Những bài viết của Bất Khuất

Tập Truyện Thuyền Đời  
Passage to Freedom
Thuyền Đời - Đêm vẫn đen Audio
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Thuyền Đời - Cuộc đời Audio
Thuyền Đời - Con thuyền Audio
Thuyền Đời - Xuân quê hương Audio
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long  
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Khi người tù trở về
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  - Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

LẦN ĐẦU NHẬP TRẬN


( Gởi các bạn đồng khóa 57 Rừng Núi Śnh Lầy )

Sau 6 tháng thụ huấn quân sự ( không tính thời gian hơn 4 tháng tham gia công tác CTCT tại các Tiểu Khu thuộc Quân Khu 2 ) trong môi trường nắng gió Nha Trang tại quân trường Đồng Đế; những ai chọn về Biệt Động Quân lại tiếp tục chịu đựng chông gai thêm 42 ngày Rừng Núi Śnh Lầy, trong "Ḷ Luyện Thép" Dục Mỹ. Có thể gọi đây là khóa huấn luyện bổ túc, nhằm mục đích nâng cao thể lực; tăng cường sức chịu đựng, cũng như trang bị thêm kiến thức và khả năng cần thiết cho một người trung đội trưởng, trong việc áp dụng kỹ thuật tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân.

Vừa xong khóa huấn luyện là chúng tôi được đưa ngay vào môi trường thực tế, qua h́nh thức gọi là "Thực Tập", cũng có nghĩa là Quan Sát. Nhưng chiến trường không phải là quân trường, tức đánh giặc trên sa bàn, mà là đối đầu với địch quân ngoài thực tế! V́ vậy, sau khi chào đón chúng tôi tại Bộ Chỉ Huy/ Hành Quân của ông, Trung Tá Nguyễn Văn Thiệt, Liên Đoàn Trưởng/ Liên Đoàn 42 BĐQ/Chiến Thuật; người có danh hiệu truyền tin là Tử Thần, đă không ngần ngại nói thẳng "... Nơi đây là vùng giao tranh! Cho nên, tuy gọi là thực tập, nhưng các anh sẽ chính thức nhập trận! Mỗi đại đội tác chiến sẽ nhận 2 anh. Mọi người sẽ có cơ hội chiến đấu. Chỉ như vậy mới tích lũy được kinh nghiệm chiến trường...".

Sau đó, bằng những lời ngắn gọn, ông đi ngay vào thông tin mới nhứt về trận chiến, rồi cho lệnh phân bổ nhân sự về các tiểu đoàn. Thời gian từ lúc chúng tôi tập họp tŕnh diện, cho tới khi ông bắt tay từ giă kéo dài không tới 30 phút! Trung tá Thiệt là người- trong một buổi lễ gắn huy chương 5 năm trước đó- đă trả lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là ông đang "tu thân", khi vị Tổng Tư Lệnh hỏi về danh hiệu Tử Thần của ông.

Từ xă Ba Chúc, chúng tôi lên "cua sắt" M113 vượt cánh đồng lúa sạ mênh mông nước, trực chỉ vào Núi Dài. Tháng 10! Mùa nước nổi. Nước mênh mông, ngút ngàn; điểm xuyết bằng những chấm xanh của lúa sạ vươn ḿnh, loi ngoi, như muốn trêu ngươi "hà bá". Nước đầy đồng, trải dài ngút tầm mắt, như đang từng phút "xâm lăng" cả một vùng thôn quê của vùng châu thổ. Nh́n nét mộc mạc, nhưng đẹp như tranh vẽ của "ánh nắng nồng nàn hôn mây, nước" và ngắm cảnh hùng vĩ của dăy Thất Sơn chưa bao lâu, th́ chúng tôi đă đến chân núi Dài.

Chiến trận đây rồi! Con đường lên núi không c̣n mang vẻ đẹp như trong sách vở hay tranh ảnh đă miêu tả. Trước mắt chúng tôi không c̣n "đường lên thiên thai", mà là lối xuôi dần xuống địa ngục! Băi đổ quân đằng đằng mùi tử khí với thương binh nằm, ngồi ngay bên cạnh những lớp poncho gói xác bê bết máu. Quang cảnh càng thêm ảm đạm, thê lương khi từ trên núi có nhiều thương binh khập khiễng lần từng bước đi xuống con dốc trơn ướt. Trên người họ bông, băng cá nhân vẫn chưa khô máu.

Những chiến sĩ đă hy sinh, trở thành "đ̣n bánh tét" cuốn bằng poncho, lủng lẳng trên vai đồng đội, hoặc lao công đào binh đang phụ tải thương. Đó đây, vết máu vương văi ngay trên lối đi và trên vách đá càng làm cho quang cảnh dọc đường thêm màu...u ám. Thỉnh thoảng vài viên đạn 57 ly không giựt của địch bắn trật mục tiêu, xẹt ngang rồi cắm thẳng xuống ruộng nước dưới chân núi. Trong bối cảnh của cuộc chiến đang sôi nổi, thiên đàng là đường đi xuống, địa ngục là lối dẫn lên trên.

Việc phân phối nhân sự được thực hiện ngay tại băi đổ quân, nên quanh co mất gần cả tiếng, Nguyễn Trung Thành và tôi mới được hướng dẫn tới nơi đóng quân của Đại Đội 1/TĐ 93 BĐQ/ Biên Pḥng, là đơn vị đang làm nổ lực chính để tấn công chốt địch. Tiếp đón hai đứa chúng tôi là Thiếu Úy Nho, người vừa nắm quyền đại đội trưởng. Sau khi sơ lược t́nh h́nh, anh kéo chúng tôi đến một hốc đá; để tận mắt quan sát chiến trường, cách chúng tôi chừng 40 thước về phía trên dốc. Nơi đó là cao độ 400, cũng là nơi núi rừng đă trở thành b́nh địa sau hơn một tháng bị đạn pháo đôi bên tàn phá.

Không thể phân biệt những thứ ǵ đang trải nền trên diện tích đă bị san bằng. Đất, đá, vỏ cây, thân gỗ mục; cùng mảnh vụn của áo quần và của những thứ lỉnh kỉnh khác, đều trộn lẫn vào nhau, tạo thành một quang cảnh nực nồng mùi tử khí. Tiếng chát chúa của đạn chạm vào đá, tiếng nổ gịn của các loại súng; cùng h́nh ảnh lúp xúp, lăng xăng của những bóng dáng ẩn hiện sau màn khói, tạo thành một khúc phim thật sống động. Chỉ tay vào một dăy đá kếch xù, ngạo nghễ cắt ngang đường tiến quân của lính Mũ Nâu, Thiếu Úy Nho nghiến răng: "Cái chốt này rất khó nuốt. Cả 4 đại đội thay nhau xa luân chiến hơn 2 tuần nay, mà vẫn chưa hạ được!.."

Thiếu Úy Nho không đề cập tới thời gian BCH/ Biệt Động Quân vùng 4 đă điều động 4 tiểu đoàn của Liên Đoàn 42 BĐQ/Chiến Thuật, vào vùng ngay sau khi Trung Đoàn 101 của địch từ bên đất Campuchia bất ngờ vượt kinh Vĩnh Tế; tấn công một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Châu Đốc, rồi chiếm đóng các cứ điểm then chốt trên núi Dài. Lúc đó là cuối tháng 8/1973. Cuộc vây hăm và tiêu diệt địch được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Văn Thiệt, với sự phối hợp của Địa Phương Quân Tiểu Khu Châu Đốc trong vai tṛ vai tṛ tuần tiểu và giữ an ninh lănh thổ, để Biệt Động Quân rảnh tay thanh toán mục tiêu.

Tuy bị cô lập và đă có thiệt hại đáng kể về nhân mạng cũng như vũ khí, địch vẫn c̣n khả năng kháng cự khá mănh liệt; đặc biệt là giữ vững cái chốt chiến lược tại cao độ 400 với dàn pḥng không 12ly8, cối 82 ly, trung liên RPD và đại bác không giựt 57 ly đặt quanh cao điểm 540. Cuộc tiến công của LĐ 42 BĐQ/CT khựng lại khi gặp phải chốt địch tại cao điểm 400 này.

Chướng ngại vật thiên nhiên tại nơi đó là dăy đá có bề mặt phẳng lỳ; mang h́nh dáng của một con heo khổng lồ nằm ngang, với chiều cao khoảng hơn 10 mét; đủ để che khuất tầm nh́n qua yên ngựa phía sau, nơi có con đường độc đạo dẫn lên đỉnh của núi Dài. "Con Heo" đá này chẳng khác ǵ chiếc răng hàm khổng lồ, bị sâu đục khoét ngay chính giữa. Chốt của địch, với quân số khoảng một trung đội, ngày đêm cố thủ tại những chỗ bị "sâu" khoét đó! Từ trên đỉnh núi Dài, địch cắm tiêu khẩu RPD và súng pḥng không vào hai bên sườn của "Con Heo", cho nên chúng thường xuyên trực xạ khi thấy có bóng người của phe ta lấp ló hay di chuyển.

"Con Heo đá" quả rất khó thanh toán. Khinh binh chui được vào trong th́ phải luồn, lách rồi t́m cách trèo lên trên các mô đá khác mới lên được tới các chỗ "sâu răng" tức các điểm pḥng ngự trên mặt phẳng cũng là nơi cao nhứt của dăy đá. Đánh ban ngày th́ khi vào được bên trong cũng sẽ vất vả ngay phút đầu v́ không quen mắt khi từ ngoài sáng vào trong hang tối. Đột kích đêm th́ người dẫn đầu cũng phải ḍ dẫm từng bước, để ghi nhớ vị trí cố thủ của địch trước khi tấn công.

Dồn quân để tấp vào mục tiêu th́ bị hỏa lực địch khống chế ngay lập tức, bởi lính phải chạy ṿng qua hai bên bên sườn, rồi mới len được vào các ngơ ngách. Chỉ việc chạy ṿng qua eo của khối đá cũng đă như chạy đua với tử thần, v́ như vậy anh em đă phải đưa người cho địch từ trên ṿm núi phía sau, dùng RPD và súng pḥng không "làm gỏi"; trước khi anh em t́m được khe, hang, hốc, để xâm nhập. V́ vậy, t ổn thất của ĐĐ1/TĐ 93 BĐQ đă lên khá cao sau những ngày trực chiến.

Lần này, Thiếu Úy Nho cho đại đội rải tuyến dựa theo địa thế của khoảng trống trước "Con Heo", với một trung đội án ngữ bên phía tây bắc và một trung đội áp sát chân tường đá, đào hố ngay tại chỗ để tránh thủ pháo từ trên thả xuống. Đây sẽ là thành phần xung kích khi cần. C̣n trung đội chúng tôi dàn tuyến nối theo bạn, rồi kéo dài qua triền dốc phía đông nam, vừa bảo vệ ban chỉ huy đại đội, vừa canh chừng thung lũng phía chính đông, nơi có một rừng cây um tùm mọc trên địa thế toàn dốc đứng.

Như vậy, ta không có lối an toàn để tiến xa hơn, mà địch cũng không thể t́m được cách di chuyển nào khác. Muốn thoát thân, địch phải bung tuyến chạy bừa vào vị trí của BĐQ nếu không muốn theo thủy lộ, hay tuột dốc của thung lũng mà chạy xuống núi. Nhưng nếu như thế, là chúng sẽ làm mồi cho Claymore và lựu đạn, hoặc bị thành phần c̣n lại của TĐ93 BĐQ, hay của các tiểu đoàn BĐQ lẫn ĐPQ đang tiếp ứng ở tuyến sau và dưới chân núi tóm gọn.

Địch chỉ c̣n cách cố thủ. Trung Đoàn 101 thuộc Công Trường 1 CSBV, đă tính sai khi đánh úp căn cứ ĐPQ trên núi Dài và càng không ngờ là lực lượng Biệt Động Quân tại Vùng 4 CT đă lập tức được huy động ngay lập tức, để ngăn chặn và tái chiếm những vị trí quan trọng trên Núi Dài này. Sau gần hai tháng bị bao vây, địch chỉ c̣n bêta dù để thay cho lựu đạn. Tầm sát hại của bêta dù không đáng kể! Nó chỉ có hiệu quả khi phá hầm lúc nổ ngay trên đầu. Do đó, chiến sĩ Mũ Nâu khi lên tới cao điểm 400 cho dù chưa hạ được "Con Heo", nhưng vẫn an toàn dàn quân tại triền dốc cạnh mục tiêu, đồng thời bám sâu tại các hốc đá, ngay dưới chốt địch để dưỡng quân và tùy theo t́nh h́nh mà tấn công ban ngày, hay đánh chốt ban đêm...

Sau hai ngày phi pháo thay nhau dập không ngừng vào vị trí của địch. Đêm thứ ba, Thiếu Úy Nho cho trung đội tiên phong sẵn sàng, chờ hỏa châu soi sáng để định hướng trước khi tấn công. Khi ánh sáng vừa tắt ngấm, th́ từng tổ ba người đột nhập vào phía sau khối đá để tiến vào bên trong. Lập tức, toàn bộ vũ khí cộng đồng của địch nổ súng vào những nơi chúng đă chọn để ngăn chặn sự xâm nhập của BĐQ. Đạn tung tóe trên vách đá, cày xước trên mặt đất, nhưng toán xung kích của ta đă lọt được vào bên trong. Thành phần c̣n lại dạt qua phía chúng tôi và trám tuyến ngay lập tức để tiếp viện và tải thương khi cần.

Không có cách nào leo lên tấn công trực diện, v́ khối đá trơn tru không thể bám víu. Nó trông giống như loại đá tảng ở Định Quán, ngay sát quốc lộ 20, trên đường lên Bảo Lộc và Đà Lạt. Khóm đá có h́nh dạng như chiếc nón sắt của hiệp sĩ thời Trung Cổ bên Âu Châu đó và khối tường đá trên núi Dài này, có lẽ là cùng loại basalt phún thạch; với mặt trước không một vết nứt, c̣n phía sau th́ ngơ ngách tứ bề, do các tảng đá chồng chéo lên nhau...

Máu đổ mỗi ngày sau những lần tấn công ráo riết. Lính thay nhau luồn, lách, xung phong. Địch quyết liệt đáp trả. Cuộc đụng độ xảy ra ngay dưới chân "Con Heo" và trong hang núi. Tiếng lanh lảnh, chát chúa, của súng liên thanh ḥa vào tiếng nổ tức ngực của thủ pháo và lựu đạn; tạo thành mớ âm thanh hỗn độn, rền rĩ, nhức tai, muốn rách cả màng nhĩ, như thể đă được khuếch đại hết công sức khi dội vào tường đá. Bài học và những màn thực tập trong quân trường, so với thực tế quả thật khác nhau một trời một vực!...

Mấy ngày vừa qua, tôi và Nguyễn Trung Thành được phân phối về hai trung đội khác nhau. Đêm nay, chúng tôi về lại chỗ Thiếu Úy Nho để nghe anh bàn kế hoạch tấn công với các trung đội trưởng. Thiếu Úy Nho cho biết sẽ có Hỏa Long tiếp tay trong đêm và biện pháp "nạo cái răng sâu" được Tiểu Đoàn chấp thuận. Có nghĩa là đại đội sẽ cho áp dụng một kiểu phối hợp tấn công đă từng được một toán Mike Force của Lực Lượng Đặc Biệt áp dụng trong trận đánh tại hang Châu Kem bên Núi Cấm 4 năm về trước.

"...Trung đội súng nặng sẽ gom mọi thứ vật dụng để làm một mũi tên lửa. Đầu mũi tên sẽ chỉ ngay vào cái chốt trên kia. Hỏa Long sẽ khai hỏa ngay khi ḿnh tưới xăng và đốt lửa chỉ điểm. Tôi chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với Hỏa Long để hướng dẫn và điều chỉnh..."

Đêm hun hút tối. Núi rừng im bặt âm thanh. "Con Heo đá" bây giờ là một dáng lù lù mang màu đen thẫm. Chúng tôi hồi hộp chờ lệnh châm lửa để chỉ điểm cho Hỏa Long khai hỏa. Nhưng vào phút cuối, Thiếu Úy Nho lại tập họp các trung đội trưởng để nhận lệnh mới. Lấy bóng tối làm ngụy trang, từng bóng người lướt nhanh về tuyến sau. Nhân ảnh của họ chập chờn như ma quái! Khi trở lại tuyến dàn quân, người Trung Sĩ trung đội trưởng th́ thào với tôi:
- Chỉ là thay đổi thành phần xung kích và bỏ luôn việc đốt "mũi tên lửa". Ḿnh sẽ "tấp" (*) tụi nó sau khi dứt Hỏa Long và pháo binh. Chuẩn úy qua hố bên kia. Có động tịnh ǵ, cứ xài lựu đạn. Đừng bắn! Lựu đạn chắc ăn hơn!

Tôi gật đầu, lạng qua bên sườn núi. Trong chiếc hố đôi đă có một khinh binh. Anh nh́n tôi rồi chong mắt vào bóng tối bên hông "Con Heo" và phía dưới thung lũng. Không bao lâu sau đó, một loạt hỏa châu phựt cháy ngay trên mục tiêu tại cao điểm 400, tức chếch sau lưng chúng tôi. "Con Heo đá " bây giờ đang trở thành "con heo quay". Từ trên cao nh́n xuống không thể không nhận ra những chỗ "sâu răng", tức ổ kháng cự của địch trên mặt khối đá.

Mấy ngọn "đèn cầy" vừa tắt là Hỏa Long nhập trận ngay lập tức. Chiếc phi cơ vơ trang di chuyển như một bóng ma trên nền trời đặc quánh một màu đen. Không thể nhận biết "Con Rồng Lửa" đang ở đâu. Từng chùm đạn lửa lướt xuống mục tiêu, tạo thành những ṿng cầu đẹp mắt trong không gian tăm tối. Đạn tung tóe trên vách đá, cày xước trên mặt đất. Tiếng nổ chát chúa vang dội cả một vùng núi đă vào đêm.

Xen lẫn vào "tiếng ḅ rống" của đại liên 6 ṇng ( Minigun ) và những "vũ khúc trong đêm" của đạn lửa Hỏa Long, là từng tràng "hú họa" của pḥng không địch bắn cầu may vào vùng tối mỗi khi thấy chùm đạn lửa. Toàn bộ vũ khí cộng đồng của địch từ trên cao điểm 540 đồng loạt nổ súng vào những nơi chúng đă tiên liệu, nhằm ngăn chặn sự tấn công của BĐQ. Khi Hỏa Long vừa rời vùng, đạn cối của BĐQ cùng với pháo binh diện địa đồng loạt tập trung rót vào vùng yên ngựa và các vị trí đặt súng cộng đồng của địch quanh đỉnh 540.

Cuộc tấn công được thực hiện bên sườn núi phía đông nam. Một đại đội đă lên tăng cường và lập tuyến pḥng thủ mới bên sườn trái, tức phía tây bắc của "Con Heo" để ngăn chặn sự phản công, tiếp viện hoặc đột kích bất ngờ của địch từ trên yên ngựa tràn xuống, hay từ hướng thung lũng đột nhập lên. Thiếu Úy Nho lập tức ra lệnh cho các toán xung kích của ĐĐ 1 vọt nhanh ra phía sau "Con Heo" để tiến vào bên trong. Như vậy, cả đại đội dốc toàn lực tấn công thay v́ xé nhỏ. Tiểu đoàn tiên liệu không sai! Chỉ chừng vài phút, sau khi Thiếu Úy Nho cho lệnh tấn công, th́ bên phía bắc súng nổ rân trời. Địch bất thần đánh úp để làm giảm áp lực bên sườn đông nam, tức phía Đại Đội 1 chúng tôi đang đánh lên chốt, hay họ đang thăm ḍ tuyến dàn quân bên hướng đó chăng?

Tiếng chân di chuyển của đơn vị tăng cường từ phía sau lên tuyến trên đă mang nhịp độ khẩn cấp, khác với sự dè dặt so với hơn nửa tiếng trước đây. Ngoái nh́n qua vai, tôi nhận ra đă có thêm nhiều bóng người cặp sát chân dăy đá, rồi lần lượt biến mất ở phía sau. Cùng lúc đó là một số khinh binh bị thương được d́u, đỡ, khiêng ṿng trở lại. Ngần ấy hoạt cảnh diễn ra trong tiếng nổ liên hồi của súng địch nhắm vào những bóng đen đang tiến, thoái từng chập. Từ bên hố chỉ huy, vang lên một tiếng gọi. Ngay lập tức, người lính kế bên tôi đứng bật dậy. Anh vừa nhảy lên khỏi mặt hố, vừa nói nhanh:
- Ông cứ ở đây. Bọn tui phụ anh em một tay.

Anh ta rạp người ôm súng phóng nhanh vào bóng tối bên sườn núi. Vài nhân dáng quanh tôi cũng lúp xúp phóng theo. Tại tuyến pḥng thủ của chúng tôi, hố đôi bây giờ đă thành hố đơn. Tôi c̣n đang hồi hộp vừa nh́n xuống màn đen dưới vực, vừa ngoái nh́n qua vai, theo dơi cuộc tấn công bên khối "Con Heo", th́ có tiếng nói khẽ từ phía sau lưng:
- Chuẩn úy cứ bám tại đây. Có động tịnh ǵ, cứ việc quăng lựu đạn xuống.
Tôi gật đầu, người trung sĩ đang nắm quyền trung đội trưởng, chỉ tay xuống bụi lùm dưới sườn núi, nói tiếp:
- Chỉ cần giữ mặt này thôi. Phía bên kia có tụi này lo!

Anh nói xong là lao đi biệt dạng. Cuộc tấn công vẫn mang mức độ khẩn thiết như lúc mới bắt đầu. Một lát sau, trong ánh sáng nhá nhem của đạn nổ, tôi thoáng thấy có vài bóng người trường về phía tôi. Một người vừa lao nhanh xuống hố đă nói ngay:
- Thiếu úy Nho kêu chuẩn úy về lại hố khi năy. Chỗ này để tụi tui.

Tôi bật dậy phóng nhanh về phía sau. Vừa nhảy vào chiếc hố ở tuyến xuất phát là đă thấy thằng bạn ngồi sẵn. Thành "ṛm" nói nhanh, mắt vẫn hướng về phía trước:
- Có lệnh đổi quân. Tiểu Đoàn 93 đă xong nhiệm vụ. Tiểu đoàn khác đang lên thay thế. Tao với mày theo Thiếu Úy Nho xuống núi sau khi ổng bàn giao chỗ này xong...

Trong đêm về sáng, con đường xuống núi lại nhập nḥe từng ánh lửa của đạn 57ly xẹt qua, rồi tắt ngấm sau những tiếng nổ khô khốc, khi cắm xuống ruộng nước dưới chân núi. Mọi người âm thầm di chuyển. Kẻ lên, người xuống đều im lặng. Trong ánh sáng nhá nhem của vài ngọn "đèn cầy" được thắp hú họa đó đây, bóng người đi xuống và kẻ đi lên ḥa lẫn vào nhau thành những ảnh chập chờn, lung linh trên vách đá.

Rời khỏi cao điểm 400 cũng có nghĩa là đối với Thành và tôi cùng với 6 bạn c̣n lại đă bớt phần "ngộp thở". Nhiệm vụ của TĐ 93 BĐQ sẽ là giữ an ninh và tuần tiễu dưới chân núi trong khi chờ đợi bổ sung quân số và tiếp liệu. Do đó, chúng tôi có dịp quây quần với các đại đội trưởng, để hỏi han về mọi thứ trên đời của một người lính tác chiến, đặc biệt là những ǵ có liên quan tới trách nhiệm của một trung đội trường.

Hai tuần sống trong môi trường ngập ngụa tử khí tại tuyến đầu, tuy chưa hẳn đă gom được kinh nghiệm chiến đấu v́ chưa thật sự "giỡn mặt với Tử Thần"; nhưng thời gian theo chân ĐĐ1/ TĐ 93 BĐQ là những cơ hội thật "đáng đồng tiền bát gạo", với những lần cùng khinh binh mạo hiểm tiến sát chân khối đá tảng; trám tuyến, giữ an ninh và lập đầu cầu cho từng toán cảm tử đột nhập vào những hang, khe, hốc đá, hay phụ tải thương hoặc canh ngày, gác đêm với anh em.
Hăy c̣n một lần thực tập tại vùng 2 Chiến Thuật, để làm quen với chiến trường trên rừng núi của cao nguyên trước khi đáo nhậm đơn vị. Chưa biết mai này sẽ ra sao, nhưng dấu ấn binh đao đang dần dà đậm nét trong tôi cho dù chỉ mới lần đầu nhập trận.

HUY VĂN ( HUỲNH VĂN CỦA )

( Để nhớ Thất Sơn nói chung. Núi Dài nói riêng và mùa lụt vùng châu thổ năm 1973 )
(*) "Tấp" = Tapis/ Tới tấp. Đánh tới tấp. Tấn công một cách quyết liệt, xả láng.

 

 

 


VĂN CHƯƠNG

2022-2023
2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Nụ cười đầu năm  
Luận về nghệ thuật lănh đạo  
Lá cờ vàng ba sọc đỏ 
Nhìn lại cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953  
T́nh h́nh Việt Nam sau Hiệp Định Geneve  
Những trang sử hào hùng của HQ/QLVNCH  
CSVN hứa hẹn nhân quyền... 
Âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa của TC  
Bài viết hay về nước Mỹ  
Đại Tá Võ Văn Xét - Thân phụ BK Vơ Khắc Hiệp 33  
Chuyện "THẦN B̉BOUL"
Ông già Noël mắt một mí
Christmas in the communist re-education camp
Không món quà nào hơn
Kẻ đào ngủ
Quốc Học
Tưởng nhớ Việt Dũng
Bài thánh ca buồn  
Những mảnh đời trên một chuyến "Xe Đ̣"  
Mùi áo lính  
Ngàn đời nhớ anh  
Kư ức vùng Hỏa Tuyến  
Ba vị đại tá VNCH là những nhạc sĩ tên tuổi  
Mầy c̣n nhớ không?  
Tiếng Việt ḿnh ngộ quá!  
Về thăm cố hương  
SEAL của Mỹ bắt giữ thủ lĩnh hàng đầu của Hamas 
Một thoáng mùa thu về trên xứ Huế  
Con người thực Anthony Fauci
Một giọt dầu loang  
Sau khi chết, chúng ta về đâu?  
Giỗ cho 300000 quân sĩ đă chết trong chiến cuộc VN
Phút cuối Tân Lâm  
Lễ viếng mộ 81 tử sĩ Nhảy Dù  
Người Nhật/Người Lào & Người Việt  
Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh  
Sự thật về lực lượng Hamas  
Người việt nam hèn hạ  
Giết cho đủ chỉ tiêu!  
Một nét chữ, một đời người 
Chàng lính binh nh́ bị khiển trách v́ giày bẩn  
Lần đầu nhập trận  
Nói tiếng Anh kiểu này...

Những món nợ phải trả  
Cờ Vàng 3 sọc đỏ - Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc Việt  
Hồng nhan  
Cô Lành về Quảng Nam 
Những người 50-80 tuổi nên đọc  
Những mùa Trung Thu  
Đường vào Học Viện Không Quân Hoa Kỳ 
Mỹ vào VN ‘lần hai’ và các bài học cho hôm nay  
Việt kiều mới ở xứ người  
Trả lời câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH  
QLVNCH  1968 - 1975 
Hỏng rồi tiếng nước tôi!  
Dốt hay nói chữ
Tiến tŕnh bầu cử tại Hoa Kỳ  
Những ngày tháng cũ  
Người hùng chỉ huy trận chiến Long Tân vừa qua đời 
Thảo tím  
Lại nước mắm  
Ngu như lợn  
Long Tân Day  
Kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam  
Tưởng nhớ Anh Vân - Quách Tố Vương  
Gửi trứng cho ác  
Hoàng Ngọ 
Số phận nào cho kẻ thua trận?  
Nghệ thuật chôn sống 
Lữ Đoàn III Nhảy Dù Quảng Trị năm 1972  
Để thấy vợ ḿnh dễ thương hơn nhiều..  
Trường xưa

Đường chiến binh  
Nhà khoa học gốc Việt được vinh danh...  
Giấc mộnh kinh hoàng  
Nhạc sĩ Từ Cộng Phụng  
Thư số 141a gửi ngư2i ơlính QĐNDVN 
Đêm truy điệu  
Bà già Ba Tri  
Một đời Kỵ Binh, hiên ngang, lẫm liệt  
Sự ra đời của ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ 
Thương tiếc một bác sĩ quân y  
Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh ở Melbourne, Úc,,, 
Câu Chuyện Về Jacky Ly  
Nhớ lại một ngày vui  
Người ta đi lính mang lon  
Đắng cay của một người tù  
Để thấy thương vợ nhà hơn  
Cuối cuộc hành tŕnh 
Áo học tṛ và áo trận
Câu chuyện ngày xưa
Đừng bao giờ...
Những âm thanh tuổi thơ
Vài nét về QLVNCH và ngày Quân Lực 19/6
Tháng sáu trời mưa
Thanh Tâm Tuyền, giữa ḷng cuộc đời
Người lính Mỹ nay ở đâu?  
Giọt hạnh phúc trong đáy ly!  
Đói !
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong ở thủ đô Mỹ
Nhân lễ Chiến Sĩ Trận Vong Mỹ, nhớ....
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong,’ tưởng nhớ chiến sĩ VNCH
Nói phét!
Thuyền đắm giữa khơi
Khi sa cơ mới biết ai là bạn...! 
Quốc hội TB Florida ban hành Nghị Quyết Vinh Danh..  
Nhật Bản trong tôi
 
Tôi viết cho anh - Người "Chiến sĩ áo đen VNCH"  
50th Anniversary of the Vietnam War
 
Quân Đội Úc trong chiến tranh VN  
Bản án tử h́nh
Ḍng sông, ḍng đời  
Một thành phố mất tên  
30 Tháng Tư, lời xin lỗi muộn màng  
Tuẫn tiết 
Những kẻ xa quê
Hồi đó tụi mày ở đâu?  
Quên sao được ngày 30 tháng 4 – 1975  
Giờ phút cuối cùng của đồi Tăng Nhơn Phú  
Ca hát với ma 
Gă bất cần 
Những thống khổ bi hùng  
Những h́nh ảnh không in ra được  
Thầy đồ 
Truyện về lính - Tự truyện của một phi công  
40 năm t́m bạn
Một mối đau chung, nhiều lối nh́n khác biệt!  
Trường Sa tháng 4 năm 1975  
Ngày Quân Đoàn I “tan hàng”  
Thảm họa di tản từ Miền Trung Tháng Ba 1975  
Người lính năm xưa  
Tướng VNCH tù trên 17 năm  
Hai lá thư 
Tiểu sử Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù 
Huynh đệ chi binh
An Dương  
H́nh ảnh một buổi chiều  
Mẹ! Hiền phụ của ông Bảo!  
Nhà già... chào mi!  
Tôi là người nước nào?  
Giờ phút …hấp hối cuả 1 thành phố  
Chuyện xưa đến nay vẫn đúng  
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Quỳnh Giao  
Trên đồi gió  
Con nhà nghèo trở thành hàn lâm kỹ thuật Mỹ  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Đồi xưa, núi cũ  
Đoạn đường kỷ niệm thời thơ ấu  
Người điệp viên giỏi nhất của VNCH & CIA  
Cái nh́n mới về VNCH
Cơn ác mộng  
Chặng đường quê hương  
Máu đào nước lă  
Những quả ổi cuối mùa  
Đời đi dạy tại Canada  
Tiếng Việt Sài G̣n cũ  
Tác giả 'Dư âm' qua đời ở tuổi 95
Giận cá chém thớt hay giận thớt chém cá ?  
Chế Lan Viên Gato!  
Thắp nhang sao mà vẫn căm thù người chết  
Để tang cho sách  
Đồi Charlie: Người đi, linh hồn ở lại  
Mẹ Việt Nam 
Trước thềm xuân hoà b́nh
Cái áo của thầy tôi  
Hiệp định Paris 1973 - 2023 - 50 Năm nỗi đau...  
Trầm Tử Thiện - Người chép sử lư vong...  
Mâu thuẫn quân sự và chính trị Mỹ về cuộc chiến VN  
Tử sĩ Hoàng Sa  
Hương vị ngày xuân  
Nhớ lại cái tết năm xưa  
Bài viết dành cho kẻ mở miệng là tiếng “Ba que”
Mùa xuân hạnh ngộ
Sài G̣n của tôi
Viết về một người bạn vừa nằm xuống
Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh  
Xuân về, nhớ Quê Hương  
Đời đi dạy  
Hãy để Cha sống những ngày cuối cùng ...  
Trạng Quỳnh và loại dân khí thấp kém 
Khi vợ vắng nhà  
Kết quả bầu cử tiểu bang Victoria, Úc  
Thạch Lam  
Người chị cao cả Phạm Thị Thàng  
Tâm sự của một Việt kiều
Gánh hoàng hoa  
Chiếc huy hiệu hoa sen trên đại lộ kinh hoàng  
Hồi c vngười Cha btù  
Tiếng Anh dm!  
Nằm chơi  
Chứng nhân một sự kiện lịch sử  
Ngộ đạo đất trời  
Xứ khỉ khọn
Sài G̣n thoáng nhớ  
Ông già đạp xích lô  
Chuộc lương tâm  
Đất nước lạ lùng  
Những giọt mưa trên vùng đất khô cằn  
Chân dung văn nghệ sĩ Việt...  
Sài G̣n của tôi sẽ trở lại…  
Ông già bán trứng  
Melbourne: Kỷ niệm Chiến Thắng Long Tân  
Câu chuyện ngày xưa  
Chiếc Rolex ân nghĩa
Giở trang nhật kư, nhớ về bạn xưa  
Nén hương ḷng  
Đám Cưới …chi lạ  
Bông lúa cúi đầu  
Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến VN  
Ngày vui khó quên
Cộng sản là thế đấy!  
Nhiễm Virus Corona 2019 
GS Nguyễn Ngọc Huy & Lm Cao Văn Luận tiết lộ...  
Xao ḷng bởi một từ "Em"  
Hiệp định Genève (20-7-1954)  
Mơ ước b́nh thường  
Phi công Việt là anh hùng nước Pháp  
Viết cho người sắp ra đi...  
Đôi lời về Cung Tiến Nhạc Sĩ hay Kinh Tế Gia ?  
Môt chuyến đi Hawaii  
Vinh danh người vợ tù chính trị VNCH tại Little Saigon

Cái miệng  
Phá thai là giết người 
Cha tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Những người năm cũ 
Ngày tự phụ  
Màu mắt hoàng hôn  
Paris có ǵ lạ không em?  
Không quên người chiến sĩ QLVNCH  
Tản mạn Huế
Nước mắt chiều xuân  
Nước mắt giữa Trùng Dương 
Cuộc đời & sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông 
Người tù kiệt xuất  
Câu chuyện về một lá thư  
Ra biển gọi thầm 
Nỗi buồn ngày 30 tháng tư  
Tháng Tư....  
Bài ca của người du tử  
Lời sau cùng nói với tuổi trẻ  
Quên sao được ngày 30 tháng 4 – 1975  
Hai người lính Dù  
Văn Học miền Nam tự do 1954-1975 
Xe tăng Nga làm được ǵ ?

Giă từ vũ khí  
Giờ phút cuối cùng  
Văn Quang, người vừa khuất nẻo Sài G̣n...  
Những tấm chân t́nh 
An Lộc & Ukraine chiến trường lịch sử 
Hải quân Ukraine chiến đấu  
Trông gịng sông Vị
Ngày xa Đà Nẵng  
Chuyện của một cựu binh Mỹ gốc Việt  
Kư hiệu học và "lơ là lơ láo"  
V́ sao chiếc áo cần có 5 cúc ?
Duyên phận và mệnh số  
Thu, hát cho người và giai thoại  
Thương về Ukraine  
Liên hội BĐQ Texas mừng xuân Nhâm Dần 2022  
Đời lính  
Vinh quang trên chiến hào  
Sự thành công của người Việt tị nạn  
Một chuyến công tác Cam Ranh  
Lá đại kỳ An Lộc  
Chém chết một người là kẻ sát nhân  
Chuyện xưa của tôi và bạn bè kbc 4100  
Sứ mệnh văn hóa  
Thư số 124a gởi NLQĐNDVN  
"Người vợ" là một vĩ nhân
Tết với TPB VNCH và mong ước tuổi xế chiều
Khó quên cái Tết năm nào  
Xuân Sang- Xuân Sến 
Năm Cọp nói chuyện… Bia 
Đêm xuân trên vùng biển chết 
Thương chùm Hoa Khế  
Tôi đậu bằng … lái xe !
Về ca khúc "gái xuân"  
Thức tỉnh  
Tử sĩ Hoàng Sa  
Hồi kư trận hải chiến Hoàng Xa  
Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam  
26 truyện thật ngắn  
Tuổi già viễn xứ  
Nguồn gốc của cách nói “nam tả nữ hữu”  
Chiến dịch B́nh Tây  
Trận hải chiến giữa HQ VNCH và HQ Trung Cộng  
Truy lùng cục miền Nam trên lănh thổ Kampuchia
10 địa danh nổi tiếng trong âm nhạc miền Nam  
Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH  
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Một Thoáng “AT ... TEN”