất, bên kia bờ Thái B́nh Dương xa thẳm, đó là một thành phố thơ mộng, hiền ḥa nằm bên bờ Hậu Giang dạt dào sóng vỗ: thành phố Cần Thơ hay Tây Đô. Nơi đó tôi đă lớn lên với nhiều kỷ niệm êm ái ngọt ngào xen lẫn đắng cay đau khổ, nhất là kỷ niệm về anh. Những ǵ đă xảy ra ngày ấy không phải lỗi tại anh, cũng không phải tại tôi chỉ tại định mệnh trớ trêu nghiệt ngă. Làm sao tôi quên được, nhất là những đêm ngồi bên song cửa nh́n vầng trăng khuya treo giữa đỉnh trời, hồi ức về anh càng hiện lên rơ rệt…

Ngày hôm đó sau khi thi xong Tú Tài 1, được rănh rổi tôi sang nhà cô bạn Đan Thanh định rủ cô đi bát phố. Tôi bấm chuông, người ra mở cửa không phải Thanh mà là anh Tính anh của Thanh đang về phép, phía sau anh c̣n một thanh niên nữa. Thấy tôi anh Tính tươi cười:

- A, Quỳnh Chi! Em trông lớn quá, khác xưa nhiều. Vào nhà đi em, Thanh đang phụ mẹ làm cơm.

Tôi cúi đầu chào hai anh. Anh Tính giới thiệu:

- Đây là Quỳnh Chi bạn thân của Thanh, c̣n đây là anh Huấn, bạn cùng khóa với anh. Ảnh khác đơn vị nhưng gặp nhau ở SàiG̣n cũng đi phép nên anh mời ảnh về quê ḿnh chơi cho biết miền Tây.

Tôi nh́n anh Huấn, một thanh niên có vóc dáng cao gầy, mái tóc hớt ngắn, da ngâm đen v́ sương gió, đôi mắt gợn chút u buồn, trán rộng, mũi thẳng, cả người anh toát ra vẻ nghiêm chỉnh, đứng đắn, phong độ. Tôi nghĩ ḿnh như em gái hai anh nên dạn dĩ hỏi:

- Anh Huấn thấy quê tụi em thế nào? Ở đây cao lương mỹ vị th́ không dám hứa nhưng cơm gạo, cá tôm, rau quả th́ bảo đảm anh tha hồ hưởng thụ.

Huấn cười rất tự nhiên:

- Cô vui tính quá. Đúng vậy đó cô, mới ở đây có ba ngày mà tôi đă thấy mê rồi, tôi thích tất cả từ phong cảnh, thức ăn, đời sống mộc mạc và sự chân thật, nhiệt t́nh của người ở đây. Ước ǵ tôi được trở thành dân Cần Thơ nhỉ?

Anh Tính chen vào:

- Chuyện đó dễ thôi. Mầy cưới một cô ở đây là trở thành dân địa phương ngay.

Huấn lắc đầu:

- Không dễ đâu. Lính tráng tụi ḿnh lấy ǵ bảo đảm tương lai cho các cô? Các nàng chỉ muốn bác sĩ, kỹ sư thôi, vừa có tiền vừa khỏi lo có một ngày sẽ thành quả phụ.

Tôi tỏ vẻ bất măn:

- Mấy anh xem thường con gái tụi em quá!

Đan Thanh từ nhà sau chạy ra:

- Ủa Quỳnh Chi, mầy đến hồi nào? Thôi sẵn đây ở lại ăn cơm với gia đ́nh tao đi.

- Thôi nhà mầy có khách, để tao về.

Thanh phân trần:

- Khách nầy cũng như người nhà mà, đừng ngại. Anh Huấn sẽ c̣n ở lại chơi cho đến hết phép. À, mầy quảng cáo cho ảnh biết về Tây Đô của ḿnh đi.

Tôi mở to mắt nh́n Thanh:

- Mầy ác thiệt, tao là đứa dốt biết nói ǵ, quảng cáo cái ǵ đây?

- Mầy muốn nói ǵ cũng được mà, ví dụ như:

“ Tây Đô có bến Ninh Kiều
Có chàng ngư phủ chiều chiều thả câu…”

Cả nhà cười vang v́ câu thơ tếu của Đan Thanh. Bữa cơm gia đ́nh do mẹ Thanh nấu thật tuyệt, đầy đủ hương vị với cá tôm, rau củ của miền Tây. Tôi thấy anh Huấn ăn nhiều và rất tự nhiên khiến bác gái vui lắm. Anh nói:

- Bác ơi, bữa cơm hôm nay làm con cảm động quá. Con mồ côi cha mẹ sớm, nhờ bạn của mẹ con nuôi dưỡng lớn khôn và cho học hành nhưng con chỉ học đến hết Trung Học th́ t́nh nguyện vào lính. Mấy năm nay ở ngoài đơn vị con ăn cơm lính, ngủ bờ nằm bụi phong trần quen rồi nên chưa được hưởng không khí gia đ́nh ấm cúng như thế nầy . Cám ơn bác nhiều lắm.

Mọi người tỏ vẻ ái ngại, thương cảm khi nghe anh nói, nhất là bác gái. Bác nh́n Huấn dịu dàng:

- Ồ, bác đâu biết cuộc đời con như vậy, bác không nghe thằng Tính nói ǵ cả.

Anh Tính vội bào chữa:

- Con cũng không biết đâu. Ủa c̣n ba mẹ mầy ở SàiG̣n là sao hả Huấn?

- Như tao đă nói rồi, đó là ba mẹ nuôi thôi.

Bác gái thở dài:

- Th́ ra là vậy, nhưng dù ǵ th́ cháu cũng vẫn c̣n có người quan tâm nuôi nấng cháu, tuy không phải máu mủ t́nh thâm nhưng cũng là cha mẹ. Từ nay cháu cứ về đây nếu có dịp. Bác luôn mở rộng cửa để đón cháu, gia đ́nh bác sẽ xem cháu là người nhà, cháu đừng ngại.

- Cám ơn bác. Huấn có vẻ xúc động .

Tôi ngồi lặng yên theo dơi câu chuyện của Huấn, tôi thấy ngậm ngùi và thông cảm cho hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của anh.

Sau bữa cơm ba mẹ Thanh vào pḥng nghỉ ngơi chỉ c̣n bốn người trẻ chúng tôi ngồi tṛ chuyện cùng nhau. Anh Huấn có khiếu về ăn nói nên câu chuyện của anh dễ lôi cuốn người nghe. Anh kể về những người bạn đă ngă gục ngoài chiến trường, những trận đánh ác liệt đầy dũng cảm và kiêu hănh, những người bạn được đặt cách lên lon ngoài mặt trận, những chuyện xảy ra trong đơn vị anh. Có một câu chuyện khá đặc biệt làm tôi và Thanh nh́n nhau mỉm cười tâm đắc. Đó là chuyện của anh trung sĩ tên Lễ cùng đơn vị với Huấn: anh Lễ để ư thương thầm một cô thợ may nơi anh đóng quân. Cô gái nầy rất đẹp nhưng hơi kiêu kỳ, từng tuyên bố chỉ lấy sĩ quan chớ “ cánh gà” th́ cô không bao giờ để mắt đến. Không biết v́ quá si mê cô hay muốn chọc ghẹo cô mà anh Lễ đă lén mượn cặp lon trung úy của Huấn mang vào mỗi khi đi qua, lại nhà cô. Lễ đẹp trai, lịch thiệp, dễ mến nên cô gái kia cũng xiêu ḷng và kết quả là họ lấy nhau dù sau nầy cô biết được sự thật. Huấn đă chiếm được cảm t́nh của tôi và Thanh qua từng câu chuyện vui, buồn hay dí dỏm. Tôi thấy ḿnh có nhiều thiện cảm hơn với người con trai mới lần đầu quen biết nầy.

Lần thứ nh́ tôi gặp lại anh là lúc bộ ba Tính, Huấn và Đan Thanh đi ngoài phố. Anh Tính mời tôi nhập bọn và cùng vào một quán cà phê ca nhạc trên đường Nguyễn Thái Học. Vào thời kỳ chiến tranh đang lên cao điểm nầy, khắp nơi trong thành phố tràn ngập những màu áo lính của các binh chủng, những người lính xa nhà thường t́m khuây khỏa nỗi ưu tư, khắc khoải bằng tiếng nhạc lời ca, bằng chai bia đắng hay ly cà phê thơm ngát nồng nàn. Những bài t́nh ca chinh chiến sao buồn lê thê, ray rứt. Tôi cảm thấy thương và mến phục những người trai của thế hệ hôm nay đă lăn ḿnh vào cuộc chiến v́ lư tưởng tự do dân tộc, họ bỏ lại sau lưng tất cả: người quen, người yêu và những kỷ niệm thân ái ngọt ngào. Đôi mắt Huấn trông thật buồn, anh như ch́m đắm, như thả hồn theo từng lời hát của người ca sĩ:

“... Qua ngày đó tôi nghe người nói anh lên đường xa thật rồi. Tôi buồn nhớ tim đau rạn vỡ ôi thương anh thương nhất đời.
… Từ ngày xa nhau chinh chiến đưa anh đi về đâu? Vai súng từng đêm nắng mưa Khe Sanh rừng sâu. Người thân ai cũng nhắc tên anh trong thương yêu, biết giờ anh chốn nao? ” **

Tôi kéo Huấn về thực tại:

- Anh Huấn thích nghe nhạc lính lắm sao?

- Phải, v́ hầu hết những bản nhạc đó nói lên tâm trạng của tụi tôi.

Tôi nói bâng quơ như chỉ để chính ḿnh nghe:

- Chúng ta là những người bất hạnh đă lớn lên trong hoàn cảnh đất nước như thế nầy.

Anh Tính chợt nh́n ra ngoài và nói:

- Tụi ḿnh ngồi đây đă lâu rồi, đă đến lúc phải về thôi.

Tôi chia tay với các anh, Huấn nh́n tôi thân thiết:

- Hy vọng c̣n gặp lại Quỳnh Chi.

Tôi chỉ cười chào anh rồi quay gót. Trên trời cao những đám mây trắng vẫn bồng bềnh trôi đi, trôi măi… cũng như gót chân phiêu lăng của anh sẽ đi qua khắp vùng đất nước quê hương, sẽ chiến đấu sống c̣n với kẻ thù trên bốn vùng chiến thuật, không biết bao giờ mới được dừng lại? Một ngày man mác buồn, nhiều bâng khuâng, nhiều lưu luyến!

Những ngày đi phép của lính qua thật mau, các anh sắp sửa trở về đơn vị, tiếp nối cuộc sống với máu lửa sa trường, với hiểm nguy ŕnh rập, với gió núi với mưa rừng. Anh Tính đề nghị bốn người chúng tôi đi chơi chung với nhau một lần nữa trước khi hai anh giă biệt. Anh Tính dặn Thanh và tôi ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ một chút và anh làm ra vẻ bí mật không cho biết sẽ đưa chúng tôi đi đâu.

Chúng tôi đến một ngôi nhà rộng răi ở vùng cầu Tham Tướng, tôi thấy có nhiều người lố nhố trong nhà như đang có tiệc tùng ǵ đó. Th́ ra đây là buổi lễ đính hôn và cũng là tiệc mừng lên lon đại úy của một chàng Hải Quân bạn anh Tính. Khách khứa quá đông mà họ đều xa lạ hơn nữa không khí ồn ào không thích hợp với tôi. Đan Thanh gặp được một người quen cứ tíu tít nói cười măi, c̣n tôi lấy một ly nước rồi lẫn tránh ra vườn sau cho yên tĩnh. Cuối vườn có một băng ghế gỗ nằm lặng lẽ dưới gốc cây bưởi trái sai oằn, tôi vội vàng đến ngồi xuống đó v́ đă t́m được nơi thích hợp cho ḿnh.

Tôi cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng, không khí mát mẽ trong lành, mùi hoa bưởi ngạt ngào theo gió. Bên cạnh vườn là con sông nhỏ yên tĩnh phẳng lặng, chiếc cầu ngắn xinh xắn bắc ngang sông nầy gọi là cầu Tham Tướng (ngày xưa con ông Mạc Thiên Tứ là Mạc Tử Sanh được chúa Nguyễn Ánh phong chức Tham Tướng trấn thủ vùng Trà Ôn, Cần Thơ. Vào năm 1784 đại quân Tây Sơn do Long Nhượng Tướng Quân Nguyễn Huệ tiến đánh vào Nam, ông Mạc Tử Sanh chống trả và tử trận tại đây nên cầu được mang tên là cầu Tham Tướng*). Tôi có cảm giác như anh linh của người vơ tướng c̣n phảng phất trên từng hàng cây, bụi cỏ nơi đây, như có tiếng chiêng trống, tiếng quân reo trong gió…

Đang miên man suy nghĩ bỗng có tiếng bước chân tới gần, tôi nh́n lên th́ ra là anh Huấn. Anh nh́n tôi mỉm cười:

- Anh biết em ra đây. Không khí đó không thích hợp với em phải không? Anh cũng vậy, là lính trận anh quen nh́n đồng đội gian khổ, hiểm nguy hằng ngày, giờ thấy cảnh nhảy nhót ăn chơi, rượu chè như vậy anh không hứng thú. Anh ngồi đây nói chuyện với em rồi chờ hai anh em thằng Tính về chung.

- Dạ cũng được, nhưng nói chuyện ǵ hả anh?

- Em không có chuyện ǵ để nói cho anh nghe sao?

Tôi nghĩ thầm “ông nầy lạ chưa, mới quen anh mấy ngày tại sao phải nói cho anh nghe chuyện của tôi chứ!”.

Thấy tôi im lặng Huấn gợi chuyện:

- Em sắp sửa lên Đệ Nhất rồi, cố gắng để vào Đại học nhé! Anh là trai thời loạn nên không học hành đến nơi đến chốn, vả lại hoàn cảnh anh cũng không thể học cao hơn nữa. Anh không biết nguồn gốc, tổ tiên ḿnh là ai, ở đâu?

Tôi ngạc nhiên nh́n anh:

- Sao lạ vậy anh? Ba mẹ nuôi anh không cho anh biết ǵ hết sao?

Huấn lắc đầu:

- Không, h́nh như ông bà muốn giấu anh điều ǵ đó. Ba anh mất khi anh mới bốn tuổi trong một tai nạn giao thông, mẹ anh v́ đau buồn và quá cực khổ nên bệnh nặng mà qua đời khi anh tám tuổi. Ba mẹ nuôi mang anh từ Nha Trang về SàiG̣n nuôi nấng theo lời trăn trối của mẹ anh nhưng không cho anh biết thêm điều ǵ cả. Tuy ông bà đă nuôi anh và cho anh học hành nhưng ông bà c̣n có một đứa con ruột. Anh không được sự chăm sóc tŕu mến của người mẹ đúng nghĩa, không được sự lo lắng, dạy dỗ, khuyên răn của người cha nên anh rất tủi thân. Sau khi xong Tú Tài phần 2 anh t́nh nguyện vào lính. Ở đó anh có những người bạn chân thành, biết quư mến thương yêu nhau, có sự dạy dỗ, chăm sóc tận t́nh của các bậc thầy và các huấn luyện viên, chỗ đó mới thật là mái gia đ́nh của anh. Rồi khi anh ra đơn vị th́ đồng đội là những người thân của anh nên anh mến thương họ lắm.
Tôi thấy bâng khuâng thương cảm khi nghe tâm sự của anh, một người con trai mồ côi, bất hạnh nhưng đă biết chọn cuộc sống hào hùng, bất khuất. Tôi an ủi anh:

- Không sao đâu anh, em nghĩ có lẽ ba mẹ nuôi anh có điều khó nói, sợ anh buồn khi biết sự thật. Một ngày nào đó ông bà sẽ không giữ bí mật nữa đâu.

Huấn xua tay:

- Thôi bỏ qua chuyện của anh đi. C̣n em, anh hỏi điều nầy nếu không thích nghe th́ em đừng giận anh nhé!

- Điều ǵ mà anh làm ra vẻ quan trọng vậy?

- Em đă có …bạn trai chưa?

- Bạn trai à? Em có nhiều bạn trai học chung với em lắm. Có khi cả đám tụi em đi ăn uống chung với nhau, làm bài chung, sinh hoạt văn nghệ chung…

Huấn cười lớn:

- Cái cô bé nầy, không hiểu hay giả bộ ngây thơ vậy cô Tú? Anh nói bạn trai tức là người yêu đó, bạn học th́ nói làm ǵ.

Tôi nh́n anh gật gù:

- À! Em hiểu rồi, xin thưa ông anh, em…chưa có ạ!

Huấn cười ph́:

- Cô bé nầy cũng tếu lắm đó.

- Em thấy anh không vui nên chọc cho anh cười vậy thôi. Đừng suy nghĩ nhiều anh ạ! Mọi chuyện cứ xuôi theo tự nhiên, phó mặc cho định mệnh an bài đi.

- Cám ơn em. Những lời của em đă an ủi anh rất nhiều.

Sau đó cả hai chúng tôi cùng im lặng và nh́n về phía ḍng sông. Buổi chiều thủy triều dâng cao gần ngập bờ, những cụm lục b́nh trôi bồng bềnh với nhiều hoa tím man mác buồn, nắng vàng xuyên qua tàng cây kẻ lá rơi rớt xuống mặt sông xanh tạo nên một bức tranh đầy màu sắc tương phản tuyệt vời.Tôi nghe rơ tiếng “ tích tích” của những con “tôm tích” đang rời hang ra ngoài rong chơi t́m mồi, vài chú cá lóc con, cá rô hoa vàng đang trôi lờ đờ dưới mặt nước. Không gian êm ả trầm lặng, một cơn gió nhè nhẹ lướt qua dư âm c̣n vương lại như tiếng th́ thầm của lá, của hoa và của trái tim ai đang thở dài mong đợi.

Huấn nh́n tôi giây lát rồi đột ngột hỏi :

- Em có thể làm bạn gái của anh không? Ngày mai anh đi rồi không biết bao giờ gặp lại, nếu em đồng ư th́ ḿnh sẽ liên lạc với nhau qua thư từ.

Tôi giật ḿnh nh́n anh và thầm nghĩ “ ư anh là ǵ chứ? Là muốn tỏ t́nh với tôi à? Tại sao phải nói ra như thế?”.
Tôi hỏi anh:

- Anh nói thế nghĩa là ǵ, em không hiểu?

- Nghĩa là anh thích em, anh muốn em làm bạn gái của anh, có được không? Và nếu em chấp thuận th́ em không được thích chàng nào nữa hết.

- Em không hứa với anh đâu, nhưng anh cứ viết thư cho em nếu có th́ giờ. C̣n chuyện t́nh cảm th́ cứ để tự nhiên đi anh, nếu có duyên phận với nhau th́ chắc sẽ được, nếu không th́ ḿnh cũng là anh em, anh bằng ḷng chứ?

- Dĩ nhiên là anh phải bằng ḷng chiều theo ư của em thôi.
Cả hai chúng tôi cùng cảm thấy nhẹ nhàng, cởi mở. Tính và Thanh cũng vừa ra đến và bốn người chúng tôi cùng nhau quay về nhà.

Buổi chiều chầm chậm xuống, một buổi chiều thật đẹp, thật đáng ghi nhớ với tôi, có lẽ v́ sự hiện diện của anh đó Huấn ơi!

Đêm ấy tôi cứ thao thức măi, tôi bước đến bên song cửa nh́n ra. Ngoài kia vầng trăng khuya nằm bơ vơ, cô độc cuối trời xa, tôi nghĩ đến Huấn, anh cũng cô đơn, lẻ loi như vầng trăng khuya đó. Nhưng dù ánh trăng có yếu ớt, mờ nhạt cũng đủ soi đường đưa lối cho tôi t́m đến anh. Có lẽ tôi đă bị hoàn cảnh, tâm t́nh anh làm cảm động mất rồi, tôi thấy ḿnh không thể để anh ch́m đắm trong buồn tủi, phải giúp anh có niềm vui và hy vọng để vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống.

Hôm sau Huấn lên đường trở về đơn vị, tôi tiễn anh ra tận bến bắc Cần Thơ. Anh đưa mắt nh́n sông Bassac rộng mênh mông bát ngát, sóng nhấp nhô từng đợt xô đuổi nhau, rồi cất giọng buồn buồn:

- Quê của em êm đềm, thơ mộng quá! Tiếc là anh không được ở lại lâu hơn, không biết đến bao giờ anh mới có được một mái gia đ́nh êm ấm. À, em biết không đêm qua anh không ngủ được, nh́n vầng trăng khuya lẻ loi chợt thấy thương cho thân phận lạc loài của ḿnh, anh thấy ḿnh cũng cô đơn và tội nghiệp như vầng trăng đó. Anh có lăng mạn quá không em? Anh thật đáng buồn cười mà!

- Ồ, sao có sự trùng hợp kỳ diệu như vậy? Đêm qua em cũng nh́n trăng mà liên tưởng đến anh, nhưng anh sẽ không như vầng trăng lẻ loi đó v́ anh c̣n người em gái như em. Em sẽ an ủi, chia sớt tâm sự cho anh không c̣n thấy cô đơn nữa. Anh phải mạnh mẽ, cứng rắn nh́n vào thực tại và hướng đến tương lai, là một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa anh không thể yếu mềm, ủy mị như thế được. Em sẽ ở bên anh, sẵn sàng ủng hộ anh.

- Có thật không em?

- Anh không tin em sao?

Huấn gật đầu và nói nhanh:

- Anh tin chớ, anh rất tin tưởng ở em.

Chiếc phà sắp sửa rời bến, anh xách balô lên nắm tay tôi từ giă:

- Thôi anh đi đây. Anh sẽ viết thư cho em sớm, nhớ trả lời anh nghe cô bé.

- Dạ, anh đi b́nh yên.

Anh bước xuống phà và c̣n quay lại nh́n tôi lần cuối. Tôi đứng lặng nh́n theo cho đến khi chiếc phà trôi ra giữa ḍng sông, xa dần, xa dần…tôi lửng thửng ra về và chợt thấy tâm tư ḿnh nghẹn ngào, xúc động.

Rồi những lá thư qua lại giữa Huấn và tôi đều đặn, t́nh cảm cũng nẩy nở theo thời gian. Từ lúc nào chúng tôi đă thành người yêu của nhau mất rồi, một t́nh yêu tinh khiết nhưng cũng đủ ngọt ngào, thắm thiết. Tôi biết Huấn thật sự vui vẻ, thật sự không c̣n mặc cảm lạc loài, cô đơn nữa khi có tôi trong tim. Gia đ́nh tôi không hay biết ǵ về mối quan hệ t́nh cảm giữa tôi và Huấn. H́nh như một nửa linh hồn tôi đă theo gót chân người ngoài xa xôi vạn dặm, tôi chỉ sống bằng niềm vui, nỗi buồn của anh qua những lá thư xanh.

Khoảng một năm sau, anh Phùng con bác Ba tôi dẫn về một người anh họ của tôi đă thất lạc rất nhiều năm.Tôi có nghe ba tôi kể, ông Nội tôi có sáu người con trai, hai gái. Ba tôi thứ tám là con Út. Bác thứ năm của tôi ngày xưa yêu một cô gái người miền Trung vào Nam sống với bà con. Ông Nội tôi nhất quyết không cho hai người kết hôn dù cô gái ấy đă lỡ mang thai với bác Năm. V́ muốn bảo vệ người yêu và đứa con c̣n trong bụng mẹ, bác tôi phải bỏ nhà dắt người yêu đi thật xa để sống với nhau. Bác có để lại một lá thư xin lỗi ông Nội và chờ đến khi ông tha thứ sẽ mang vợ con về tạ tội. Nhưng ông Nội tôi giận lắm tuyên bố từ bỏ bác Năm. Các bác và ba tôi cố công t́m kiếm nhưng không ai biết hai bác đă đi đâu cả, đến ngày ông Nội qua đời bác Năm cũng không về chịu tang cha ḿnh. Thời gian trôi qua lâu lắm rồi, nay bỗng nhiên người con trai của bác Năm t́m về quê nội để nhận tổ quy tông, cũng may bác Ba tôi c̣n ở đó giữ nhà Từ Đường nên anh ấy mới dễ dàng t́m kiếm. Anh Phùng dẫn người anh họ đó đến nhà tôi để cho anh biết gia đ́nh chú Út ( ba tôi).

Khi tôi đi học về đến nhà nghe kể chuyện đó, tôi thật vui mừng v́ ḿnh sẽ có thêm một người anh. Anh Hai tôi đă đưa anh ấy ra ngoài chơi, trong khi tôi đang hồi hợp chờ được gặp mặt anh họ th́ các anh về. Các anh vừa bước vào nhà tôi mừng rỡ chạy ra chào, khi tôi ngước nh́n anh, tôi bỗng lảo đảo, tôi cảm thấy như bầu trời đang sụp xuống, đất bằng dậy sóng và trùng dương đang nổi trận cuồng phong v́ người anh họ của tôi không phải ai xa lạ mà chính là…Huấn. Tôi vịn tay vào thành ghế để đừng bật té. Mặt Huấn cũng tái xanh, anh lắp bắp:

- Em là…

Anh Hai tôi nói:

- Nó là Quỳnh Chi, em gái của anh đó.

- Trời ơi! Thật trớ trêu. Huấn chỉ kêu lên có thế.

Tôi không nói được câu ǵ vội vàng chạy vào pḥng lăn ḿnh xuống giường khóc tức tưởi. Tôi ngỡ ngàng, tuyệt vọng, đau đớn và xấu hổ v́ đă yêu người anh họ của ḿnh. Tôi không biết ngoài kia Huấn ra sao, chắc anh cũng có cảm giác giống như tôi. Tôi cứ nằm măi trong pḥng không bước ra, mẹ tôi vào bảo:

- Con làm sao vậy Chi? Có anh tới chơi, nó thất lạc bao nhiêu năm rồi giờ mới t́m về gia đ́nh sao con không ra mừng anh?

- Dạ, con hơi mệt, lát nữa con sẽ ra.

- Ừ, ra mau nghe con.

Trời ơi, ai hiểu được tôi lúc nầy trừ Huấn ra, có lẽ anh c̣n đau khổ hơn tôi. Định mệnh cay nghiệt, phủ phàng, tàn nhẫn quá với chúng tôi. Ngày anh t́m được cội nguồn, được nhận tổ quy tông cũng là ngày anh mất đi lẽ sống, mất niềm hy vọng, mất đi một mối t́nh đang nồng thắm, mối t́nh mà anh nâng niu trân quư nhất đời anh.

Những ngày Huấn ở lại nhà tôi được ba mẹ và anh em tôi tiếp đăi ân cần, niềm nở, chỉ có tôi cố tránh mặt Huấn. Có lẽ mọi người đă nhận ra điều đó nhưng không ai biết tại sao tôi lại làm thế. Một đêm kia không chịu đựng được nỗi đau khổ trong ḷng tôi hẹn Huấn ra ngoài để nói chuyện. Tôi đưa anh đến một công viên vắng vẻ bên bờ sông để không ai nh́n thấy. Tôi đă khóc bên Huấn rất nhiều, anh cũng đau buồn không kém. Những ngày qua chúng tôi cố tránh mặt nhau v́ trong ḷng cả hai đều đớn đau, tan nát. Huấn lấy khăn lau nươc mắt cho tôi và an ủi:

- Thôi em à, số phận đă an bài như vậy chúng ta phải đành chấp nhận. Lần đầu tiên anh tha thiết yêu một người con gái, anh đă nghĩ đến chuyện gầy dựng tương lai, anh xây đắp bao mộng đẹp. Anh đă t́m được niềm vui, t́m được ư sống, anh nghĩ ḿnh sẽ được hạnh phúc nhưng trái ngang từ đâu chợt phủ xuống đầu hai đứa. Anh đau khổ vô cùng, oán trách trời cao quá bất công với anh, suốt đời anh gặp toàn đắng cay, bất hạnh. Anh biết em cũng không khác ǵ anh, nhưng anh không biết dùng lời ǵ để an ủi em trong lúc nầy.

- Em đau đớn lắm anh biết không, em không dám tin đó là sự thật. Làm sao em có thể chịu đựng được khi người ḿnh thương yêu, kỳ vọng một ngày mai tươi đẹp nay bỗng nhiên trở thành anh họ của ḿnh, cùng huyết thống với ḿnh, chúng ta đâu thể bỏ đi “luân thường đạo lư” phải không anh?

Huấn dỗ dành tôi thật nhiều nhưng ḷng tôi vẫn nặng trĩu xót xa, cay đắng. Tôi nói với anh:

- Anh à, anh có thể hứa với em một việc không?

- Việc ǵ đó em?

- Anh hứa…đừng vội yêu hay cưới một cô gái khác, em không thể chịu đựng nỗi cảnh đó đâu. Hăy cho em một chút thời gian để điều chỉnh lại t́nh cảm của ḿnh, cho em lấy lại sự b́nh thản của tâm hồn.

Huấn gật đầu:

- Dĩ nhiên là anh hứa với em rồi. Làm sao anh có thể yêu thương ai trong khi em đau khổ như vậy chứ! Em yên tâm, anh sẽ không cưới vợ trước khi em lấy chồng.

- Em sẽ không lấy chồng đâu.

Ánh mắt u buồn của Huấn nh́n ra ngoài kia, ḍng sông dưới cầu Nhị Kiều âm thầm chảy trong bóng đêm xuôi về một nơi nào xa xăm lắm, vài chiếc thuyền con trôi lững lờ theo con nước, mờ nhạt dưới bóng trăng khuya.Tiếng mái chèo chậm răi khua nhẹ vào mặt nước tạo nên một thứ âm thanh huyền hoặc, liêu trai như tiếng những giọt nước mắt rơi trong đêm tiễn đưa buồn của nàng thục nữ. Giọng anh nhẹ như hơi thở:

- Rồi thời gian sẽ giúp em quên. Anh mong em sớm t́m được hạnh phúc.

- Chuyện đó có thể được sao anh? Giờ đây tim em c̣n rỉ máu, em chỉ muốn anh măi thuộc về em dù với h́nh thức nào: người yêu hay anh họ.

Huấn đưa tay vỗ đầu tôi:

- Được rồi, ngoan đi cô bé. Anh sẽ măi là anh của em.

Tôi thấy vơi được phần nào phiền muộn, tâm tư bớt đi một chút xót đau, ray rứt. Tôi ngước nh́n lên, vầng trăng khuya vẫn lẻ loi cô độc ở một góc trời. Đó là anh phải không Huấn? Anh măi cô đơn thế sao? Tôi nói với Huấn:

- Anh biết không, em đă từng ví anh như vầng trăng khuya. Em tự hứa với ḷng sẽ giúp anh không c̣n cô đơn, yếu ớt, nhạt mờ, nằm bơ vơ ở khoảng trời xa xa đó nữa. Nhưng bây giờ em đành bất lực rồi, anh vẫn như vầng trăng kia, không có ǵ thay đổi.

- Không đâu, anh đă thay đổi rồi, anh đă có được đại gia đ́nh, anh đă có tổ tiên, có cội nguồn.

- Anh nói không sai, ít ra anh c̣n được niềm an ủi nho nhỏ đó. Nhưng có điều đáng buồn là…chúng ta sẽ mất nhau từ đây.

Huấn thở dài yên lặng thật lâu… rồi anh nắm tay tôi đứng lên, chầm chậm bước đi. Đêm buồn hoang vắng cô liêu, đường về hun hút thênh thang, gió ŕ rào như nỉ non than khóc, như nuối tiếc cho một cuộc t́nh ngang trái, bẽ bàng.Trên cao vầng trăng khuya vẫn đồng hành, vẫn soi sáng, vẫn theo dơi chúng tôi qua từng bước chân ră rời, tuyệt vọng. Tôi mong đêm nay sẽ dài vô tận, mong trời đừng mau sáng để tôi c̣n được gần anh thêm chút nữa v́ mai đây…Ôi! Ai biết được ngày mai!
Hôm sau khi tôi thức dậy th́ Huấn đă đi rồi, đi không một lời từ giă. Tôi giận anh quá vô tâm, hờ hững, nhưng mẹ tôi bảo anh có để lại cho tôi mấy ḍng chữ:

“ Quỳnh Chi,
Tạm biệt em anh đi, đi khi trời chưa sáng tỏ, khi vầng trăng khuya c̣n lơ lững giữa khung trời, vầng trăng kỷ niệm của anh em ḿnh. Anh hy vọng nó sẽ theo dơi và soi sáng đường em đi cho tới khi nào em t́m thấy hạnh phúc thật sự. Ngày đó anh sẽ về để chúc mừng em…”

Tôi thẩn thờ buông rơi tờ giấy và lẩm bẩm:

- Không đâu, vầng trăng ấy đă đi rồi, đă mờ khuất cuối chân trời, không c̣n nữa. Vĩnh biệt anh, Huấn ơi!

Từ đó Huấn không có tin tức, thư từ ǵ cho tôi cả. Tôi có muốn kêu gào, than khóc cũng không ai quan tâm, không ai hiểu được niềm u ẩn trong tôi.

Hai năm trời tôi mang nỗi buồn thầm lặng, bao nhiêu mùa trăng qua rồi mà người đi vẫn biền biệt ở phương nào, tôi khắc khoải chờ mong, tôi ngóng tin ṃn mỏi. Một ngày kia tôi được tin anh từ bác Ba, bác Ba đă nhận xác anh ở Bệnh Viện 3 Dă Chiến- Mỹ Tho. Anh bị thương nặng trong cuộc hành quân ở Đồng Tháp Mười, được đưa về bịnh viện ở Mỹ Tho và trút hơi thở cuối cùng nơi đó. Th́ ra anh đă để địa chỉ liên lạc với gia đ́nh bác Ba, chứng tỏ anh vẫn muốn là người của gia tộc tôi, là anh của tôi. Bác Ba và ba tôi không an táng anh trên vùng đất quê nội mà lại đưa anh nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội- Cần Thơ, bác Ba cho là để anh nằm chung với anh em cùng chiến tuyến anh sẽ thấy ấm cúng hơn. Một chiếc quan tài phủ lá Quốc Kỳ với ṿng hoa buồn lặng lẽ đưa anh đến tận ngút ngàn xa, hai hàng lính âm thầm tiễn biệt đồng đội, những phát súng rền vang đưa người chiến sĩ anh hùng giă từ cuộc chiến lần cuối… Tôi không c̣n biết được cảm giác của ḿnh ra sao lúc đó. Buồn bă kia nối tiếp đớn đau nầy làm tôi không c̣n nước mắt để khóc cho một cuộc chia ly vĩnh viễn, tôi chỉ biết rằng tôi sẽ không c̣n ai để chờ, để đợi, để hy vọng một ngày ai kia trở lại. Như ư nguyện của anh, bác Ba đă đem linh vị anh đưa về nhà Từ Đường cùng thờ chung với tổ tiên.
Từ đó đời tôi khép kín như cổng chùa hoang, tôi né tránh bạn bè và những người quen biết, tôi sống âm thầm buồn bă như chiếc bóng và quên mất tuổi đôi mươi hoa mộng của ḿnh. Tôi không thể phân biệt được t́nh cảm của tôi đối với Huấn là t́nh yêu ngày nào c̣n đọng lại hay niềm thương mến, luyến lưu người anh cùng huyết thống. Tôi chỉ biết mất anh rồi tôi thấy đời ḿnh rơi xuống vực sâu đen tối, tôi không c̣n sức lực để đứng lên. Ngoài thời gian sống với gia đ́nh tôi chỉ biết đi chùa nghe kinh kệ để t́m sự b́nh an cho tâm hồn, để vơi đi niềm đau khổ và cuối tuần th́ đến nghĩa trang thăm anh. Nhiều khi tôi ngồi rất lâu bên mộ anh than thở, th́ thầm tâm sự, chia xẻ buồn vui cùng anh, qua màn hương khói nhạt mờ tôi thấy anh đang mỉm cười như vỗ về, như an ủi đứa em gái đáng thương, tội nghiệp.

Thời gian lặng lẽ đi qua, tôi như cánh bèo giữa ḍng sông cứ trôi măi, trôi qua bao nhiêu bến bờ vẫn không dừng lại một nơi nào. Rồi đến một ngày kia cuồng phong băo tố từ đâu ập đến làm cho quê hương non nước tôi tan tành sụp đổ, và tôi phải đành rời xa xứ sở, bỏ lại sau lưng tất cả…
* * *
Bài hát từ nhà Victor vẫn c̣n vang vang bay sang, những lời khẩn khoản thiết tha, van xin người đừng bỏ đi, người hăy quay trở về v́ sự ra đi nào cũng để lại luyến lưu, trống vắng, đớn đau cho cảnh cũ, người xưa…

“…Now I hear that you must leave me.
…Then say not good-bye
Come back again beloved.
Come back to Sorrento or I must die.”

Ḷng tôi bùi ngùi xúc động và như có một động lực nào đang hối thúc, giục gĩa tôi hăy trở về cố hương. Mặc dù nơi ấy bây giờ đă đổi thay nhưng với tôi vẫn c̣n, tôi c̣n đó…

Quê hương ơi, tôi sẽ trở về, tôi phải trở về một lần để t́m lại vầng trăng khuya năm ấy, vầng trăng kỷ niệm của anh và tôi. Vầng trăng mờ nhạt, mong manh, huyền bí từng soi đường dẫn lối cho những bước chân buồn rời ră của hai đứa lang thang suốt đêm dài đầy nước mắt.

Tôi sẽ trở về để thăm lại người anh thương mến đang yên giấc miên trường dưới vầng trăng khuya nơi quê cũ.

Vi Vân.

*Sau năm 1995 nhà cầm quyền Cộng Sản đă đập bỏ cầu Tham Tướng và lấp bằng khúc sông đó để xây cất, mở rộng thành phố. Một di tích lịch sử đă có trên 200 năm bị xóa mất vĩnh viễn.
** Giọt Buồn Không Tên – Anh Bằng.



 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm